1. Giới thiệu về tác giả Cù Huy Cận đầy đủ nhất:
Nhà thơ Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận. Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Ân Phú, huyện Vũ Quang). Huy Cận năng nổ tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…
Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới Việt Nam.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
– Trước cách mạng tháng Tám: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
– Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982).
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui mừng khôn xiết trước cuộc sống mới, đất nước mới, sự thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca thời bấy giờ.
Nhà thơ Huy Cận đã có một chuyến đi dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, từ chuyến đi ấy, hồn thơ theo đó bừng tỉnh, nảy nở và tràn đầy cảm hứng với thiên nhiên đất nước, công việc và niềm vui trong cuộc sống mới.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong bối cảnh ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958).
3. Thể thơ của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ bảy chữ, đặc trưng của thể Thơ mới.
Có thể nói, nhà thơ Huy Cận đã nổ một phát súng đầu tiên cho phong trào “Thơ mới” thông qua việc sáng tác tác phẩm này. Thơ mới là cách gọi đặc trưng của khuynh hướng sáng tác thơ phi cổ điển, dòng thơ chịu ảnh hưởng của các quy tắc tu từ, âm hưởng của thơ ca hiện đại phương Tây. Thơ mới ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu cấp thiết hiện đại hóa thơ ca truyền thống trước đây.
Âm hưởng của bài thơ mang tiết tấu tươi vui, khỏe khoắn, khẩn trương khiến cho khung cảnh lao động trở nên nhộn nhịp, náo nức tới kì lạ.
– Cách gieo vần kết hợp với thể thơ bảy chữ tạo tiết tấu, âm hưởng rộn rã.
– Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng.
– Vần trắc xen lẫn vẫn bằng, vần liền xen lẫn vần cách, vừa tạo nên sức dội, sức mạnh, vừa tạo rav sự bay bổng làm nên âm hưởng sôi nổi, phơi phới, giàu sức sống.
trở thành một hiện tượng trong khu vực của các nhà văn châu Á.
4. Bố cục bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
Gồm 3 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá khi ra khơi.
Phần 2. Tiếp theo đến “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên đang lênh đênh trên biển
Phần 3. Phần còn lại: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về bờ.
5. Ý nghĩa bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
Bài thơ được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958). Nhan đề bài thơ gợi ra nhiều ý nghĩa đặc sắc. Trước hết, ta có thể xác định được hình ảnh trung tâm trong bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá. Đầu tiên, đoàn thuyền không chỉ một con thuyền mà là rất nhiều con thuyền cùng nhau ra khơi, đây làm công việc lao động quen thuộc với cuộc sống của họ – nghê “đánh cá” ngoài khơi. Qua hình ảnh này, nhà thơ Huy Cận muốn ca ngợi sự đoàn kết của nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên Việt Nam, cũng như bộc lộ tình yêu sâu đậm với quê hương, đất nước và con người mới.
6. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
6.1. Giá trị nội dung:
Bài thơ đã tái hiện thành công vẻ đẹp trù phú của quê hương đất nước cùng với đó là cuộc sống lao động hăng say của người dân trong thời kỳ xây dựng xã hội mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” không những thế, còn là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của ngư dân làng chài ven biển, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước. Bài thơ cũng thể hiện niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cảnh vật thiên nhiên và đất nước Việt Nam giàu đẹp, màu mỡ. Những hình ảnh sống động, vui tươi có ý nghĩa tạo nên sức sống mạnh mẽ của cho toàn bộ bài thơ.
6.2. Giá trị nghệ thuật:
“Đoàn Thuyền Đánh Cá” là bài thơ có sự sáng tạo, đặc biệt là trong việc tạo dựng hình ảnh thơ có sự tương quan và trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Đồng thời, bài thơ mang âm hưởng vô cùng réo rắt, hào hùng.
Lượt đầu tiên của bài thơ gần như lặp lại hoàn toàn câu cuối cùng ý thơ đầu tiên, dù chỉ với một từ duy nhất cũng đã cung cấp một cấu trúc đầu – cuối tương ứng hiệu quả, nhờ vào đó mà tạo ra sự cân bằng và hài hòa cho cả bài thơ. Cấu trúc lặp lại này cũng tựa biến thành một điệu múa uyển chuyển, giúp nhấn mạnh niềm vui của sự lao động làm giàu cho quê hương và khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn và niềm vui bình dị của những người ngư dân nơi đây.
Đặc biệt ta phải kể đến phép nhân hoá hình ảnh “Đoàn thuyền phơi nắng”. Thủ pháp này đã thể hiện thái độ hào hứng khi con người chinh phục biển cả, bầu trời và thậm chí là cả vũ trụ. Nếu ở lượt đầu tiên, mặt trời lặn có nghĩa là hoàng hôn, thì ở lượt cuối là mặt trời trên biển – một ngày mới bắt đầu – một ngày mới với nhiều kết quả công việc và tình yêu mỹ mãn. Câu thơ cuối khép lại mang ý nghĩa hiện thực và khiến người đọc liên tưởng đến một tương lai tươi sáng, huy hoàng và một niềm hi vọng mới vào cuộc sống. Một ngày mới lại bắt đầu – thành quả lao động trải dài ngàn dặm để khô – một cuộc sống mới sinh sôi và phát triển,.. mang theo đó niềm hy vọng và tinh thần lao động, hăng say chinh phục cuộc sống mới tuyệt vời.
7. Nội dung chi tiết của từng khổ thơ:
Khổ thơ 1: Cảnh ra khơi của đoàn thuyền vào mỗi buổi hoàng hôn ấm áp. Giữa lúc thiên nhiên và vạn vật nghỉ ngơi, đi vào giấc ngủ thì con người lại bắt đầu cho công cuộc lao động của mình. Dường như, những người ngư dân lao động không biết mệt mỏi, luôn vững tinh thần, dù công việc có lặp đi lặp lại nhưng không hề nhàm chán, vẫn mang đến những cảm giác phấn chấn, náo nức, say mê ở người ngư dân.
Khổ thơ số 2: Cảnh người dân lao động hăng say trong tiếng hát và tình yêu. Những câu hát vui tươi cất lên đã sưởi ấm cái màn đêm tăm tối, lạnh lẽo ngoài biển khởi, đã khơi gợi niềm phấn khởi trong con người, xua đi những khó khăn mệt mỏi, mang lại một không khí lao động vô cùng hào hùng và lãng mạn. Người dân cất cao tiếng hò, tiếng hát của bài ca lao động, như gọi mời đàn cá đến giăng lưới. Và họ vẫn hăng say trong những công việc quen thuộc, căng buồm ra khơi là công việc ngày đêm không ngừng nghỉ thể hiện sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của họ.
Khổ thơ số 3 và 4: Hình ảnh con thuyền đánh cá khi ở ngoài biển khởi, ngay dưới đêm trăng sáng, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, thi vị, nên thơ, lại cũng vừa mang sự hào hùng và mạnh mẽ. Con người không chỉ lao động bằng sức mạnh, niềm vui mà còn dựa vào lòng dũng cảm, sẵn sàng ra tận khơi xa “dò bụng bể”, đồng thời, vận đầu óc để vạch ra kế hoạch rõ ràng, tạo “thế trận lưới vây giăng” sao cho được nhiều cá, tôm. Qua đây, cũng gợi tả sự trù phú, dồi dào của thiên nhiên nước ta.
Khổ thơ số 5 + 6: sự giàu có của thiên nhiên dưới nét bút của nhà thơ Huy Cận, cụ thể là sự giàu có của các cá khác nhau, quẫy đuôi uốn lượn. Trước sự giàu có đó, người ngư dân cất cao bài ca gọi cá vào chài lưới. Qua hình ảnh này, ta thấy được những người ngư dân không chỉ săn bắt hải sản, mà họ còn thể hiện tình yêu, sự biết ơn với biển cả thiên nhiên qua việc so sánh biển cả với lòng mẹ, nuôi dưỡng bao thế hệ con người nơi đây và giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khổ thơ số 7: “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”, vừa thể hiện chuyến ra khơi bội thu của những người ngư dân, vừa khéo léo thể hiện sức mạnh của họ trong công việc kéo lưới giữa biển khơi đầy vất vả. Sau khi kéo cá về, người ngư dân thu xếp chài lưới cẩn thận và đón một ngày mới vui vẻ.
Khổ thơ số 8: Vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của người lao động được sánh ngang với thiên nhiên, con người đã dần thành công trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, họ có lòng tự tin, tinh thần hăng say lao động không ngừng nghỉ.