Tẩy tế bào chết là bước chăm sóc da với khả năng làm sạch sâu, loại bỏ lớp da chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa các vấn đề như: mụn, viêm ngứa… Tuy nhiên vẫn có rất nhiều tranh luận về tác dụng của nó. Liệu tẩy tế bào chết có thực sự tốt như lời đồn? Cùng Paula’s Choice Việt Nam làm rõ vấn đề này nhé!
1. Tẩy tế bào chết là gì? Tẩy tế bào chết có tốt không?
Tế bào chết là lớp ngoài cùng của da hay còn gọi là lớp sừng hóa, qua nhiều nghiên cứu trên da, chúng tôi nhận thấy quá trình sừng hóa diễn ra theo chu kỳ 28 ngày. Có thể bạn chưa biết, trung bình mỗi phút có khoảng 50.000 tế bào chết xuất hiện, nếu chúng không được loại bỏ kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sừng hóa quá độ, gây bít tắc lỗ chân lông, viêm da, mọc mụn và khiến da trở nên xỉn màu.
Lúc này, tẩy tế bào chết có thể cải thiện tất cả những vấn đề vừa nêu trên. Bên cạnh đó nếu thực hiện tẩy da chết theo định kỳ sẽ giúp tái tạo cấu trúc da, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa.
Do đó, tẩy tế bào chết đúng cách là điều nên làm.
Và giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về công dụng của tẩy tế bào chết nhé!
1.1. Loại bỏ lớp da chết, làm sáng da
Đây là công dụng chính của tẩy tế bào chết. Nó loại bỏ lớp sừng hóa, da chết, kích thích làn da sản sinh tế bào mới từ đó thúc đẩy tái tạo da làm da căng bóng và sáng mịn hơn.
1.2. Tẩy tế bào chết làm thông thoáng lỗ chân lông
Mặc dù làn da của chúng ta có sẵn cơ chế tự nhiên giúp loại bỏ da chết tuy nhiên điều đó là chưa đủ. Lớp bụi bẩn có sót lại trên da vẫn sẽ là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ chúng một cách triệt để, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa nguy cơ bị mụn ẩn, mụn viêm.
1.3. Ngăn ngừa mụn
Chắc hẳn bạn cũng biết rằng bít tắc lỗ chân lông là một trong những nguyên nhân gây mọc mụn trứng cá. Và khi lỗ chân lông thông thoáng thì phần nào cũng ngăn ngừa được những nguy cơ gây mụn.
Đối với các bạn đang sở hữu làn da mụn cần lưu ý không dùng tẩy tế bào chết dạng hạt (scrub), thay vào đó nên sử dụng tẩy tế bào chết hóa học. Bởi tẩy da chết dạng hạt khi chà xát có thể gây tổn thương da, làm lây lan các nốt mụn, kích thích mụn tấy đỏ hơn bình thường.
1.4. Tăng hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da phía sau
Loại bỏ lớp da chết chính là bước vạch đường cho các sản phẩm chăm sóc da có thể xâm nhập sâu hơn vào bên trong mang lại hiệu quả cao hơn.
2. Sự khác biệt giữa tẩy tế bào chết với peel da
Có thể bạn chưa biết, peel là phương pháp trẻ hóa da không can thiệp, phương pháp peel sử dụng hợp chất tự nhiên tác động lên bề mặt da để loại bỏ lớp da chết và vi khuẩn, bụi bẩn nằm trong lỗ chân lông.
Peel có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, cải thiện sẹo lõm và có thể điều trị một số loại mụn trứng cá, làm giảm thâm nám, tàn nhang.
Nhìn chung 2 phương pháp này có vẻ giống nhau tuy nhiên chúng vẫn có những điểm khác biệt, cụ thể:
Tẩy tế bào chết Peel Phân loại Tẩy tế bào chết vật lý
Tẩy tế bào chết hóa học
Peel dạng lột
Peel dạng kỳ
Xét về tác động Chỉ tác động ở lớp thượng bì Có thể tác động cả 3 lớp gồm: thượng bì, trung bì, hạ bì tùy theo mức độ và thời gian peel Xét về tác dụng Làm sạch da
Loại bỏ lớp sừng chết
Làm sáng da
Làm thông thoáng lỗ chân lông
Ngăn ngừa mụn
Cải thiện kết cấu da
Tăng hiệu quả của các sản phẩm sử dụng phía sau
Làm sạch sâu
Kích thích làm tăng sinh collagen, elastin giúp da săn chắc
Làm đều màu da
Điều trị mụn
Se khít lỗ chân lông
Điều tiết hoạt động bã nhờn
Làm mờ vết thâm sẹo
Trẻ hóa da, mờ nếp nhăn
Tăng hấp thụ sản phẩm dưỡng da
Xét về tần suất thực hiện 2-3 lần/tuần và có thể thực hiện tại nhà 1 lần/tuần tại cơ sở spa, trung chăm chăm sóc da uy tín
Lưu ý, không nên tự peel da tại nhà
Giá thành Rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau Giá thành cao
3. Các phương pháp tẩy tế bào chết
Hiện nay có 3 loại tẩy tế bào chết phổ biến: dạng hạt (scrub), dạng kỳ (gel) và tẩy tế bào chết hóa học.
Trong đó dạng hạt và dạng kỳ thuộc phương pháp tẩy da chết vật lý, còn lại là phương pháp tẩy da chết hóa học.
3.1. Tẩy da chết vật lý là gì?
Phương pháp này sử dụng các sản phẩm có hạt hay gel sau đó massage, tạo lực ma sát nhẹ lên da để loại bỏ lớp da chết.
Phương pháp tẩy da chết vật lý tuy dễ thực hiện nhưng các hạt nhỏ có thể gây xước da và khiến da tổn thương. Vô tình tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn từ môi trường xâm nhập trực tiếp vào da gây viêm da.
Tẩy tế bào chết vật lý chỉ nên áp dụng với những ai sở hữu làn da khỏe, ít bị mụn và thực hiện với tần suất 1-2 lần/tuần để tránh làm da bị tổn thương bề mặt.
3.2. Tẩy tế bào chết hóa học là gì?
Đây là phương pháp sử dụng sản phẩm chứa thành phần có khả năng loại bỏ tế bào chết như Salicylic Acid, Glycolic Acid, Lactic Acid … để tác động vào lớp biểu bì. Trong mỹ phẩm, chúng thường được dùng dưới dạng AHA, BHA.
Tẩy tế bào chết hóa học không cần rửa lại sau khi thực hiện. Các thành phần sẽ tự đào thải chất bẩn, bóc tách lớp tế bào chết ra khỏi da, giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, kháng khuẩn và hòa tan bã nhờn, giúp giảm nguy cơ gây mụn.
Hiện tại, phương pháp tẩy tế bào chết hóa học đang được cộng đồng làm đẹp tấm tắc khen.
4. Gợi ý sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt được ưa chuộng nhất hiện nay
Sản phẩm Phù hợp với da Kết cấu Giá thành Calm 1% BHA Lotion Exfoliant Da dầu mụn lotion 910.000/100ml
339.000/30ml
Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant Da dầu mụn liquid 910.000/118ml
339.000/30ml
Resist Advanced Pore-Refining Treatment 4% BHA Da dầu lỗ chân lông to serum 1.165.000/30ml Resist Daily Smoothing Treatment With 5% AHA Da khô, da thường kem 930.000/50ml
499.000/10ml
Skin Perfecting 8% AHA Gel Exfoliant Da khô, da thường gel 910.000/100ml
339.000/15ml
Resist Advanced Smoothing Treatment 10% AHA Da khô xỉn màu, da thường lotion 1.100.000/30ml
Bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu được tẩy tế bào chết có thực sự tốt như mọi người vẫn nghĩ? và công dụng của nó như thế nào? Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy liên hệ với Paula’s Choice Việt Nam để được tư vấn cụ thể nhé!