Nếu có giọng hát truyền cảm nhưng không có yếu tố kỹ thuật cũng sẽ khó chạm đến trái tim của người nghe. Hiểu rõ về các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản sẽ giúp bạn thể hiện khả năng ca hát tốt hơn và dễ dàng làm chủ các ca khúc có độ khó cao. Hãy cùng SEAMI khám phá các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản ngay sau đây.
8 Kỹ Thuật Thanh Nhạc Cơ Bản
1. Lực hát
Kỹ thuật thanh nhạc cơ bản đầu tiên là lực hát. Bạn cần luyện tập hơi thở, hít sâu rồi thở ra. Luyện tập đều đặn sẽ giúp cho phổi được giãn nở tốt hơn và có khả năng chứa nhiều hơi hơn. Khi cơ hoành khỏe hơn sẽ tạo điều kiện cho lực đẩy mạnh hơn, âm thanh càng to. Muốn âm thanh vang rõ thì bạn cần giúp âm thanh cộng hưởng bằng cách đưa âm thanh về các khoảng trống bên trong cơ thể bao gồm khoang miệng, cổ họng.
Hướng dẫn cách tập: Miệng ngậm lại rồi tạo ra âm thanh “um” để cảm nhận âm thanh gom trước mũi, trán. Sau đó, bạn đẩy hơi mạnh dần giúp âm thanh to hơn. Khi cảm được vị trí của khoảng vang thì bạn tạo âm “uhm-ma” cao dần, dùng hơi mạnh hơn và thả lỏng các vùng ngực, vai, cổ.
2. Rung ngân (Vibrato)
Với kỹ thuật thanh nhạc cơ bản này, bạn sẽ hát một nốt rồi ngân dài ra sau đó thay đổi cao độ lên xuống quanh nốt, nhờ vào đó các cơ ở cổ họng sẽ ghi nhớ được cách thức di chuyển lên xuống. Cao độ biến đổi có thể ảnh hưởng bởi lực đẩy cơ hoành và hơi từ phổi. Hơi từ cơ hoành đẩy càng tốt thì rung giọng sẽ càng nhẹ nhàng.
Hướng dẫn cách tập: Bạn hát chữ “a” ngân dài rồi sau đó ngân xuống thấp thành “à” rồi chuyển sang “a”, “à”, “a”, “à”. Một lần chỉ hát một nốt rồi ngân dài chứ không hát thành nhiều chữ a.
3. Cảm xúc (Feeling)
Cảm xúc thông thường đến từ bên trong nhưng người hát lúc thể hiện sẽ để ý nhiều đến cao độ, tiết tấu, lời bài hát mà quên đi cách biểu đạt cảm xúc.
Hướng dẫn cách tập: Trước lúc hát, bạn cần suy nghĩ về ca khúc sắp sửa trình bày, ý nghĩa của từng ca từ và cố gắng biểu đạt bài hát. Cảm xúc nghe có vẻ khá đơn giản nhưng cần nhiều thời gian luyện tập.
4. Sắc thái (Nuance)
Về cơ bản, sắc thái không chỉ là kỹ thuật thanh nhạc cơ bản mà đúng hơn là cách tư duy và tinh tế khi thể hiện bài hát. Sắc thái là cách hát từ, cụm từ, câu hát với độ mạnh nhẹ phù hợp. Sắc thái có thể thay đổi lực hát có khi mạnh mẽ, khi nhẹ nhàng, khi lại nhanh, có khi lại kéo nốt dài để thể hiện sự xót xa hay trông chờ.
Hướng dẫn cách tập: Lấy một câu hát và cố gắng thể hiện bằng nhiều cảm xúc khác nhau.
5. Breathy voice (Giọng nhiều hơi)
Tập nói giống giọng “sexy” để thành thói quen rồi khi hát cố gắng đẩy hơi nhiều hơn nhằm tạo ra âm thanh đầy đặn hơn. Việc đẩy hơi sẽ làm thanh đới làm việc nhiều, vì vậy bạn chỉ nên tập thành nhiều lần trong ngày khoảng 10 phút trên lần. Đừng cố gắng luyện tập suốt 3-5 tiếng sẽ dễ bị khàn giọng, tắt tiếng.
Hướng dẫn cách tập: Hãy nói chuyện rồi phà hơi thật nhiều vào, vài tháng sau giọng sẽ đầy hơi hơn rất nhiều.
6. Blues note hay Worried note (Nốt nhạc buồn)
Kỹ thuật thanh nhạc bắt nguồn từ dòng nhạc Blues. Nốt Blues được hát hoặc chơi khác so với cao độ đúng của nó để thể hiện cảm xúc. Thay đổi cao độ của nốt Blues đặc trưng bởi một nửa cung hoặc một phần tư cung tùy thuộc vào cách hát hoặc thể loại nhạc. Blues note có một hay vài nốt lơ lửng giữa những nốt chính và các nốt này hát thấp hơn chút kết hợp cùng kỹ thuật bẻ cong nốt (Bent note).
Hướng dẫn cách tập: Bạn có thể thử tìm và nghe các bản nhạc Blues thời kỳ đầu rồi luyện tập các câu hát và nốt theo bản nhạc. Nhạc Blues phải hát hơi phô một chút nhưng nhất định phải phô đúng nốt Blues.
7. Bent note (Bẻ cong nốt)
Bẻ cong nốt là kỹ thuật thanh nhạc cơ bản đặc trưng trong dòng nhạc Blues và giờ đây được xem là kỹ thuật phổ biến trong nhạc Pop, R&B và Soul. Kỹ thuật là hát một nốt và đẩy cao độ cao dần lên. Khi thể hiện ca khúc, ca sĩ kết hợp kỹ thuật bẻ cong cùng kỹ thuật luyến đơn nhiều nốt tạo ra các câu hát đặc sắc.
Hướng dẫn cách tập: Bắt đầu hát một chữ “na” rồi bẻ nốt, không đi lên hẳn cao độ khác mà thay đổi chậm dần dần cao độ từng chút. Kỹ thuật tương đối khó nhưng khi thể hiện bạn có thể cảm nhận được đúng chất buồn.
8. Melisma (Luyến láy nhiều nốt)
Kỹ thuật luyến láy không dễ nhưng chỉ cần chăm chỉ tập luyện theo âm giai ngũ cung (pentatonic scale) hay âm giai Blues (blues scale) và bắt chước ca sĩ hát rồi phiêu dần theo là được.
Hướng dẫn cách tập: Dùng piano hoặc phần mềm đánh các nốt C, D, E, G, A rồi hát đi các nốt này thật nhuần nhuyễn và ghi nhớ cao độ rồi kết hợp cùng kỹ thuật bent note hay blues note giúp đa dạng câu hát. Một khi đã hát tốt những nốt đó, bạn có thể tạo câu riêng và thay đổi thứ tự nốt.
Hy vọng các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi mới bắt đầu làm quen. Bạn có thể luyện tập hát tại nhà nhưng nhờ có sự hướng dẫn của giáo viên, bạn sẽ nắm bắt được các kỹ thuật trong thời gian ngắn và thành công thực hiện ca khúc khó. Tại SEAMI có khóa học thanh nhạc cùng đội ngũ giảng viên dày dặn chuyên môn sẽ cùng đồng hành với các học viên, mang đến cho bạn môi trường luyện tập tốt nhất. Liên hệ hotline (028)7.30.30.369 để được tư vấn cụ thể.
Sưu tầm và biên soạn: Trương Thà