Nhà Trần là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Đây là triều đại được lưu danh với những chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam. Vậy Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là?
Câu hỏi:
Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là?
A.Nguyễn Bỉnh Khiêm.
B.Chu Văn An.
C.Nguyễn Đình Chiểu.
D.Lê Quý Đôn.
Đáp án đúng B.
Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời trần là Chu Văn An, ông sinh năm 1292 mất năm 1370 nổi tiếng là người cương trực, sửa mình trong sạch, Chu Văn An nhận chức Quốc tử giám tư nghiệp, dạy cho thái tử Trần Vượng học (thái tử là vua Trần Hiến Tông trong tương lai) vào đời Vua Trần Minh Tông và tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy thoái.
Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:
Nhà Trần tồn tại và phát triển 175 năm (1225 – 1400) trong lịch sử nước ta với quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long. Đây là triều đại được lưu danh với những chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam.
Nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long – kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý.
Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đảo tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Chu Văn An là một thây giáo tiêu biểu thời Trần.
Chu Văn An sinh năm 1292 mất năm 1370 tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt.
Ông là một nhà giáo, một thầy thuốc và cũng là một đại quan nhà Trần, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi Ông là Chu Văn An. Ông người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách.
Sau khi thi đậu Thái học sinh, là người chính trực nên Ông không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
Đến đời Vua Trần Minh Tông (1314-1329) Chu Văn An mới nhận chức Quốc tử giám tư nghiệp, dạy cho thái tử Trần Vượng học (thái tử là vua Trần Hiến Tông trong tương lai).
Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy thoái.