Trái Đất là một trong tám hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng, đó là Mặt Trời. Mặt Trời cùng các hành tinh chuyến động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời tuy rộng lớn, nhưng cũng chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong một hệ lớn hơn là hệ Ngân Hà.
Hệ Mặt Trời được biết đến với 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune).
Sao Thuỷ
Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin và trộm cắp có đôi giầy có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trười nhanh như thế nào.
Các số liệu:
– Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km)
– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất)
– Chu kì tự quay : 58,7 ngày
– Khối lượng : 3,3 x 1023 kg
– Đường kính: 4.878km
– Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K (độ C = K – 273)
– Số vệ tinh: không
Sao Kim
Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2, thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp.
Các số liệu:
– Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km)
– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày
– Chu kì tự quay: 243 ngày
– Khối lượng : 4,87×1024 kg
– Đường kính: 12.104 km
– Nhiệt độ bề mặt: 726K
– Số vệ tinh: không
Trái đất
Các số liệu:
– Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km)
– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày
– Chu kì tự quay: 24 giờ
– Khối lượng : 5,98×1024 kg
– Đường kính: 12.756km
– Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K
– Số vệ tinh: 1 – Mặt Trăng
Sao Hoả
Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đông gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp – vị thần hiếu chiến mà mỗi nơi thần đi qua thì luôn để lại một màu đỏ của lửa và máu.
Các số liệu:
– Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524 AU (227,9 triệu km)
– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 686,98 ngày
– Chu kì tự quay: 24,6 giờ
– Khối lượng : 6,42×1023 kg
– Đường kính: 6.787km
– Nhiệt độ bề mặt: 150 – 310K
– Số vệ tinh: 2 – Phobos và Deimos
Sao Hỏa cũng là hành tinh duy nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) mà con người có thể có cơ hội đặt chân lên trong tương lai (Sao Thủy quá nóng và không có khí quyển, Sao Kim quá độc lại còn nhóm ngoài là các hành tinh khí)
Sao Mộc
Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, Sao Mộc hoàn toàn xứng đáng với cái tên Jupiter, mà theo tiếng Hy Lạp là Zeus – chúa tể của các vị thần. Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất cũng như nhiều hiện tượng được quan tâm trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.
Các số liệu:
– Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km)
– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 11,86 năm
– Chu kì tự quay: 9,84 giờ
– Khối lượng : 1,9×1027 kg
– Đường kính: 142.796km
– Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt)
– Số vệ tinh: 67 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh. Đặc biệt nhất là 4 vệ tinh Galilei do Galileo Galilei phát hiện bằng chiếc kính thiên văn đầu tiên của thế giới. Vệ tinh lớn nhất Ganimede cũng là vệ tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời.
Sao Thổ
Nhiều người coi đây là hành tinh đẹp nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) do cái vành đai (Saturn’s ring) đặc biệt của nó. Sao Thổ được đặt tên là Saturn, theo tiếng Hy Lạp là Cronus – cha của thần Zeus, người bị thần Zeus lật đổ khỏi vị trí cai quản các vị thần.
Các số liệu:
– Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536 AU (1.427 triệu km)
– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,45 năm
– Chu kì tự quay: 10,2 giờ
– Khối lượng : 5,69×1026 kg
– Đường kính: 120.660km
– Nhiệt độ bề mặt: 88K
– Số vệ tinh: 62 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành đai bao quanh.
Sao Thiên Vương
Hành tinh này được phát hiện ra vào ngày 13/3/1781 bởi nhà thiên văn William Herschel. Nó được đặt tên theo tên của Ouranos – thần bầu trời, cha của Cronus, tức là ông nội của thần Zeus, người từng bị Cronus giết chết để cướp ngôi.
Các số liệu:
– Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km)
– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm
– Chu kì tự quay: 17,9 giờ
– Khối lượng : 8,68×1025 kg
– Đường kính: 51.118km
– Nhiệt độ bề mặt: 59K
– Số vệ tinh: 27
Sao Hải Vương
Được phát hiện ngày 23 tháng 9 năm 1846, hành tinh này được đặt tên là Neptune do nó có màu xanh như nước biển. Neptune theo tiếng Hy Lạp là Poseidon – anh trai của thần Zeus, vị thần cai quản tất cả các đại dương trên thế giới.
Các số liệu:
– Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06 AU (4.497,1 triệu km)
– Chu kì quay quanh Mặt Trời: 164,81 năm
– Chu kì tự quay: 19,1 giờ
– Khối lượng : 1,02×1026 kg
– Đường kính: 48.600km
– Nhiệt độ bề mặt: 48K
– Số vệ tinh: 14
Benh.vn (tổng hợp)