Tăng xông máu – căn bệnh nguy hiểm đáng báo động

Tăng xông máu – căn bệnh nguy hiểm đáng báo động

Tăng xông máu là tình trạng bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ mắc đáng báo động, chủ yếu ở người cao tuổi và có xu hướng tăng ở người trưởng thành. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn những thông tin về tăng xông – các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa.

Tăng xông máu - căn bệnh nguy hiểm đáng báo động 1

Tăng xông máu là bệnh gì?

Tăng xông khá phổ biến và thường phát triển trong vài năm. Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong khi căn bệnh này âm thầm gây tổn thương lên mạch máu và một số cơ quan như não, tim, mắt, thận. Lâu dài, việc tăng áp lực máu lên thành mạch có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.

Các nguyên nhân tăng xông

Theo nguyên nhân, tăng xông được chia làm 2 loại nguyên phát và thứ phát.

Tăng xông nguyên phát

Tăng xông nguyên phát, hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thiết yếu, là loại tăng xông diễn biến dần theo thời gian nhưng không xác định rõ nguyên nhân. Một số yếu tố được cho là có thể mang vai trò nhất định trong việc huyết áp từ từ tăng lên. Các yếu tố đó là:

  • Di truyền: Khi gia đình bạn có tiền sử tăng xông, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng xông cao hơn những người bình thường khác.
  • Sự thay đổi về thể chất: Sự thay đổi bất thường và đột ngột các cơ quan, ví dụ như suy giảm chức năng thận, có thể làm đảo lộn trật tự cân bằng tự nhiên trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề, trong đó có tăng xông.
  • Môi trường: Lối sống không lành mạnh có thể gây tác động xấu cho cơ thể của bạn. Chế độ ăn uống kém khoa học sẽ dẫn đến các vấn đề về cân nặng như thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ tăng xông.

Tăng xông thứ phát

Tăng xông thứ phát có tốc độ diễn biến nhanh và mức độ trầm trọng hơn tăng xông nguyên phát. Tăng xông thứ phát có thể do các nguyên nhân sau:

  • Các bệnh lý về thận.
  • Vấn đề với tuyến giáp, tuyến thượng thận, một số khối u nội tiết.
  • Triệu chứng khó thở khi ngủ.
  • Các dị tật tim bẩm sinh.
  • Các tác dụng phụ, tương tác thuốc.
  • Sử dụng ma túy, lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Tham Khảo Thêm:  Bảng giá bơm ga máy lạnh R32, R22, R410a tại TPHCM

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tăng xông

Tăng xông có nhiều yếu tố nguy cơ. Dưới đây là một số yếu tố điển hình:

  • Tuổi tác, giới tính: Tăng xông phổ biến ở tuổi 65 trở đi, nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Không hoạt động thể chất, kém vận động.
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu.
  • Ăn mặn, ít Kali.
  • Căng thẳng, stress.
  • Bệnh mãn tính.
  • Mang thai (tăng xông thai kỳ).

Triệu chứng khi bị tăng xông

Triệu chứng khi bị tăng xông 1
Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu là những triệu chứng thường gặp của tăng xông

Tăng xông là một tình trạng bệnh lý diễn ra âm thầm. Người bệnh có thể sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm trước bệnh thực sự trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng của tăng xông giai đoạn nặng hơn cũng rất dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh khác.

Một số dấu hiệu của tăng xông bao gồm:

  • Đau đầu, đau tức ngực.
  • Khó thở, chóng mặt, mờ mắt, tầm nhìn thay đổi.
  • Đỏ bừng mặt.
  • Chảy máu cam.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.

Khi các dấu hiệu trên xuất hiện, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Bởi những triệu chứng này báo hiệu tình trạng của bạn đang trở nặng, và có thể gây tử vong.

Bệnh tăng xông có nguy hiểm không?

Tăng xông là một căn bệnh nguy hiểm. Tình trạng tăng xông càng kéo dài, huyết áp càng cao thì các biến chứng có thể xảy ra càng nghiêm trọng. Tăng xông không kiểm soát có thể dẫn đến các rủi ro sau:

  • Đau tim hoặc đột quỵ: Tăng xông có thể gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
  • Phình động mạch: Động mạch phình bị vỡ có thể gây tử vong.
  • Suy tim: Tăng xông khiến tim phải làm việc nhiều hơn để chống lại áp lực trong lòng mạch. Lâu dần, thành cơ tim dày lên, gây khó khăn trong việc bơm máu đáp ứng nhu cầu cơ thể, cuối cùng dẫn đến suy tim.
  • Ảnh hưởng lên thận và thị lực: Các mạch máu trong thận bị suy yếu và thu hẹp. Các mạch máu trong mắt có thể dày lên, hẹp đi hoặc rách.
  • Hội chứng chuyển hóa: Các rối loạn chuyển hóa liên quan tới Cholesterol, Insulin có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
  • Rối loạn trí nhớ, hiểu biết, mất trí nhớ.

Cách điều trị bệnh tăng xông

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc 1
Một số loại thuốc điều trị tăng xông như thuốc chẹn Beta giao cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển…

Dùng thuốc là biện pháp điều trị tăng xông phổ biến và hiệu quả nhất. Các loại thuốc được sử dụng gồm có:

  • Thuốc chẹn Beta giao cảm: Thuốc ức chế thụ thể Beta – adrenergic làm tim đập chậm và ít lực hơn, giúp giảm lượng máu qua các động mạch nên giảm huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp tăng thải trừ Natri ra khỏi cơ thể, kéo theo các chất lỏng bổ sung trong máu, giúp giảm áp lực lên động mạch, hạ huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACEI): Các ACEI ngăn cơ thể sản xuất Angiotensin – chất hóa học làm thành mạch thắt và thu hẹp lại, giúp giãn mạch, giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB): ARB ngăn cản Angiotensin liên kết với các thụ thể, ngăn chặn tác động làm co thắt thành mạch, giúp giãn mạch và hạ áp.
  • Thuốc chẹn kênh Canxi: Thuốc ngăn một phần Canxi đi vào cơ tim, khiến tim đập chậm và huyết áp thấp hơn.
  • Thuốc chủ vận Alpha – 2: Thuốc kích thích thụ thể Alpha 2 – adrenergic làm giãn mạch, hạ huyết áp.
Tham Khảo Thêm:  Cách giảm dung lượng file Excel đơn giản, miễn phí bạn nên biết

Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp bạn kiểm soát được những yếu tố gây tăng xông. Hãy tham khảo một số biện pháp điều trị không dùng thuốc sau đây nhé.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Điều trị không dùng thuốc 1
Tăng cường sử dụng thực phẩm tốt cho tim mạch giúp điều trị tăng xông

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng Na, K và Cholesterol trong máu, từ đó giúp kiểm soát huyết áp và hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, đau tim.

Để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cần cân đối lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Bạn cũng nên tập trung sử dụng các loại thực phẩm được đánh giá là có lợi cho sức khỏe và hệ tim mạch, bao gồm trái cây, rau, các loại ngũ cốc và protein nạc từ cá.

Tăng hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn rèn luyện sức khỏe, duy trì cân nặng hợp lý mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch và góp phần làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.

Nhìn chung, một người trưởng thành nên dành 150 phút mỗi tuần để thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp với bản thân như đi bộ, thể dục nhịp điệu, đi xe đạp. Bạn có thể chia thời gian tập thành 30 phút mỗi ngày, duy trì 5 ngày hàng tuần.

Duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây tăng xông và rất nhiều bệnh lý khác. Do đó, kiểm soát cân nặng là một biện pháp hữu ích giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống khoa học và các bài tập thể chất để duy trì cân nặng hợp lý.

Tham Khảo Thêm:  16 món ăn từ táo đỏ khô thơm bùi thanh nhiệt dưỡng gan giải độc

Thư giãn giảm căng thẳng

Điều trị không dùng thuốc 2
Yoga là biện pháp thư giãn hữu hiệu

Giảm thiểu căng thẳng, stress giúp bạn kiểm soát huyết áp trong phạm vi nhất định, tránh tình trạng tăng xông đột ngột. Ngủ đủ giấc, tập thể dục và một số hoạt động như thiền, tập thở sâu, massage, giãn cơ, yoga, thái cực quyền đều đã được chứng minh về khả năng giúp thư giãn hiệu quả.

Có lối sống lành mạnh

Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia làm cứng thành mạch, tổn thương các mô trong cơ thể và làm tăng huyết áp. Bạn nên ngừng sử dụng chúng hoặc hạn chế đến mức tối đa.

Phòng ngừa tăng xông

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe trái tim bạn. Bạn có thể bắt đầu từ việc cố gắng ăn 7 phần trái cây và rau hàng ngày rồi từ từ tăng lên tới 10 phần. Bạn cũng nên giảm lượng thịt ăn hàng ngày, đồng thời hạn chế lượng đường nhiều nhất có thể.

Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao 1
Tập thể dục thể thao có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa tăng xông

Không cần bàn luận thêm về tác dụng của việc tập thể dục thể thao với sức khỏe của bạn. Hãy kiên trì luyện tập 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

Giảm cân

Dựa vào chỉ số BMI, bạn hãy tìm khoảng cân nặng phù hợp với bản thân và cố gắng duy trì trong khoảng đó. Thay vì tự ý nhịn ăn, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc hỏi ý kiến chuyên gia để thiết lập một kế hoạch giảm cân bao gồm chế độ ăn uống và hoạt động thể chất hợp lý.

Theo dõi huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp Omron

Theo dõi huyết áp thường xuyên là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm bệnh tăng xông. Bạn có thể đặt lịch theo dõi huyết áp định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc để thuận tiện hơn, bạn có thể đo huyết áp hàng ngày tại nhà bằng máy đo huyết áp tự động.

Các thiết bị máy đo huyết áp điện tử Omron đều có chất lượng hàng đầu, thao tác dễ dàng, đem lại kết quả chính xác và có bộ nhớ giúp bạn theo dõi kết quả đo huyết áp cũng như phát hiện các bất thường để kịp thời xử lý.

Máy đo huyết áp Omron có nhiều mức giá khác nhau phù hợp cho mọi đối tượng người sử dụng. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây!

**Video Theo dõi huyết áp cùng Omron

Tăng xông là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên có thể phòng ngừa và hạn chế được. Hãy cùng nhau duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên theo dõi huyết áp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension#preventing-high-blood-pressure
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP