Đánh giá chức năng thận thông qua các xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện những bệnh lý ở giai đoạn sớm. Việc hiểu rõ thận có chức năng gì và những dấu hiệu bất thường liên quan đến thận là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ kịp thời.
Tìm Hiểu Vai Trò Của Thận
Thận có hình dạng giống như hạt đậu, màu nâu nhạt nằm trong ổ bụng. Trung bình mỗi quả thận nặng 170g, bề dày 3 -4 cm, với kích thước chiều dài từ 10 – 12cm, chiều ngang khoảng 5 cm.
Thận bao gồm thận trái và thận phải, nằm đối xứng nhau qua cột sống, sau phúc mạc. Bề mặt trước của thận thường nhẵn mịn và bóng, nhưng phía sau lại sần sùi, có 1 bờ lồi và 1 bờ lõm.
Thận có chức năng gì? Về chức năng của thận là một cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu. Thận đảm nhiệm vai trò lọc máu và các chất thải tồn dư trong cơ thể thông qua đường bài tiết.
Khi trong máu có quá nhiều nước dư thừa, thận sẽ hoạt động trên cơ chế thu gom lượng nước thừa này để đổ vào bàng quang và đẩy ra khỏi cơ thể nhờ vào bài tiết nước tiểu.
Ngược lại, khi trong máu có quá ít nước, thận sẽ phải tính toán để có đủ lượng nước trong máu và nước trong nước tiểu sao cho hợp lý nhất để ổn định tỷ lệ nước trong cơ thể.
Đây cũng là lý do giải thích được hiện tượng khi chúng ta uống nhiều nước thì nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong, nhưng khi chúng ta bổ sung không đủ nước thì nước tiểu có màu vàng đậm và ít hơn.
Thêm một chức năng của thận mà ít người biết đến đó chính là kích hoạt vitamin D, nhằm mục đích giải phóng ra renin là một loại hormone giúp cơ thể tăng huyết áp trong những trường hợp cần thiết.
Khi thận bị tổn thương, hay gặp vấn đề khiến chức năng bị suy yếu dẫn đến những thành phần độc hại chưa qua sàng lọc sẽ tăng cao trong máu. Về lâu dài nếu lượng chất này tích tụ quá cao sẽ gây ra những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chúng ta.
Ý Nghĩa Chức Năng Của Thận
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu cấu tạo và những chức năng của thận, chúng ta cũng có thể hiểu được thận có vai trò quan trọng đối với sự sống, chịu trách nhiệm chính trong vấn đề đào thải chất độc hại.
Một quả thận khỏe mạnh, làm việc hiệu quả sẽ giúp chất độc hại được đào thải ra cơ thể một cách nhanh chóng và đều đặn.
Nhưng khi thận bị ảnh hưởng sẽ khiến chất độc hại tích tụ ảnh hưởng đến cơ quan như hệ tiết niệu, bàng quang, tuyến tiền liệt và cả những thay đổi bên ngoài như rụng tóc, vàng da, tích nước phù thũng, gây ra bệnh lý như suy thận, viêm thận, thận hư…
Việc giữ cho thận luôn khỏe mạnh để đảm bảo chức năng thận hoạt động bình thường là một việc rất quan trọng.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên thăm khám định kỳ và làm xét nghiệm khi có vấn đề bất thường về thận để nhanh chóng điều trị bệnh liên quan tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Làm Sao Để Biết Chức Năng Thận Suy Giảm
Để nhận biết chức năng thận đang gặp vấn đề, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu bất thường của cơ thể nổi bật như sau:
Khó ngủ
Khi độc tố không được đào thải ra khỏi cơ thể và tồn tại với lượng cao trong máu do chức năng của thận suy giảm, sẽ dẫn đến tình trạng khó tiến vào giấc ngủ, và thời gian ngủ ngắn hơn.
Đối với những người bị suy thận mãn tính còn gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ khoảng từ vài giây cho đến 1 phút, sau đó lại trở về trạng thái thở bình thường nhưng kèm âm thanh khịt mũi lớn.
Cơ thể mệt mỏi
Khi thận bị suy yếu sẽ kéo theo việc chuyển đổi vitamin để để nuôi dưỡng xương chắc khoẻ kém theo, cùng với đó là lượng hormone Erythropoietin (EPO) có vai trò trong việc sản xuất tế bào hồng cầu cũng suy giảm gây ra những bất thường của cơ thể.
Một dấu hiệu nổi bật nhất là cơ thể mệt mỏi, suy nhược thường xuyên nhức đầu do thiếu hụt lượng oxy cung cấp cho các hoạt động sống của các cơ quan.
Da khô
Việc tích tụ các chất độc hại trong cơ thể quá lâu dẫn đến sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng gây ra các bệnh lý về xương và thận.
Một biểu hiện nổi bật nhất của thận gặp vấn đề là người bệnh có cảm giác ngứa da kéo dài, miệng khô. Lúc này, cần bổ sung nước cho cơ thể, nhưng nếu tình trạng kéo dài không nên tự ý dùng thuốc dị ứng mà cần đến bệnh viện làm kiểm tra chức năng thận và các xét nghiệm liên quan để phát hiện bệnh.
Có mùi hôi miệng
Việc trong máu có quá nhiều chất độc hại sẽ dẫn đến hiện tượng người bệnh có cảm giác chán ăn, mất cảm giác ngon miệng dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng những dưỡng chất cần thiết gây ra tình trạng sụt cân nhanh chóng.
Đồng thời những chất độc trong máu còn gây ra tình trạng hôi miệng và làm thay đổi mùi vị thức ăn. Đây cũng là một dấu hiệu điển hình cho thấy rất có khả năng chức năng thận của bạn đang gặp vấn đề.
Những dấu hiệu khác
Bên cạnh đó, một số biểu hiện có thể là dấu hiệu của thận gặp vấn đề như cảm thấy khó thở, huyết áp cao, đau lưng, nước tiểu có thay đổi bất thường về màu sắc và mùi vị…
Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Thận
Để đánh giá chức năng thận một cách chính xác nhất, khi có nghi ngờ người bệnh cần đến bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, thông qua các xét nghiệm chức năng thận như:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm Ure máu
- Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
- Điện giải đồ
- Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác nhau, nhưng nhìn chung đều thông qua kết quả các chỉ số chức năng thận để đánh giá tình trạng được mức độ và loại bệnh lý.
Bên cạnh đó, việc chụp X quang chẩn đoán hình ảnh kết hợp với những loại chẩn đoán khác như siêu âm cũng góp phần đem lại giá trị chẩn đoán cao, để xác định chính xác tình trạng sức khoẻ mà bệnh nhân đang gặp phải.
Vai trò của chức năng thận đối với cơ thể mỗi người là vô cùng quan trọng, góp phần duy trì sự sống ổn định và chống lại việc tích tụ những chất độc hại gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe.
Việc nhận biết dấu hiệu của thận có vấn đề và thông qua các xét nghiệm chức năng thận có là việc cần thiết để có phương án bảo vệ sức khoẻ trước những rủi ro do bệnh lý về thận gây ra.
Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.