Ăn nấm rất bổ nhưng phải dùng nấm đúng cách mới tốt cho sức khỏe

Nấm luôn là một món ăn bổ dưỡng bậc nhất hiện nay, việc dùng nấm đúng cách sẽ phát huy được tác dụng tối đa của nấm tác động vào sức khỏe một cách tích cực, nếu dùng sai cách hoặc thiếu kiến thức về nấm, ngược lại bạn sẽ gặp các rắc rối không hay đó…

Tại sao nên dùng nấm đúng cách?

Chắc hẳn bạn cũng biết là vạn vật trên đời đều tương sinh tương khắc với nhau. Như nhiều loại rau củ quả không thể ăn cùng nhau được (VD: Cà chua và dưa leo không thể ăn cùng lúc) hay những món ăn này và nước uống kia không nên dùng cùng lúc (VD: Ăn tôm thì không nên uống C).

Thì nấm cũng không hề ngoại lệ, chúng cũng có những mặt tối kỵ mà những người dùng như chúng ta cần biết khi kết hợp nấm với các loại thực vật hay động vật khác trong quá trình chế biến và tiêu thụ vào cơ thể.

Nấm dù là món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần hiểu đặc tính cơ bản của nấm để dùng nấm đúng cách. Những điều này tưởng nhỏ nhưng thật sự rất quan trọng, nếu bạn là nội trợ hay bếp chính trong nhà thì bạn cần phải lưu tâm để có chế độ ăn uống chuẩn cho gia đình và bản thân.

Mỗi món ăn đều có nhiều chất giống và khác nhau, nếu nạp nhiều dưỡng chất khác nhau vào cơ thể mà không phù hợp, sẽ dẫn tới xung đột chất (phản ứng hóa học) trong cơ thể thì sẽ không tốt, chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của bạn và người thân.

Nhiều người có hỏi Nấm Khỏe về một số vấn đề xảy ra sau khi ăn nấm, sau khi hỏi thăm kỹ thì tất cả đều do chế độ ăn uống của bạn chưa đúng, nên kiến thức chung về ẩm thực và tính kỵ của các món ăn khá quan trọng với người đứng bếp và người dùng.

Bài viết này Nấm Khỏe sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề làm thế nào để hiểu nấm hơn và dùng nấm đúng cách hơn, giúp cho mỗi món ăn đều chất lượng.

Có bao nhiêu loại nấm ăn được?

Theo các số liệu thống kê mà Nấm Khỏe tìm hiểu thì có đến gần 70,000 loài nấm sinh trưởng trong tự nhiên, cực kỳ lớn. Nhưng thật sự thì chỉ hơn hơn 100 loại nấm là có thể chế biến ăn được và các loại nấm dược có thể chế biến thành thuốc.

Trong 100 loại nấm ăn được đó thì có khoảng gần 40 loại nấm ăn khá thông dụng, chưa kể đến một số loại nấm đắt nhất thế giới bởi độ ngon độc lạ, đặc biệt, dinh dưỡng cao và quý hiếm cực kỳ.

Các loại nấm tươi được dùng thông dụng có thể kể đến như: “Nấm Hương (Nấm Đông Cô), Nấm Mèo (Mộc Nhĩ), Nấm Rơm, Nấm Bào Ngư, Nấm Sò, Nấm Kim Châm, Nấm Vị Cua, Nấm Đùi Gà, Nấm Mỡ, Nấm Mối,…“.

Hiểu đặc tính cơ bản để dùng nấm đúng cách

Các loại nấm vốn đa số đều mang tính HÀN (bổ ÂM), vì vậy bạn không nên chế biến nấm với các món lạnh như thịt lạnh, rau lạnh vì sẽ không hề tốt tí nào cho đường ruột. Nhất là món thịt đông lạnh và những món gỏi được chế biến với rau lạnh,…

Bên cạnh đó, khi ăn nấm bạn cũng không nên dùng các loại đồ uống lạnh như nước đá, nước lắc xê vì cũng như nhau. Bạn sẽ gặp rắc rối khi không biết điều này, thông thường là triệu chứng đau bụng (hay gọi là Tào Tháo rượt).

*Lắc xê: Các loại nước ngâm đá lạnh, để tủ lạnh (khi uống không cần đá).

Giải pháp để phát huy được tác dụng của nấm và không gây đau bụng là hãy luôn ăn chín, dùng nóng, uống nước lọc hay nước ấm,… sẽ tốt hơn bạn nhé.

Lý do mà bạn nên ăn nấm mỗi ngày?

Nấm từ lâu đã được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng trong hầu hết các món ăn, xuất hiện từ những quán bình dân tới các nhà hàng sang trọng… đâu đâu ta cũng có thể thấy nấm.

Nói về hàm lượng dinh dưỡng thì nấm có thể ăn thay thế thế thịt hoàn toàn, bởi dinh dưỡng của nấm cao hơn thịt và rau, còn hàm lượng chất xơ cũng bằng hoặc cao hơn cả rau… vậy ta có thể xem nấm như rau và thịt sạch để dùng đấy các bạn.

Tham Khảo Thêm:  Bật mí cách pha màu xanh dương, xanh nước biển, xanh da trời

Vì trong nấm có các thành phần dinh dưỡng (bao gồm các vitamin, khoáng chất, hoạt chất có lợi) tự nhiên nên chúng có thể giúp chúng ta cải thiện nhiều lợi ích về sức khỏe lắm nhé!

Đơn cử như các loại chất:

  • Chất đa lượng (Protein, Chất béo bão hòa và không bão hòa, Carbohydrat)
  • Hơn 18 loại axit amin (hơn 8 loại cơ thể không thể tự tổng hợp, cao hơn thịt, trứng, sữa)
  • Nhóm vitamin (A, B, C, D, E, PP,…)
  • Các loại chất xơ, chất khoáng,…
  • Các yếu tố vi lượng Ca, Fe, P,…
  • Trên dưới 30 loại Enzym ở từng loại nấm
  • Nhiều chất khác như Polysaccharide, Terpenoid, Sterol, Amino axit,…

Vậy nên ăn nấm cực tốt, ngoài ra chúng còn giúp giảm nguy cơ ung thư cực kỳ hiệu quả nữa đó nhác các bạn:

  • Đối với phụ nữ ăn nấm sẽ giảm ung thư vú
  • Đối với nam giới ăn nấm sẽ giảm thiểu ung thư tuyến tiền liệt.
  • Bên cạnh đó là phòng ngừa ung thư và giảm phóng xạ, tốt cho tim mạch,…

Cho nên mới nói, nấm không chỉ là “rau sạch” mà còn là “thịt sạch” và nên có trong khẩu phần ăn của bạn, đây là những lý do bạn nên ăn nấm.

Tác dụng đặc trưng mỗi loại nấm?

Mỗi loại nấm đều có mang trong mình nhiều dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe, tuy rằng có thể nói là chúng giống nhau về tác dụng, nhưng cũng có ưu điểm riêng (điểm mạnh) để hỗ trợ một vấn đề riêng biệt cực tốt.

Ta nói đến một vài món nấm ăn thông dụng như:

1. Tác dụng của Nấm Hương

Nấm Hương có tác dụng đặc trưng riêng là phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất, vì trong chúng có 2 hoạt chất song sinh là Lentinan và Lentinula Edodes Mycelium (LEM) ức chế tế bào ung thư đã được chiết xuất làm thuốc chống ung thư.

Một số tài liệu và công trình nghiên cứu tại Nhật đã thử nghiệm và cho thấy là những bệnh nhân bị ung thư đang trong giai đoạn hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì sẽ làm tăng hiệu quả hóa trị tích cực lên đáng kể.

Nhờ có Lentinan mà nó đã giúp tăng cường khả năng sống sót cao hơn cho các bệnh nhân ung thư, bởi chúng sẽ kìm hãm sự tiến triển của tế bào ung thư.

2. Tác dụng Nấm Bào Ngư

Nấm Bào Ngư có tác dụng đặc trưng chuyên về giảm béo, bởi các hoạt chất Axit Taurine của chúng còn có thể giúp hòa tan Cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm hấp thu chất béo.

Bên cạnh đó, Nấm Bào Ngư còn có một số tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn thần kinh thực vậthội chứng mãn kinh ở nữ giới khi đến tuổi mãn kinh.

3. Tác dụng của Nấm Rơm

Nấm Rơm còn có công dụng giải độc kim loại nặng trong cơ thể cực hiệu quả, nếu chẳng may bị nhiễm thì bạn hãy dùng Nấm Rơm nhé!

Cụ thể là các lợi chất sẽ tác động vào quá trình đào thải các chất kim loại nặng như “chì, asen,…” trong người và bằng đường tiểu đi ra ngoài.

4. Tác dụng của Nấm Mèo

Tác dụng như các loại nấm khác, nhưng lợi điểm mạnh nhất của Nấm Mèo chính là tốt cho máu huyết cực kỳ, có thể tán thành bột để uống hoặc ăn từ các món ăn chế biến cùng Nấm Mèo.

Những người bị thiếu máu hoặc phụ nữ nên dùng mỗi tuần, dù Nấm Mèo là đặc trưng về máu huyết, nhưng các loại nấm đều có bổ sung chất sắt, tốt cho máu, không có Nấm Mèo bạn vẫn có thể dùng các loại trên.

Chúng còn có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản, chống phóng xạ.

5. Tác dụng chung của các loại nấm

Ngoài những điểm mạnh riêng, thì nấm còn có những điểm mạnh chung, nhìn chung chỉ có lợi thôi chứ không có hại…

Ăn nấm có những tác dụng chung kể đến như:

  • Ngừa ung thư.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ chống sự tấn công của gốc tự do.
  • Điều tiết chuyển hóa năng lượng.
  • Chống lão hóa từ trong ra ngoài.
  • Điều hòa và hạ huyết áp.
  • Rối loạn lipid trong máu.
  • Giảm cholesterol trong máu.
  • Giảm tiểu đường.
  • Phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu.
  • Hỗ trợ tiêu hóa.
  • Bổ sung sắt cho người thiếu máu (nấm cũng rất nhiều vitamin B tốt cho máu).
  • Lưu thông khí huyết.
  • Đào thải độc tố ra ngoài.
  • Nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương.
  • Kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất interferon .

Interferom là chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển tế bào ung thư trong cơ thể

Nói chung, nấm là thức ăn cực kỳ lý tưởng cho những người khỏe và cả người bệnh. Nhưng không phải tất cả loại nấm đều có hết các tác dụng trên, có những tác dụng giống nhau và khác nhau trong mỗi loại nhé, nhưng chung thì như thế!

Tham Khảo Thêm:  Bật mí cách bật chế độ chuyên nghiệp trên Facebook giúp xây dựng trang cá nhân hoàn hảo hơn

Đặc biệt, nấm có khả năng hấp thụ Vitamin như cơ thể người, chất Ergosterol trong nấm khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa tia cực tím thành vitamin D2 giúp cơ thể đề phòng và chữa bệnh còi xương rất hiệu quả.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tác dụng của các loại nấm khác, hãy…

Xem thêm: Tác dụng mỗi loại nấm tác động đến sức khỏe con người thế nào?

Nấm có độc không?

Các loại nấm ăn được thì hoàn toàn không hề có độc, cùng lắm chỉ có một số chất nhạy cảm có ở nấm, nếu người chế biến am hiểu cách chế biến nấm chuẩn và đặc tính của nấm để dùng nấm đúng cách nhất thì hoàn toàn không có vấn đề gì bạn nhé!

Ví dụ: Nấm Mèo tươi có chứa chất nhạy cảm ánh sáng như Morpholine. Nên nếu bạn ăn Nấm Mèo tươi, khi tiếp xúc với ánh sáng có thể gây ngứa ngáy, phù nề thậm chí hoại tử da, vô cùng nguy hiểm.

Nên hãy lưu ý khi cách chế biến Nấm Mèo như:

  • Không ăn Nấm Mèo tươi, chỉ ăn Nấm Mèo khô.
  • Không nên ngâm Nấm Mèo ở nước nóng, chỉ ngâm nước lạnh.
  • Không ngâm Nấm Mèo trong nước quá lâu, chỉ ngâm 30-45 phút.

Các loại nấm khác hoàn toàn vô hại, chỉ là nấm mang tính hàn, mát, bổ âm nên cần phải tránh ăn cùng các món cùng loại có mang tính hàn, nếu không sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột.

Đơn cử như:

  • Các món ốc có mang tính hàn, không nên ăn cùng nấm.
  • Ăn nấm không uống nước đá, nước lạnh (chỉ uống nước ấm)
  • Không nên để nấm qua đêm và dùng lại sẽ không tốt.

Lưu ý những loại nấm độc và mức độ ngộ độc?

Như đầu tiên Nấm Khỏe có nói, dù nấm có rất nhiều loại nhưng chỉ có hơn trăm loại là ăn được, một số loại cực quý hiếm nhưng bên cạnh đó lại cũng có một số loại mang độc tính, độc từ nhẹ đến nặng và tất nhiên là không nên ăn phải bạn nhé.

Những loại nấm độc tự nhiên

Các loại nấm mọc hoang dại, không rõ giống loài thì tốt nhất bạn không nên chế biến để ăn. Nếu không rõ, bạn hãy chụp hình và lên Facebook tìm các Group liên quan đến Nông nghiệp, Nuôi trồng nấm,… và đăng lên nơi nào đó hỏi mọi người.

Tuy nhiên, tốt hơn hết là vẫn không nên ăn, vì nếu lỡ gặp độc tính dù nhẹ cũng sẽ khiến bạn gặp vấn đề. Sự nguy hiểm của nấm độc còn tùy thuộc nhiều vào thổ nhưỡng, điều kiện phát triển, nồng độ độc tố hiện diện trong nấm và loài nấm.

Trong tự nhiên chỉ có một số loại nấm tự nhiên có thể ăn được, không độc tố như Nấm Mối Trắng tự nhiên, Nấm Matsutake, Nấm Truffle,… là bạn có thể ăn.

Nên nếu đã là nấm độc thì dù đun sôi, nấu chín hay đông lạnh sau chế biến đều không thể làm cho chất độc thuyên giảm được. Các chất độc có trong nấm độc thông thường sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, hủy hoại tế bào gan, thận, làm tê liệt thần kinh,…

Bạn cần lưu ý nhiều hơn về người già yếu, người suy nhược và trẻ em sẽ thường dễ bị ngộ độc hơn những người trẻ khỏe mạnh, vì đề kháng người khỏe mạnh cao nên chất độc nhẹ có thể không sao nhưng cũng cần hết sức lưu ý.

Mấy loại nhẹ thì có thể không sao, nhưng những loại cực độc thì sẽ giết người trong gang tấc, bạn cần đề phòng vì nấm độc có thể mọc ở bất cứ đâu, kể cả trong vườn nhà bạn. Một số loại chỉ có ở Châu lục khác, nhưng Châu Á cũng không ít đâu nhé!

Xem thêm: 10 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Các mức độ ngộ độc gây ra ở nấm

Có các mức độ ngộ độc có thể đo lường từ cao đến thấp như sau:

Loại ngộ độc (độc mạnh):

Nguy hiểm nhất, sau khi bạn ăn phải nấm độc, có thể tới 1 ngày sau mới phát hiện, hầu hết vấn đề này gây ra ngộ độc thận, gây bí tiểu, urê huyết tăng cao, lơ mơ, trụy tim mạch và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, trước đó sẽ xảy ra một số triệu chứng nhẹ nên bạn sẽ không để ý, sau đó chất độc sẽ đi dần đến các nơi khác và xảy ra các vấn đề trên.

Ngộ độc chậm (độc vừa):

Chậm nhưng nguy hiểm, sau khi ăn phải nấm độc, sau 6-12 tiếng cơ thể xuất hiện hiệu ứng tác động gây ngộ độc gan, thận, thậm chí vỡ hồng cầu, xuất huyết dưới da.

Độc cấp tốc (độc nhẹ):

Sau khi ăn phải nấm độc, loại độc này bắt đầu phát tín hiệu sau 6 tiếng. Các biểu hiện thường thấy như kích ứng đường tiêu hóa như gây buồn nôn (nôn mửa), tiêu chảy, dị ứng da, ngứa ngáy và có thể gây hội chứng thần kinh làm mệt mỏi.

Tham Khảo Thêm:  Các loại cổng kết nối trên màn hình máy tính tốt nhất

Tuy nhiên độc nhẹ có thể trở thành nặng nếu không được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Ở Việt Nam không nhiều nấm độc đến mức chết người như loại 1, thường cũng là độc nhẹ loại 1 hoặc 2, do trong cách sơ chế, chế biến và cách dùng như Nấm Khỏe đã nói ở trên. Còn một phần nhỏ do ăn nấm hái tự nhiên, nấm hoang dại và không rõ, ăn vào gặp vấn đề.

Một số dấu hiệu ngộ độc khác

Nếu như sau khi ăn phải nấm độc, bạn sẽ gặp các vấn đề như bị nôn mửa liên tục, toàn thân mệt mỏi, đại tiện nhiều lần trong ngày thì đó có thể là triệu chứng ngộ độc đó nhé. Cần phải đến bệnh viện cấp cứu nhanh nhất và gần nhất để được chuẩn đoán.

Nếu nghi ngờ là phải đi ngay, không nên để lâu vì mức độ ngộ độc có thể nặng hơn và có thể gây trụy tim mạch hoặc tử vong trong vòng 24h.

Theo thống kê cho thấy 95% ngộ độc khi ăn nấm chủ yếu là do nhầm lẫn (vì một số loại nấm vẻ ngoài khá giống nhau) và 5% do chủ quan của người ăn nhầm nấm bị biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản (để quá lâu).

Những lưu ý quan trọng khi dùng nấm và mua nấm

Là người dùng, bạn hãy cần hết sức lưu ý không hái nấm dại ngoài tự nhiên để ăn.

Khi đi mua nấm, hãy chọn cơ sở lớn và uy tín, nông trại nuôi trồng như Nấm Xanh để mua, vì sẽ có thời hạn sử dụng rõ ràng nhất, tránh quá đát cũng sẽ gây ngộ độc nấm.

Nếu dùng nấm tươi, tốt nhất nên chọn loại tươi chưa quá 24h thu hái, được bảo quản kỹ ở 3-8 độ C, vì ở nhiệt độ này nấm có thể dùng tốt trong 5-7 ngày. Nhưng cũng tùy loại, như Nấm Rơm chỉ có 24h thôi, để dùng lâu hơn phải trần qua nước sôi bỏ hộp bỏ tủ lạnh.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn nên dùng nấm khô và chế biến nêm dùng bột nấm.

Theo Y học thì nấm có vị ngọt, tính mát (hàn) nên nếu dùng quá nhiều cũng thật sự không tốt, có thể dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, những người tì vị hư nhược, khi ăn hay cảm thấy đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, phân nát thì cũng không nên ăn hoặc không được ăn nhiều. Nếu thèm thì nên ăn nóng cùng lẩu có rau xanh cũng sẽ tốt hơn ăn chiên, xào, luộc vì nấm dễ lạnh nhanh.

Người hay uống rượu cần lưu ý: “Không nên ăn nấm mà dùng rượu vì sẽ gia tăng nguy cơ ngộ độc rượu“, do sự tích tụ của Aldehyd trong máu cao sẽ gây ra cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, ngực như trống đánh rồi khó thở… sẽ dẫn đến tử vong.

Cho nên nếu đi ăn tiệc như sinh nhật, đám cưới mà có các món nấm, hãy cân nhắc bản thân, bạn bè hoặc người thân tránh ăn nấm cùng bia và rượu và còn vì xung khắc tính hàn nếu bạn không muốn xảy ra vấn đề khôn lường.

Kết luận

Vậy là bạn thấy rồi đó, vạn vật trong tự nhiên đều có 2 mặt, ăn uống mà không kỹ sẽ cực kỳ hại, giống câu: “cái miệng hại cái thân” đấy nhé.

Hãy tìm hiểu về nấm thật kỹ để có những món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, nâng cao thể trạng và những cách chế biến nấm đúng đắn nhất.

Các loại nấm ăn thông dụng vốn dĩ cực kỳ tốt và nhiều dinh dưỡng vô đối, mỗi ngày 3 cử thì chỉ cần ăn 1 cử ăn có nấm sẽ cực kỳ tốt bạn nhé!

Ăn nhiều nấm quá sẽ không nên vì sẽ dư chất, bởi nấm giàu dưỡng chất và mang tính hàn, nên lại càng không nên ăn cùng đồ lạnh, tính hàn, bia rượu thì chắc chắn sẽ không hề có hại.

Tất cả các loại ẩm thực để có tính xung đột chất, chỉ là có món nhẹ có món nặng, chỉ cần tìm hiểu kỹ một chút thì sẽ tốt cho mình và người thân hơn. Hãy mua nấm để dùng tại những cơ sở uy tín để có nấm tươi sạch bạn nhé.

Nấm Xanh có cung cấp nấm tươi tại TPHCM. Nấm khô và bột nấm thì COD toàn quốc, nếu bạn cần, hãy liên hệ hotline hoặc Fanpage Nông Trại Nấm Xanh đặt hàng nhé!

Bạn có thể đặt các loại nấm tại Nấm Xanh để dùng thử:

Hi vọng qua bài viết này, Nấm Khỏe có thể giúp bạn hiểu hơn về việc ăn nấm dù rất bổ nhưng việc dùng nấm đúng cách thì mới thật sự tốt cho sức khỏe của mình và người thân.

Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần liên hệ, có thể comment xuống dưới bài viết này hoặc qua các kênh mạng xã hội:

  • Facebook: Nông Trại Nấm Xanh
  • Instagram: nongtrainamxanh
  • Youtube: Nấm Xanh Farm

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP