Quá trình ra đời và phát triển của CHDCND Triều Tiên

Quá trình ra đời và phát triển của CHDCND Triều Tiên

Nhân 70 năm thành lập CHDCND Triều Tiên, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử ra đời và phát triển của quốc gia có nhiều nét đặc biệt này.

Tháp Chủ thể (Juche) ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: TROVER

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một quốc gia có dân số khoảng 25 triệu người, nằm ở nửa phía bắc của bán đảo Triều Tiên/Hàn Quốc, giữa Biển Nhật Bản và Hoàng Hải. Được thành lập vào năm 1948, sau khi Mỹ và Liên Xô giành quyền kiểm soát đối với bán đảo này sau Thế chiến 2. Triều Tiên là một nước khá khép kín. Trong các năm gần đây, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã tạo ra áp lực cho nền hòa bình khu vực và thế giới.

Năm 1910, Nhật Bản chính thức sáp nhập bán đảo Triều Tiên/Hàn Quốc mà Nhật Bản đã chiếm đóng 5 năm trước sau cuộc chiến tranh Nga-Nhật. Trong 35 năm tiếp theo, dưới sự cai trị của Nhật Bản, đất nước này đã trải qua một quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa kiểu thực dân. Sau khi Nhật Bản thua trận vào năm 1945, Mỹ và Liên Xô chia Bán đảo Triều Tiên/Hàn Quốc làm 2 khu vực ảnh hưởng dọc theo vĩ tuyến 38. Tháng 5-1948, nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) ra đời ở Seoul, do Li Sung-man (Lý Thừa Vãn) đứng đầu. Vào ngày 9-9-1948, nhà nước non trẻ CHDCND Triều Tiên ra đời dưới sự hỗ trợ của Liên Xô ở Bình Nhưỡng. Ông Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), một chỉ huy du kích kháng Nhật, trở thành Thủ tướng đầu tiên của Triều Tiên.

Tham Khảo Thêm:  [Hỏi Đáp] Du lịch Singapore có cần visa không?

Do cả chính quyền Kim Il-sung và Li Sung-man đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ bán đảo Triều Tiên/Hàn Quốc nên căng thẳng nhanh chóng gia tăng giữa hai miền. Năm 1950, chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc nổ ra. Trong cuộc chiến này, Mỹ đứng về phía Hàn Quốc. Mỹ chỉ huy một lực lượng quân sự LHQ đông khoảng 340.000 người để đẩy lui quân Triều Tiên khỏi lãnh thổ Hàn Quốc. Triều Tiên nhận được sự hậu thuẫn của Liên Xô. Riêng Trung Quốc đã gửi quân tình nguyện đến Triều Tiên chiến đấu chống lại quân Hàn Quốc và quân LHQ. Sau 3 năm chiến đấu máu lửa với thương vong dân thường và quân sự lên tới hơn 2,5 triệu người, hai phe ký thỏa thuận đình chiến để tạm thời kết thúc Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 7-1953. Một khu phi quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt với độ rộng khoảng 4km được thiết lập dọc theo vĩ tuyến 38.

Sau khi Chiến tranh Triều Tiên tạm kết thúc, Kim Il-sung xây dựng Triều Tiên theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa “Chủ thể” (Juche). Nhà nước Triều Tiên kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế, tập thể hóa đất nông nghiệp và xác lập chế độ công hữu. Đất nước Triều Tiên dưới thời ông Kim Il-sung và các thế hệ lãnh đạo tiếp theo khá khép kín. Thông tin về nhà nước Triều Tiên thường hiếm hoi so với nhiều nhà nước láng giềng. Việc đi lại của người dân Triều Tiên ra nước ngoài cũng hạn chế. Thành phần dân chúng Triều Tiên về cơ bản vẫn chủ yếu là người Triều Tiên thuần khiết, chỉ có một số lượng nhỏ người Hoa.

Tham Khảo Thêm:  Du học Úc được làm thêm bao nhiêu giờ?

Trong giai đoạn đầu sau chiến tranh, nhờ sự đầu tư mạnh vào ngành mỏ, sản xuất thép và các công nghiệp nặng, nền kinh tế quân sự và dân sự của Triều Tiên vượt trội hơn hẳn so với Hàn Quốc. Được Liên Xô hậu thuẫn, ông Kim Il-sung đã xây dựng quân đội Triều Tiên trở thành một trong các lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, vào thập niên 1980, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển mạnh trong khi kinh tế Triều Tiên lâm vào khó khăn, trì trệ.

Năm 1949 ông Kim Il-sung trở thành Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên được tạo ra trên cơ sở một số đảng cộng sản trước đó ở Triều Tiên. Năm 1956, tình trạng chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc dâng cao. Trong bối cảnh ấy, ông Kim Il-sung điều chỉnh dần chính sách đối ngoại, từ chỗ thân Liên Xô sang trung lập rồi thân Trung Quốc, sau đó lại quay về độc lập hoàn toàn. Trong các năm 1956-1958, các nhân tố thân Trung Quốc và thân Liên Xô mất dần ảnh hưởng trong Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.

Năm 1966, sau khi Thủ tướng Liên Xô Kosygin thăm Bình Nhưỡng, ông Kim Il-sung công bố đường lối độc lập của Đảng Lao động Triều Tiên, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc “bình đẳng, chủ quyền, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của các đảng cộng sản và xã hội chủ nghĩa”.

Tham Khảo Thêm:  Tin tức

Từ đường lối trên, các nhà lý luận của Đảng Lao động Triều Tiên đã phát triển 4 nguyên tắc Chủ thể (Juche), được hiểu nôm na là “tự lực cánh sinh”, như sau: Tự chủ về tư tưởng, Độc lập về chính trị, Tự túc về kinh tế và Tự lực về quốc phòng.

TRUNG HIẾU (còn nữa)

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP