CẤU TRÚC DA LỚP THƯỢNG BÌ (PHẦN CUỐI) – TẾ BÀO LANGERHAN, MELANOCYTE, MERKEL

CẤU TRÚC DA LỚP THƯỢNG BÌ (PHẦN CUỐI) – TẾ BÀO LANGERHAN, MELANOCYTE, MERKEL

Chào mừng các bạn đã đến với phần cuối cùng trong chuỗi kiến thức về lớp thượng bì của Twins. Trong bài viết này, Twins sẽ tập trung nói về 3 tế bào Langerhan, Melanocyte và Merkel. Từ đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề mụn viêm, sắc tố da và nhiều ứng dụng hữu ích khác liên quan.

Link bài viết 2 phần trước:

Phần 1: https://twinsskin.com/khoa-hoc-lan-da/cau-truc-da-thuong-bi-p1-te-bao-da-duoc-thay-moi-nhu-the-nao/

Phần 2: https://twinsskin.com/khoa-hoc-lan-da/cau-truc-da-lop-thuong-bi-p2-ung-dung-chuyen-sau-cua-keratinocyte/

Giờ thì chúng ta bắt đầu ngay thôi nào!

Tế bào Langerhan

Giới thiệu chung về tế bào Langerhan

Langerhan chỉ chiếm khoảng từ 2-5% tổng lượng tế bào thuộc lớp thượng bì. Khác với Keratinocyte được sinh ra ở lớp đáy, Langerhan thường “trú ngụ” ở lớp gai của da. Tế bào này được tìm thấy vào khoảng những năm 1868-1869. Bởi một nhà sinh học, bệnh lý học người Đức có tên là Paul Langerhan. Cái tên “tế bào Langerhan” cũng từ đó mà xuất hiện. Trong cơ thể của chúng ta thực chất có rất nhiều loại tế bào miễn dịch. Với những tên gọi khác nhau. Nhưng riêng ở da thì Langerhan chính là loại tế bào có tính năng miễn dịch rõ ràng hơn cả.

lớp thượng bì, Langerhan, Melanocyte và Merkel

Paul Langerhan

Nguồn ảnh: Wikipedia

Kháng nguyên và miễn dịch của da

Nói theo cách đơn giản, vì da cần được bảo vệ nên sẽ cần miễn dịch. Nhưng để diễn giải chi tiết thì chúng ta cần nhiều thông tin hơn thế. Và Twins sẽ bắt đầu với một từ thuần sinh học mang tên “kháng nguyên”. Theo đó, kháng nguyên là những yếu tố lạ gây hại như vi khuẩn, virus, nấm. Khi bắt gặp kháng nguyên, cơ thể sẽ sản sinh ra miễn dịch.

Giống như việc tiêm vacxin. Thật ra lúc đó chúng ta đang được tiêm một kháng nguyên (yếu tố gây hại) vào người. Nhưng với liều lượng đủ để cơ thể sản sinh ra kháng thể miễn dịch lại kháng nguyên đó. Và tế bào tạo kháng thể có thể ghi nhớ được loại kháng nguyên này. Lần sau nếu như gặp lại, trong khả năng của mình, tế bào kháng thể sẽ giải quyết rất nhanh. Khi kháng nguyên đó quá mạnh, kháng thể sẽ lại càng hoạt động mạnh hơn nữa. Nhưng chỉ ở một giới hạn nào đó. Vậy nên khi bạn bị bệnh, lần sau lại bị đúng bệnh đó. Một là bạn sẽ khỏi rất nhanh. Hai là bạn sẽ bị nặng hơn lần trước.

Da cũng tương tự như vậy. Khi gặp một kháng nguyên lạ, da sẽ tìm cách để chống chọi lại kháng nguyên đó. Một trong những biểu hiện của quá trình này là phản ứng viêm. Không chỉ đơn thuần là những nốt mụn viêm, mụn mủ. Phản ứng viêm còn bao gồm cả tình trạng nóng, ngứa, đỏ, rát, sưng trên da. Khi bạn bị kích ứng hay dị ứng với mỹ phẩm, đó cũng là phản ứng viêm.

Phản ứng viêm trên da

Phân loại

Phản ứng viêm được chia thành hai loại chính như sau:

  • Viêm cấp: bất ngờ tấn công trong thời gian ngắn. Ví dụ như những loại mụn mủ xuất hiện và biến mất trong vòng vài ngày.
  • Viêm mãn tính: phức tạp hơn, âm thầm tích tụ trong thời gian dài sau đó phản ứng ra bên ngoài. Ví dụ như khi chúng ta sử dụng kem trộn chứa corticoid hay nặn mụn quá nhiều lần trên cùng một chỗ. Bạn sẽ thấy vùng da đó có những mao mạch, tia đỏ li ti.

Diễn biến

Cơ thể hay làn da của chúng ta sẽ có 3 tuyến phòng thủ chính:

  • 2 tuyến phòng vệ đầu tiên thuộc về hệ miễn dịch tự nhiên của da (miễn dịch không đặc hiệu). Đây là hệ miễn dịch không có trí nhớ.
  • Tuyến phòng vệ thứ 3 thuộc về hệ miễn dịch đặc hiệu với sự tham gia của những tế bào đặc hiệu.

Nhìn từ bên ngoài, mụn viêm chỉ đơn giản là nổi lên trên bề mặt da. Nhưng bạn biết không? Đằng sau chúng là một “cuộc chiến” thực sự. Giữa những tế bào thuộc hệ miễn dịch của da và vi khuẩn mụn. Twins sẽ thuật lại trận chiến gay go này cho bạn ngay đây.

Tham Khảo Thêm:  Con Đồi Mồi Biển Là Gì? Sống Ở Đâu, Ăn Gì, Tình Trạng Bảo Tồn
Tại tuyến phòng thủ thứ 2

Khi vi khuẩn gây mụn C.acnes (P.acnes) tăng sinh quá đà. Chúng có thể vượt qua tuyến phòng thủ đầu tiên. Sau đó rơi xuống gặp hàng phòng tuyến thứ 2. Nhưng mà lúc này Langerhan vẫn chưa trực tiếp “ra tay”. Mà sẽ sai bạch cầu đa nhân trung tính đến để “đánh nhau” với C.acnes. Kết thúc trận chiến, bạch cầu đa nhân trung tính thường sẽ già hoặc chết đi trở thành tế bào mủ. Và đó chính là hiện tượng mủ trên những nốt mụn đấy! Các tế bào mủ này sẽ là dấu hiệu để kích thích tuyến phòng thủ thứ 3. Hoặc nếu C.acnes nhiều quá, bạch cầu đa nhân trung tính giết không hết. Chúng sẽ lọt xuống tuyến phòng thủ thứ 3 để tiếp tục gây hại.

Langerhan, Melanocyte và Merkel, bạch cầu đa nhân trung tính

Nguồn ảnh: Health Việt Nam

Tại tuyến phòng thủ thứ 3

Khi đó, tế bào miễn dịch Langerhan sẽ chính thức ra tay với vai trò là một đại thực bào. Làm nhiệm vụ thực bào, bạn có thể hiểu đơn giản là “cá lớn nuốt cá bé” vậy đó. Tế bào Langerhan là tế bào lớn sẽ “ăn” các tế bào gây hại cho da. Chính xác là ăn tế bào mủ để dọn sạch bãi chiến trường. Hiện tượng nốt mủ khô đi có thể là do quá trình này. Và Langerhan cũng sẽ ăn luôn những loại vi khuẩn C.acnes lọt xuống tuyến phòng thủ thứ 3 này.

Langerhan, Melanocyte và Merkel, thực bào

Nguồn ảnh: Loga.vn

Xong nhiệm vụ thực bào, Langerhan sẽ không ở yên tại lớp gai nữa. Mà di chuyển xuống theo con đường bạch huyết gặp tế bào Lympho T để trình diện kháng nguyên. Lympho T là một tế bào đặc hiệu miễn dịch. Đó cũng là lý do vì sao tuyến phòng thủ thứ 3 được gọi là hệ miễn dịch đặc hiệu.

Vậy trình diện kháng nguyên là gì? Bạn có thể tưởng tượng là Langerhan bắt giặc giao đến cho tướng quân Lympho T và hỏi phải xử lý thế nào vậy đó. Lúc này Lympho T sẽ bắt đầu nhận dạng xem đây là yếu tố gây hại nào. Quá trình này được gọi là nhận dạng kháng nguyên. Nhận dạng xong, Lympho T sẽ bắt đầu tập hợp “binh đoàn tinh nhuệ” của mình để tiêu diệt kháng nguyên đó. Binh đoàn này chính là những tế bào con của Lympho T với rất nhiều loại.

Các loại tế bào Lympho T
  • Tế bào T độc (Cytotoxic T cells): tiêu diệt kháng nguyên ngay lập tức mà không cần thông qua thêm bất cứ giai đoạn nào.
  • Tế bào T hỗ trợ (Helper T cells): cần phải liên kết với những tế bào miễn dịch khác. Sau đó mới tổ chức phản ứng phòng vệ để đánh nhau và tiêu diệt kháng nguyên đó.
  • Tế bào T điều hòa (Regulatory T cells): nếu phản ứng viêm xảy ra quá mạnh, tế bào này sẽ can ngăn để quá trình này diễn ra một cách vừa phải. Vì thật ra phản ứng viêm vẫn có mặt tốt là miễn dịch cho chúng ta. Nhưng mặt xấu là gây ra tình trạng mụn mủ, mụn viêm, ngứa rát xấu xí trên da.
  • Tế bào tiêu diệt tự nhiên T (Natural killer T cells – NKT): tương tự như tế bào T độc. Nhưng cần trải qua một vài phản ứng nữa mới tạo ra kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên đó.
  • Tế bào nhớ (Memory T cells): có khả năng ghi nhớ kháng nguyên. Lần sau nếu gặp lại, một là tế bào này sẽ tiêu diệt rất nhanh, hai là tình trạng viêm sẽ lại càng trầm trọng hơn nữa. Ví dụ thực tế từ những nốt mụn viêm trên da. Nếu mụn viêm cứ tiếp tục tái đi tái lại trên vùng da cũ, tình trạng viêm của bạn đang có chuyển biến xấu đi và rất có thể sẽ để lại sẹo rỗ trên da. Do đó bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Không nên để mụn cứ thay nhau nổi lên trên cùng một chỗ. Để làm được điều này, bạn cần đặc biệt lưu ý đến bước làm sạch. Không để da bị bí tắc tạo cơ hội cho vi khuẩn kỵ khí C.acnes phát triển quá mạnh.

Ứng dụng

Từ những kiến thức liên quan đến hệ miễn dịch của da, Twins rút ra một số ứng dụng quan trọng sau:

Kiểm tra hệ miễn dịch da nếu mụn chữa mãi không khỏi

Đầu tiên, nếu bạn bị tình trạng mụn mủ, mụn viêm, mụn nang rất lâu. Đã thử mọi cách từ uống thuốc theo bác sĩ da liễu, dùng các loại dược – mỹ phẩm mà vẫn không khỏi. Bạn có thể cân nhắc phương án đến bệnh viện để thử máu. Kiểm tra hệ bạch huyết hay tế bào Lympho T của mình. Vì nếu vấn đề xuất phát từ đây thì chắc chắn hệ miễn dịch da của các bạn sẽ bị ảnh hưởng. Dẫn đến việc mụn chữa mãi không khỏi.

Tham Khảo Thêm:  Lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết khâu ở môi

Nguồn ảnh: Pinterest

Phản ứng viêm tức thời

Một số bạn hay gặp phải tình trạng: Sau khi thoa một sản phẩm, da trở nên đỏ lên kèm theo ngứa rát, châm chích. Lúc này bạn đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh quan sát. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong vài tiếng đồng hồ rồi hết. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tiếp sản phẩm đó. Vì khi gặp một yếu tố lạ, làn da đang nghi ngờ đây là tác nhân gây hại (kháng nguyên) và xảy ra phản ứng viêm tức thời. Sau khi nhận diện xong, nếu thấy đó không phải là yếu tố gây hại. Da sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại vì như Twins đã nói. Hệ miễn dịch tự nhiên không có trí nhớ. Nếu lần sau gặp lại, hệ miễn dịch này sẽ lại xóa sạch ký ức. Và lại gây ra phản ứng viêm tức thời. Lời khuyên cho bạn ở đây là: Nếu sản phẩm đó hiệu quả, bạn có thể tiếp tục dùng và thêm vào bước dưỡng trước đó để da bớt nhạy cảm hơn. Còn nếu vừa đỏ mà lại không có hiệu quả thì chúng ta có thể chuyển sang dùng sản phẩm khác. Không cần phải để da chịu đựng vô ích nữa.

Trong trường hợp phản ứng này diễn ra trong vài ngày không hết. Bạn nên dừng sử dụng sản phẩm đó lại. Vì có khả năng cao bạn đã không phù hợp với sản phẩm đó rồi. Nếu cứ cố tiếp tục dùng, hệ phòng tuyến thứ 3 có thể bị kích thích. Lúc này, phản ứng viêm trên da sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn lưu ý nhé!

Rủi ro khi tự ý nặn mụn

Thêm một vấn đề Twins cần phải cảnh báo đó là việc bạn hay tự ý nặn mụn. Nếu bạn không biết cách nặn hoặc không đảm bảo vệ sinh da tay, dụng cụ nặn. Vi khuẩn C.ances có thể lọt sâu xuống dưới và dễ dàng kích hoạt các tuyến phòng vệ sâu hơn nữa. Làm cho phản ứng viêm lại càng diễn ra mạnh mẽ. Đó cũng là lý do vì sao nhiều bạn càng nặn mụn thì mặt lại càng be bét.

Quy trình điều trị mụn

Tiếp theo là ứng dụng trong các hoạt chất điều trị mụn. Đa phần bản chất của những chất này là để tiêu diệt vi khuẩn. Bởi khi vi khuẩn được tiêu diệt càng sớm. Các tuyến phòng thủ của da sẽ càng ít bị kích hoạt và ít xảy ra phản ứng viêm. Do đó nếu thấy nốt mụn có tình trạng viêm nhẹ như sưng đỏ lên, bạn cần cố gắng xử lý chúng thật sớm.

Chính vì thế, một quy trình điều trị mụn hiệu quả luôn cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Như AHA, BHA giảm tình trạng sừng hóa cổ nang lông. Benzoyl Peroxide để tiêu diệt vi khuẩn. Niacinamide giúp củng cố hàng rào bảo vệ da. Chứ không có một sản phẩm nào có thể trị hết mụn cả. Nếu có thì chỉ có thể là kem trộn, với corticoid kháng viêm cực mạnh. Nhưng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch cũng như các phản ứng viêm trên da. Và chắc chắn sẽ để lại những hậu quả khó lường về sau. Vậy nên hãy cứ cẩn thận. Đảm bảo quy trình trị mụn với các bước hỗ trợ lẫn nhau một cách hợp lý. Bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng và bền vững.

Tế bào sắc tố Melanocytes

Tiếp theo là Twins sẽ nói về tế bào Melanocytes – tham gia vào việc tạo sắc tố cho da, quyết định màu mắt và cả màu lông, tóc của chúng ta. Có lẽ cái tên Melanocyte sẽ không quen thuộc với các bạn bằng Melanin đúng không? Nhưng Melanocyte lại chính là tế bào mẹ sinh ra các sắc tố Melanin đấy!

Quá trình tạo sắc tố cho da

Diễn biến của quá trình này như sau: Melanocytes nằm ở lớp đáy của thượng bì cùng các tế bào Keratinocytes nhưng với số lượng ít. Sau đó, bởi một tác động nào đó ví dụ như mụn, tổn thương, da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Lúc này, các amino acid Tyrosine của Melanocyte sẽ bị kích thích bởi men Tyrosinase. Trải qua rất nhiều phản ứng hóa học như hình bên dưới để cuối cùng cho ra 2 loại Melanin với đặc điểm như sau:

  • Pheomelanin: có màu từ vàng đến đỏ
  • Eumelanin: có màu từ nâu đến đen
Tham Khảo Thêm:  Serum là gì? Tác dụng của serum và các loại serum đối với từng vấn đề da

Langerhan, Melanocyte và Merkel, melanin

Nguồn ảnh: Pinterest

Khoa học đã chứng minh, thật ra cơ thể chúng ta đều có lượng tế bào Melanocytes ngang ngửa nhau. Điểm khác biệt ở đây là về lượng Melanin và loại Melanin ở mỗi người. Đặc biệt là đối với Eumelanin. Vì vậy, làn da có nhiều Eumelanin thì sẽ sậm màu và tối hơn so với làn da có ít Eumelanin.

Sau khi các Melanin được tổng hợp, chúng sẽ được đựng trong một chiếc túi tên là Melanosome. Melanosome sẽ đi xuyên biểu bì để gặp tế bào Keratinocyte. Và giải phóng sắc tố “nhuộm” những tế bào sừng của da. Từ đó tạo ra màu sắc cho da.

Nguồn Thanh Niên

Ứng dụng

Melanin không đáng ghét như một số bạn vẫn nghĩ

Rất nhiều bạn đều ao ước mình có được làn da trắng của người châu Âu. Tuy nhiên, làn da người châu Âu có một khuyết điểm là rất dễ bị nám, tàn nhang, đồi mồi. Có thể là vì lượng Melanin trong da của họ được sản sinh ra ít hơn so với những sắc tộc khác. Điều quan trọng Twins muốn nhấn mạnh ở đây là. Những bạn có làn da bánh mật một tí đừng vì thế mà chán ghét làn da của mình hay ghét Melanin. Vì Melanin là một nhân tố chống nắng tự nhiên cực kỳ tốt cho da. Nếu không có hay bị rối loạn Melanin, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch biến, bạch tạng và thậm chí là ung thư da rất cao.

Và đừng bao giờ bất chấp mọi thứ để làm trắng da bạn nhé! Nếu các bạn cố tình làm cho lượng Melanin trong da được sản sinh ít đi tới mức không thuận với tự nhiên thì sẽ gây hại cho da đấy. Cũng vì vậy, khi các bạn hỏi có Twins có sản phẩm nào làm trắng da không, Twins phải trả lời thật lòng là không. Twins chỉ có những sản phẩm làm sáng da (Brightening). Giúp ức chế lượng Melanin vừa phải và phù hợp với mã gen của bạn. Bởi việc dùng mọi cách để làm trắng sẽ gây ra cho bạn những hậu quả khó lường về sau. Rất nguy hiểm đấy bạn ạ.

À nhân tiện thì loại kem làm sáng da mà Twins vừa nhắc đến là đây: https://twinsskin.com/san-pham/bright-advanced-cream-kem-duong-sang-da-cai-thien-lao-hoa/. Bạn nào muốn dưỡng da sáng mịn, đều màu một cách an toàn thì không nên bỏ qua nhé!

Nguồn ảnh: Pinterest

Vấn đề tóc bạc sớm

Ngoài ra, Melanocyte trong nang lông còn quyết định cả màu tóc của chúng ta. Khi già đi, lượng Melanocyte giảm xuống vì vậy cũng sản sinh ít Melanin hơn. Làm chúng ta bắt đầu có tóc bạc. Những bạn mặc dù còn rất trẻ nhưng xuất hiện nhiều tóc bạc. Đó có thể là do tế bào Melanocyte trong nang lông của bạn có vấn đề. Các bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và nhận được lời khuyên chính xác nhé!

Tế bào Merkel

Đây là tế bào được phát hiện vào năm 1800 bởi Friedrich Merkel, một nhà giải phẫu học người Đức.

Friedrich Merkel

Nguồn ảnh: Wikipedia

Tế bào Merkel nằm rải rác ở lớp đáy và chiếm khoảng 0,2-5% số tế bào thượng bì. Điểm đặc biệt của Merkel chính là việc tế bào này nối với các dây thần kinh. Khi da chạm vào một thứ gì đó, tế bào Merkel sẽ gửi tín hiệu qua các dây thần kinh lên não. Não sẽ phản hồi và cho chúng ta cảm giác về sự va chạm đó. Đến giờ người ta vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về tế bào này. Nếu có thêm thông tin, Twins sẽ cập nhật ngay cho các bạn nè.

Langerhan, Melanocyte và Merkel

Nguồn ảnh: Pinterest

Đến những dòng cuối cùng này, Twins xin chúc mừng cho nỗ lực học hỏi kiến thức từ bạn. Nắm vững lý thuyết, giờ chỉ cần áp dụng đúng vào thực tế, bạn sẽ có một làn da đẹp bền vững. Twins tin chắc là như vậy.

Kết thúc phần thượng bì ở đây. Hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về làn da. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết kỳ sau.

Chúc bạn luôn hạnh phúc và xinh đẹp!

Bài viết thuộc quyền sở hữu của Twins Skin. Vui lòng không copy dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép từ Twins Skin.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP