Tìm hiểu ngành Tâm lý học siêu tiềm năng, không lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục

Tìm hiểu ngành Tâm lý học siêu tiềm năng, không lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục
Video tâm lý học có that nghiệp không

Tâm lý học được coi là một nghề phù hợp với những con người và tính cách khác nhau, giúp bạn tiếp cận được với rất nhiều lĩnh vực ngành nghề đa dạng.

“Hầu hết mọi người đều biết rằng tâm lý trị liệu cũng quan trọng như vật lý trị liệu.” Đặc biệt với sự phát triển của xã hội, áp lực ngày càng cao, trẻ tự kỷ, người bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc và hành vi… dần tăng lên, xu hướng phát triển của nghề bác sỹ tâm lý trở thành xu thế tương lai.

Vì vậy, sức hút của ngành Tâm lý học ngày càng tăng cao cũng là điều dễ hiểu. Tâm lý học luôn là một ngành học hấp dẫn, nhưng do thiếu thông tin và lo lắng về khả năng tìm được việc làm nên hầu hết các thí sinh và phụ huynh thường do dự và dễ bỏ qua ngành học này.

“Tâm lý học là gì? Chương trình học ra sao? Ra trường làm nghề gì, cơ hội việc làm và thu nhập như thế nào?” … là câu hỏi nhận được sự quan tâm của hầu hết phụ huynh và thí sinh khi tìm hiểu về ngành tâm lý học.

tim-hieu-nganh-tam-ly-hoc-sieu-tiem-nang-khong-lo-that-nghiep-ma-con-khien-nhieu-nguoi-ne-phuc

Tâm lý học là gì?

Tâm lý là đời sống tinh thần, là thế giới bên trong, nó phụ thuộc và điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người, cụ thể là tình cảm, ý chí và hành động. Ngoài ra, tâm lý học còn chú ý đến ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tinh thần và các yếu tố bên ngoài đến hành vi và tinh thần của mọi người.

Những người đã ứng dụng hoặc nghiên cứu chuyên môn trong lĩnh vực này được gọi là nhà tâm lý học.

Theo học ngành tâm lý học, bạn sẽ được đào tạo các kiến ​​thức từ cơ bản đến nâng cao về tâm lý học, chẳng hạn như tâm lý học giao tiếp, tâm lý gia đình, tâm lý nghề nghiệp, tâm lý giáo dục, liệu pháp hành vi nhận thức, tư vấn học đường và các chủ đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống…

Tham Khảo Thêm:  Top 20 trường đào tạo xuất nhập khẩu-Logistics tốt nhất Việt Nam

Học tâm lý không chỉ tìm được việc làm mà còn hiểu được bản thân

Tiến sĩ Daniel Goleman từ Khoa Tâm lý Đại học Harvard cho biết: “Thành công là một quá trình tự mình thực hiện, nếu bạn khống chế được cảm xúc thì sẽ khống chế được cuộc đời; nhận thức rõ mình là đã thành công một nửa”.

Làm sao tôi có thể nhận thức rõ mình? Làm thế nào để chế ngực được căng thẳng của cuộc sống và giải phóng được những ẩn ức trong lòng? … Tâm lý học là một môn khoa học có thể giúp bạn khám phá và thực hiện điều đó.

Tâm lý học không chỉ thu hút những ai muốn hiểu bản thân và những người khác mà còn cung cấp một loạt các ứng dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau.

Tâm lý cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và cuộc sống. Vượt qua nỗi sợ hãi, kiểm soát căng thẳng, cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, vv … chỉ là một số ứng dụng nhỏ mà tâm lý học mang lại cho cuộc sống con người.

Để tham gia vào ngành học này, bạn không chỉ được đào tạo kiến ​​thức mà còn phải được đào tạo các kỹ năng thực hành như chẩn đoán, điều trị, tư vấn tâm lý để trở thành nhà nghiên cứu hoặc nhà tâm lý học chuyên nghiệp.

Tâm lý học giúp chúng ta bác bỏ rất nhiều thứ mà chúng ta cho là “lẽ thường” nhưng thực tế không phải vậy. Một trong những công dụng chính của tâm lý học là giúp đỡ những người gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần. Khi những vấn đề trong cuộc sống ảnh hưởng xấu lâu dài đến sức khỏe và tâm lý cá nhân, họ sẽ cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý.

Bạn có thể làm gì sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học?

Trong mắt nhiều người, người học tâm lý học sau khi ra trường chỉ có thể trở thành bác sĩ tâm lý (chuyên gia tư vấn tâm lý). Nhưng trên thực tế, tâm lý học là môn học có đầu ra rất đa dạng, hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ đối với công việc của ngành.

Mặc dù tâm lý trị liệu là một nhánh lớn của tâm lý học, nó không phải là điều duy nhất mà các nhà tâm lý học làm. Nhiều nhà tâm lý học hoàn toàn không làm việc trong ngành sức khỏe tâm thần. Họ có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, nghiên cứu đến tư vấn.

Tham Khảo Thêm:  “Thụy Điển” trong tiếng Anh: Định nghĩa, Ví dụ

Sức khỏe tinh thần là lĩnh vực tâm lý học chủ chốt, nhưng các nhà tâm lý học cũng là người giúp vận động viên củng cố động lực và sự tập trung, thiết kế sản phẩm phù hợp với người dùng hay giúp doanh nghiệp biết cách tác động đến tâm lý khách hàng.

Những người được đào tạo cơ bản về tâm lý học có thể tham gia vào rất nhiều lĩnh vực.

tim-hieu-nganh-tam-ly-hoc-sieu-tiem-nang-khong-lo-that-nghiep-ma-con-khien-nhieu-nguoi-ne-phuc

Nhà tâm lý học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý.

Chuyên viên tham vấn: Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ…

Nhà tâm lý học: Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các công ty truyền thông…

Nhà tư vấn tuyển dụng: Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện… phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lý con người tại các viện, trung tâm, trường đại học.

Lúc này, sẽ có sự khác biệt về mức lương sinh viên được nhận, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, khu vực làm việc, nền giáo dục và số năm kinh nghiệm làm việc.

Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học ngày càng rộng mở

Theo xu thế phát triển, ngành Tâm lý học ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi. Với vai trò phục vụ cộng đồng, dự kiến ​​nhu cầu tuyển dụng ngành này sẽ ngày càng tăng trong và ngoài nước.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học trong thời gian tới rất lớn. Riêng TP. HCM cần đến hàng ngàn người mỗi năm. Trong đó, có những công việc kết hợp giữa ngành Tâm lý học với khoa học xã hội, pháp luật, giáo dục như tư vấn học đường, tâm lý xã hội, tâm lý điều trị bệnh lý…

Ngoài ra, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, người lao động trong lĩnh vực tâm lý đã, đang và sẽ luôn được đảm bảo lương thưởng, bởi đối tượng này gần như là một cỗ máy không thể thay thế trong thời đại công nghệ.

Tham Khảo Thêm:  Top 10 trường đại học Nhật Bản được nhiều du học sinh lựa chọn

Theo đuổi ngành tâm lý học bạn cần những tố chất gì?

Để trở thành nhà tâm lý học và chuyên gia trong lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất sau:

Nhạy bén, tế nhị, nhẹ nhàng: đây là nghề chăm sóc, nâng đỡ tinh thần cho con người. Khi có điều gì đó xảy ra, bạn sẽ là người giúp loại bỏ những mâu thuẫn và khúc mắc trong vấn đề. Vì vậy, bạn phải hết sức nhạy cảm và phải tinh tường để hiểu rõ mọi khía cạnh của vấn đề rồi mới đưa ra được giải pháp phù hợp.

Lắng nghe và thấu hiểu: Để giúp người khác giải quyết vấn đề tâm lý, bạn phải biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ để người khác không cảm thấy khó chịu với mình. Sau đó, bạn sẽ hỗ trợ bệnh nhân theo những cách thích hợp.

Khả năng giao tiếp và ngôn từ cũng rất cần thiết để làm việc thành công.

Ngành Tâm lý học là một lựa chọn đáng tìm hiểu với những ai còn băn khoăn trước việc chọn ngành. Nếu bạn là người thích thú với việc lý giải tại sao chúng ta lại hành xử như thế này mà không làm như thế kia thì Tâm lý học là ngành hoàn toàn phù hợp với bạn.

Như những ngành học khác, Tâm lý học không phải là một ngành học dễ dàng, nhưng với thái độ nghiêm túc, người học sẽ đạt được những phần thưởng xứng đáng.

Một số trường đào tạo ngành Tâm lý học có thể tham khảo:

Đại học Sư phạm Hà Nội: Điểm trúng tuyển năm học 2020 của ngành Tâm lý học dao động từ 22.5 đến 24.5 điểm.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM: Năm 2020, điểm chuẩn ngành Tâm lý học với các tổ hợp môn B00, C00, D01, D14 có số điểm dao động từ 25.9 đến 26.6 điểm.

Đại học Sư phạm TP.HCM: Tâm lý học với các tổ hợp môn B00, C00, D01 lấy điểm chuẩn 24.75 điểm. Tâm lý học giáo dục với các tổ hợp môn A00, D01, C00 lấy điểm chuẩn 22 điểm.

Đại học Công nghệ TP.HCM: Tâm lý học (Tham vấn tâm lý; Trị liệu tâm lý; Tổ chức nhân sự) với các tổ hơp môn A00; A01; С00; D01 lấy điểm chuẩn 18 điểm.

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng: Với 2 hệ đào tạo, số điểm trúng tuyển ngành Tâm lý học năm 2020 của trường này dao động từ 15.5 đến 15.75 điểm.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP