Cách dùng thảo quả khá đơn giản, chủ yếu là để làm món ăn và làm thuốc. Thảo quả nhìn chung lành tính với tất cả mọi người, tuy nhiên vẫn có một số đối tượng không nên dùng loại thảo dược này.
Thảo quả là gì?
Thảo quả là loại cây sống lâu năm, cao chừng 2,5 – 3m. Vỏ quả ngoài dày 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7 – 8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau. Bộ phận dùng là quả.
Trong loại thảo dược này có hàm lượng các chất sau rất phong phú: carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)… Cách dùng thảo quả rất đa dạng, vừa là gia vị cho nhiều món ăn, lại vừa có thể dùng làm thuốc.
Thu hái và sơ chế và bảo quản thảo quả đúng cách
Khi thu hái thảo quả, người ta lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3 – 4 ngày). Quả khô sẽ ngả màu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng.
Để bảo quản thảo quả thì trước hết khâu sơ chế phải đảm bảo chất lượng. Sau đó, người ta bọc quả trong túi nilon kín hoặc hút chân không, để nơi khô ráo thoáng mát.
Một số cách dùng thảo quả phổ biến
Phần được sử dụng của cây là quả, nhưng thật ra hạt thảo quả mới là phần có mùi hương mạnh nhất. Thế nhưng nếu không được lớp vỏ quả bao bọc, mùi hương này sẽ nhanh chóng bị biến mất. Do đó nguyên tắc trong cách dùng thảo quả là khi nào cần dùng đến mới tiến hành bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài quả. Nếu muốn mùi hương tỏa ra mạnh mẽ hơn, bạn nên đập dập hạt của thảo quả.
Thảo quả được dùng khá phổ biến, trong đó có 3 mục đích chủ yếu nhất là làm thuốc, món ăn và ngâm rượu.
Cách dùng thảo quả làm thuốc
Trong Đông y, có rất nhiều bài thuốc sử dụng thảo quả. Người ta không dùng thảo quả một cách đơn lẻ mà phải kết hợp nó với nhiều vị thuốc khác theo một tỉ lệ đã được nghiên cứu, đong đếm cụ thể và có thay đổi theo từng trường hợp bệnh. Do đó trong cách dùng thảo quả, nếu muốn chữa bệnh thì bạn cần đến gặp thầy thuốc, không nên tự ý bốc thuốc theo một số công thức có sẵn.
Xem thêm: Công dụng chữa bệnh của thảo quả
Cách dùng thảo quả làm món ăn
Thảo quả vị hơi đắng, nhưng mùi thơm vô cùng đặc biệt. Người ta có thể pha trà thảo quả hoặc dùng làm gia vị trong nhiều món ăn như gà hầm, thịt bò kho, sườn kho, phở bò… Lượng dùng thường chỉ từ 2 – 3 hạt thảo quả cho một nồi là đã đủ sức đánh thức khứu giác và vị giác của chúng ta rồi. Đây cũng là cách sử dụng phổ biến nhất của thảo quả.
Xem thêm: Các món ăn, bài thuốc có dùng thảo quả
Dùng thảo quả để ngâm rượu
Thảo quả cùng với hoa hồi là 2 nguyên liệu không thể thiếu được trong set ngâm rượu mai quế lộ. Rượu mai quế lộ ngâm thảo quả không phải là một loại rượu để chúng ta có thể nhâm nhi như rượu mơ, rượu đẳng sâm hay rượu sâu chít nhưng lại là gia vị góp phần tạo nên hương vị tuyệt vời của rất nhiều món ăn như lạp xưởng mai quế lộ, trứng muối, bánh trung thu, thịt nướng.
Ai không nên dùng thảo quả?
Thảo quả nhìn chung lành tính với tất cả mọi người, tuy nhiên phụ nữ có thai và người đang cho con bú không nên dùng thảo quả. Ngoài ra, thảo quả cũng kiêng kỵ với người không có hàn thấp, thực uất.
Nếu có nhu cầu mua thảo quả làm món ăn, bài thuốc, quý khách có thể ghé thăm Shop Rừng Vàng. Chúng tôi chuyên cung cấp thảo quả cùng nhiều dược liệu quý khác tốt cho sức khỏe như đẳng sâm, tam thất, hoa nhài khô, trà atiso… đảm bảo chất lượng và giá cả tốt nhất thị trường.
CỬA HÀNG RỪNG VÀNG
Địa chỉ: Số 35 Hoàng Đạo Thành, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện Thoại: 0971.69.31.31 – 096.318.2662
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Nguồn tham khảo bài viết Cách dùng thảo quả:
http://www.baohagiang.vn/toa-soan-ban-doc/201403/can-ngan-chan-tinh-trang-nguoi-dan-ban-mam-thao-qua-482315/
https://suckhoedoisong.vn/vi-thuoc-tu-thao-qua-n139783.html
http://afamily.vn/thao-qua-loai-thao-duoc-vua-ngon-mieng-vua-tot-cho-suc-khoe-2013081904174659.chn
https://suckhoedoisong.vn/thao-qua-tri-benh-hoi-mieng-n32529.html