Tấm Cám (truyện cổ tích)

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt tác phẩm

Tấm là người con gái xinh đẹp, hiền lành phải sống cùng mẹ kế và em Cám. Mẹ con Cám tìm cách bắt nạt Tấm, ép Tấm làm nhiều việc. Ngày hội, mẹ con Cám đi dự hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc lẫn gạo, Tấm khóc được Bụt giúp, cô có quần áo đẹp đi chơi. Nhờ chiếc hài Tấm đánh rơi, nhà vua tìm được Tấm, lấy nàng làm vợ. Mẹ con Cám ghen tức tìm cách giết Tấm, Tấm chết hóa thân thành chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào, quả thị. Cuối cùng Tấm và nhà vua cũng được đoàn tụ, mẹ con Cám bị trừng phạt.

2. Tìm hiểu chung

a. Thể loại

– Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì

– Theo thống kê trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám, ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám.

b. Bố cục ( 3 phần )

– Phần 1 (từ đầu … “việc nặng”): giới thiệu các nhân vật

– Phần 2 (tiếp … “bà ngồi bán hàng”): sự hóa thân và đấu tranh của Tấm

– Phần 3 (còn lại): Tấm được trở về đoàn tụ với vua

3. Tìm hiểu chi tiết

3.1) Thân phận và con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm

a. Hoàn cảnh, thân phận

– Cuộc sống nghèo khó.

– Mồ côi mẹ từ nhỏ.

– Sau mấy năm cha cũng mất => Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám.

=> Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn.

b. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.

Sự việc

Hành động Tấm

Hành động của mẹ con Cám

Đi bắt tép để được thưởng yếm đào

Chăm chỉ bắt tép

Lừa Tấm để lấy giỏ tép

Nuôi cá bống

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách xóa bạn bè hàng loạt trên Facebook bằng điện thoại

Chăm chút, bầu bạn cùng cá bống

Lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa -> sau đó giết bống.

Đi dự hội

Nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo.

Trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt

Thử giày

Hồn nhiên

Tham vọng, hợm hĩnh.

Nhận xét

Hiền lành, chăm chỉ, thật thà.

Gian ngoan, xảo quyệt, luôn tìm cách triệt tiêu mọi niềm vui, niềm hi vọng của Tấm.

=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác. Mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám không chỉ là mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình mà còn là mâu thuẫn, xung đột giữa cái thiện và cái ác.

c. Con đường tìm đến hạnh phúc

– Tấm: thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn, cản trở.

– Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm bắt đầu tìm đến hạnh phúc, được trở thành hoàng hậu => Biểu hiện của triết lí “ở hiền gặp lành”, thể hiện khát vọng và mơ ước hạnh phúc và tinh thần lạc quan, yêu đời của người bình dân xưa.

=> Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.

d. Vai trò của yếu tố thần kì

– Yếu tố thần kì => sự trợ giúp của Bụt:

+ Luôn xuất hiện đúng lúc.

+ An ủi, nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ.

Tham Khảo Thêm:  Không có lửa thì làm sao có khói nghĩa là gì?

– Vai trò:

+ Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.

+ Thể hiện khát vọng thay đổi cuộc đời, thay đổi số phận cho những con người bé nhỏ, bất hạnh trong xã hội.

+ Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặp lành.

3.2) Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm

– Sau khi đã vào cung, dù đã trở thành hoàng hậu nhưng Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha => Người con gái hiếu thảo.

– Quá trình hóa thân:

+ Tấm trèo lên cây cau => bị dì ghẻ giết hại => hóa thành chim vàng anh.

+ Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo chồng tao” => hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.

+ Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào => tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Cót ca cót két/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra” => Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.

+ Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị => trở lại với cuộc đời.

– Ý nghĩa của quá trình hóa thân:

+ Khẳng định sự bất diệt của cái thiện. Cái thiện sẽ không chịu khuất phục một cách oan ức trong im lặng, không chịu khuất phục trước cái ác.

+ Sự hóa thân của Tấm cũng thể hiện tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. Trong cuộc chiến đấu ấy, chiến thắng sẽ luôn thuộc về cái thiện.

– Những sự vật mà Tấm hóa thân đều là những sự vật bình dị, thân thương, gắn bó với người dân lao động. Đó cũng là những hình ảnh đẹp đẽ của làng quê Việt Nam xưa.

Tham Khảo Thêm:  Tổng hợp từ vựng tiếng Anh chủ đề gia đình cho trẻ em đầy đủ nhất

Nếu như lúc đầu, trong quá trình tìm đến hạnh phúc, Tấm có phần thụ động, thì đến đây, Tấm đã mạnh mẽ đứng dậy, chủ động, quyết liệt giành lại hạnh phúc cho mình.

– Sau bao lần hóa thân chống lại kẻ thù, Tấm trở về với cuộc đời, trong vai một người con gái khéo léo, đảm đang, nhân hậu.

– Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, nhà vua đã nhận ra Tấm và đón Tấm về cung.

– Ý nghĩa của miếng trầu:

+ Là biểu tượng của hạnh phúc, của tình yêu.

+ Thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc.

– Kết thúc truyện: mẹ con Cám bị tiêu diệt, cái ác phải đền tội, Tấm được hưởng cuộc sống hạnh phúc => Thể hiện rõ triết lí ở hiện gặp lành, ác giả ác báo.

3.3) Giá trị nội dung

– Truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh những xung đột xã hội sâu sắc, đồng thời, thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

3.4) Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến

– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại và song song phát triển. Ở đó, bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh, tô đậm.

– Có nhiều yếu tố thần kì song vai trò của yếu tố thần kì cũng khác nhau trong từng giai đoạn.

– Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc.

Loigiaihay.com

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP