Rong biển: Cực tốt và cực độc, không phải ai ăn cũng… bổ

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng fucoidan ngăn chặn sự phát triển của khối u ác tính, một loại ung thư da.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Marine Drugs, Thụy sĩ đã báo cáo rằng rong biển có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết và ung thư vú.

Rủi ro có thể gặp từ rong biển

Mặc dù rong biển được coi là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, có những rủi ro có thể xảy ra nếu bạn tiêu thụ quá mức. Rong biển rất giàu i-ốt, do vậy, việc sử dụng nó với số lượng quá mức có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và điều này có thể gây ra các triệu chứng như sưng hoặc căng quanh cổ hoặc tăng cân.

Người đang bị mụn nhọt

Rong biển tuy nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Đặc biệt đối với nhóm người đang bị mụn nhọt, tuy ăn rong biển cũng không quá nguy hại nhưng nó hoàn toàn có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, làm cho tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị.

Người đang mắc bệnh cường giáp

Nhóm người này cũng không thích hợp ăn rong biển. Do I ốt trong thực phẩm này khá cao có thể làm bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cao tốt nhất người bị bệnh cường giáp nên tránh ăn rong biển.

Tham Khảo Thêm:  Uống thuốc kháng sinh có ăn đậu xanh được không? Thực phẩm nên tránh

Thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ cân nhắc ăn với liều lượng hợp lý

Đối với phụ nữ mang thai, sản phụ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng rong biển hợp lý. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1- 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg I-ốt mỗi ngày. Tương tự, hàm lượng I-ốt được hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ mang thai và cho con dao động ở mức 0.22mg – 0.27mg. Mặt khác, theo nghiên cứu, cứ trong 100g rong biển, chứa 1-1,8mg I-ốt. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mỗi ngày không nên ăn quá 100g rong biển và chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên tập trung ăn quá nhiều cùng một lúc.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, rong biển là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng tăng sức đề kháng, DHA cho cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, rong biển có tính hàn, giải nhiệt nên không lạm dụng ăn quá nhiều. Một số trường hợp sẽ gây lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy, nhất là đối với trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với rong biển và các loại hải sản khác.

Không ăn rong biển liên tục với số lượng nhiều

Xét về nguy cơ gây hại của thực phẩm này, Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, rong biển hay bất cứ loại thực phẩm nào cũng sẽ gây hại nhất định nếu lạm dụng ăn quá nhiều. Ví dụ, trong rong biển có chứa hàm lượng I-ốt khá cao. Vì vậy, nếu thường xuyên sử dụng rong biển với số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng thừa I-ốt, dẫn đến nguy cơ bị cường giáp. Nếu thiếu I-ốt sẽ gây nhược giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, khiến trẻ kém thông minh. Tuy nhiên, nếu thừa I-ốt, người dùng dễ bị cường giáp và gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

Tham Khảo Thêm:  Chân bị lột da là thiếu chất gì?

Những thực phẩm không nên ăn cùng rong biển

Rong biển không nên ăn chung với các nguyên liệu khác như quả hồng, trà, trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là do khi kết hợp sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch v.v… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng với rong biển.

jun88.com SHBET 68 game bài 123win Shbet key 789win key 8kbet key 79king bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

sv388

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay

TDTC Sky88 SV368 bj88 shbet88 69VN 2up sv368 cwin01 Ket qua bong da 2up sv388 xem đá gà trực tiếp 123win s666 k8cc xoilac tv xem bóng đá trực tuyến

Ty so truc tuyen bongdalu 2 Bongdainfo