Vì sao năm 2023 có tới 2 tháng 2 âm lịch?

Mặc dù dương lịch (lịch Gregory) đã được áp dụng rộng rãi nhưng ảnh hưởng của lịch cổ (hay gọi là âm lịch) vẫn rất sâu rộng đối với văn hóa Việt Nam. Âm lịch được dùng xác định các ngày đầu tháng, ngày Rằm, các ngày lễ, Tết, Trung thu…

Là thành quả nghiên cứu sâu sắc, lâu dài của người xưa, lịch âm (gọi đúng là lịch âm dương vì có sử dụng cả chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời chứ không chỉ tương tác với mặt trăng), có nhiều điều huyền cơ ảo diệu và chưa thực sự dễ hiểu với “dân ngoại đạo”. Nhiều người thắc mắc tại sao lại có năm nhuận âm lịch và làm thế nào để biết tháng nhuận rơi vào tháng mấy?

Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cần nắm rõ một vài khái niệm trước, đó là điểm sóc, hoàng đạo và trung khí.

Điểm sóc: Thời điểm mà mặt trăng, mặt trời và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng nằm ở giữa và quay nửa tối về phía trái đất. Đây là thời điểm trăng non, giúp xác định ngày đầu tiên của tháng âm lịch. Khoảng cách giữa 2 điểm sóc là 29,53 ngày.

Hoàng đạo: là một khái niệm được sử dụng trong thiên văn học và chiêm tinh học để chỉ đường đi mà mặt trời di chuyển trên quỹ đạo xung quanh trái đất. Tất nhiên vì thực tế là trái đất xoay quanh mặt trời, nên nói dễ hiểu nó là một đường ảo được chia thành 12 phần bằng nhau.

Tham Khảo Thêm:  Giải mã cung Lửa. Đồng hồ hợp phong thủy dành cho người cung Lửa

Trung khí: Đơn giản là các điểm mốc chia hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, có 4 trung khí quan trọng nhất mà ai cũng nên biết là xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.

Khi nắm được những điểm này, ta đi vào câu hỏi đầu tiên: Tại sao phải có năm nhuận âm lịch?

Trước hết, lịch âm dựa vào Mặt trăng để chia tháng, mỗi tuần trăng là 1 tháng và ngày bắt đầu là ngày có thời điểm sóc. Mỗi tuần trăng dài 29,53 ngày, vậy nên để dễ tính, người ta quy ước mỗi tháng âm lịch có 29 hoặc 30 ngày. Tháng âm có 30 ngày là “tháng đủ” và tháng có 29 ngày là “tháng thiếu”.

Do 1 tháng âm trung bình dài 29,53 ngày, nên 12 tháng sẽ dài 354,36 ngày, còn kém năm dương lịch khoảng 10 ngày. Để 2 lịch không bị lệch nhau quá nhiều qua thời gian, người ta tiếp tục sử dụng phương pháp “tháng nhuận”, tức cứ 2 hoặc 3 năm/lần, sẽ có 1 năm âm lịch dài 13 tuần trăng. Năm âm lịch nhuận sẽ có tới 384-385 ngày.

Để biết năm nào là năm nhuận không khó. Người xưa đã quy ước cứ 19 năm thì có 7 năm nhuận. Các năm nhuận sẽ rơi vào năm số 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm. Để biết năm nào nhuận, cứ lấy năm dương của nó chia cho 19, ra số dư tương ứng 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 thì đó là năm nhuận.

Tham Khảo Thêm:  11/3 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ 2023

Năm 2023 chia 19 dư 9, vậy nên năm âm lịch tương ứng của nó tức Quý Mão là năm nhuận.

Tiếp theo, ta đi tìm tháng nhuận âm lịch – tức là tháng được lặp lại để năm nhuận có 13 tháng. Việc này thực ra cũng không khó, chỉ cần biết tháng nào không có trung khí thì tháng đó có thể dùng làm tháng nhuận.

Nếu trong năm có nhiều tháng âm lịch không chứa trung khí thì ta lấy tháng đầu tiên không có trung khí sau đông chí làm tháng nhuận. Tháng Giêng và tháng Chạp thì là ngoại lệ, không bao giờ nhuận. Do năm nay tháng 2 âm lịch thỏa mãn các điều kiện trên, nên theo quy ước được lặp lại làm tháng nhuận.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP