Rau chùm ngây là một loại cây thuốc phổ biến có tác dụng trị bệnh và hỗ trợ sức khỏe. Loại thảo dược này đã được sử dụng từ thời cổ đại, chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ cùng bạn đọc khám phá các tác dụng chữa bệnh của loại rau này trong y học cùng với những lưu ý cần thiết khi sử dụng để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả trong trị bệnh.

>>> Bài viết cùng chủ đề:

  • Bật mí tác dụng của cây vòi voi trong việc chữa bệnh
  • Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng
  • Lợi ích quan trọng của đậu đỏ đối với cơ thể và làn da

Rau chùm ngây là gì? Hàm lượng dinh dưỡng trong rau chùm ngây

Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa Oleifera, còn có tên gọi khác như cây cải ngựa, cây dùi trống,… là loại thực vật có nguồn gốc từ vùng Nam Á. Trước đây, cây này mọc hoang rải rác nhiều khu vực tại Việt Nam nhưng ít ai biết được tác dụng của nó về mặt dinh dưỡng và y học. Sau khi khoa học công bố nhiều thông tin về chùm ngây, loại cây này trở thành một loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng cho cả gia đình.

Cây chùm ngây có tác dụng gì?
Chùm ngây được biết đến là loại thảo dược tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Những chất dinh dưỡng tổng hợp của loại rau này bao gồm nhiều protein và các vitamin thiết yếu. Ngoài ra, chúng còn chứa 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều chất xúc tác và nhiều chất chống oxy hóa khác.

Chùm ngây có hơn 90 loại dưỡng chất, trong đó có 18 loại axit amin, 46 loại chất chống oxy hóa. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C nhiều hơn cam 7 lần, canxi nhiều hơn sữa 4 lần, vitamin A nhiều hơn cà rốt 4 lần, protein nhiều hơn sữa chua 2 lần, sắt nhiều hơn cải bó xôi 3 lần,…

Công dụng của chùm ngây trong y học dân gian

Trong y học dân gian, chùm ngây đã được sử dụng từ lâu đời để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng chính trong y học dân gian:

  • Kích thích tiêu hóa: Bổ sung cành non, lá non, bánh tẻ, hoa và quả xanh của cây sau khi luộc sẽ giúp tiêu hóa tốt, thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất.
  • Lợi sữa: Lá non của loại rau này có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác để làm thuốc lợi sữa, giúp cân bằng và tăng lượng sữa mẹ.
  • Lợi tiểu: Lá già sau khi phơi khô đem sắc uống sẽ có hiệu quả lợi tiểu nhẹ, giúp đào thải các chất độc hại và giảm căng thẳng cho hệ tiết niệu.
  • Chữa tê thấp: Dầu ép từ hạt của cây này được sử dụng pha loãng và xoa bóp, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng tê thấp khớp, đặc biệt hữu hiệu đối với người bị thoái hóa khớp.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da và mô mềm: Ngoài ra, loại cây này cũng được sử dụng ngoài da để làm thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, làm dịu các vết thương, đốt hay sưng đỏ.
Tham Khảo Thêm:  Lăn kim trị sẹo rỗ

Xem thêm:

  • Tác dụng của cây đương quy đối với sức khỏe
  • Cây đuôi chuột và những công dụng cho sức khỏe
Cây chùm ngây trị bệnh gì?
Chùm ngây đã được sử dụng từ lâu đời để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý (Nguồn: Internet)

Tác dụng của chùm ngây trong y học hiện đại

Cây chùm ngây là một trong những loại cây có nguồn dinh dưỡng phong phú và được biết đến với nhiều tác dụng quý giá trong y học hiện đại. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để khám phá và chứng minh những tác dụng y học của cây cải ngựa, đồng thời xác định các thành phần hoá học quan trọng trong cây đóng vai trò trong các tác dụng này.

  • Ngăn ngừa ung thư: Lá cây chùm ngây chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm cùng các hoạt chất khác có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, những chất có thể gây ung thư và gây hại cho DNA. Trong tạp chí Thực phẩm và chất độc học năm 2011, đã đưa ra kết quả nghiên cứu về chiết xuất từ lá chùm ngây có khả năng ức chế sự phát triển của ung thư. Ngoài ra, lá cây này còn chứa niazimicin và sitosterol, một hợp chất có thể giúp ngăn cản các tế bào ung thư sinh sôi.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Chùm ngây có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa các tổn thương ở cơ tim và duy trì một trái tim khỏe mạnh, nhờ vào các chất chống oxy hóa mạnh trong chiết xuất của lá.
  • Bảo vệ gan: Chùm ngây có công dụng bảo vệ và cải thiện chức năng gan nhờ thành phần chứa silymarin, một hoạt chất có thể cải thiện chức năng men gan và ngăn ngừa các tổn thương do tiêu thụ nhiều chất béo. Ngoài ra, hoa và rễ của cây chùm ngây cũng giàu các hợp chất như β-sitosterol, quercetin, rutin, glycoside và flavonoid, có khả năng bảo vệ gan khỏi quá trình oxy hóa lipid.
  • Giảm lượng đường huyết: Lá chùm ngây chứa các chất như isothiocyanates, axit chlorogenic có khả năng làm giảm đường huyết và đường niệu, cũng như protein niệu. Nhờ vậy, bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng chùm ngây để hỗ trợ ổn định lượng đường huyết sau khi ăn.
  • Giảm huyết áp cao: Chứa các hợp chất như isothiocyanate có khả năng ngăn ngừa tình trạng dày cứng của động mạch, dẫn đến cao huyết áp. Do đó, loại thảo dược tự nhiên này có thể giúp hạ huyết áp và bảo vệ tim mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Lá chùm ngây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Lá chùm ngây giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C và kẽm, giúp tăng cường các chức năng của tế bào miễn dịch. Nhờ vậy, loại thảo dược này có thể ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hay các gốc tự do vào cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Ngừa thiếu máu: Vì chứa hàm lượng sắt cao nên cây chùm ngây có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Việc tiêu thụ 100g bột lá khô có thể cung cấp cho cơ thể tới 28mg sắt, cao hơn so với ăn thịt bò hay các loại thịt khác.
  • Hỗ trợ chữa sỏi thận: Lá chùm ngây được biết đến với tác dụng lợi tiểu, giúp người bệnh đào thải sỏi thận và các tinh thể gây sỏi. Chúng có chứa nhiều chất xơ và hoạt chất khác, có thể giúp phá vỡ và loại bỏ các mảnh sỏi trong thận.
  • Giúp làm đẹp da và dưỡng tóc chắc khỏe: Dầu hạt là một loại dầu thiên nhiên có nhiều lợi ích cho da và tóc. Chúng chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin E và các chất chống oxy hóa, có thể giúp da ngăn chặn các gốc tự do gây lão hóa. Dầu từ cây dùi trống cũng giúp nuôi dưỡng mái tóc mềm mại, bóng mượt và khỏe mạnh.
  • Trị táo bón: Phần lá chùm ngây có lượng chất xơ cao, cả hòa tan và không hòa tan, có lợi cho hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp làm mềm chất thải, kích thích đường ruột hoạt động và cải thiện tình trạng táo bón.
  • Tăng cường khả năng hồi phục: Rau chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng. Chùm ngây còn có công dụng tăng sức đề kháng với các bệnh như cúm, sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng, nhờ chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, vitamin C và kẽm.
  • Lợi sữa: Theo một nghiên cứu năm 2000 của Corazon P Estrella và các cộng sự tại khoa Nhi của Trung tâm y khoa PGH, lá cây chùm ngây có chứa các chất có tác dụng kích thích sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú.
  • Giảm viêm: Lá chùm ngây có khả năng chống viêm hiệu quả nhờ chứa các hoạt chất như isothiocyanates, alkaloid, flavonoid, tannin và glycoside, có thể ức chế sự hoạt động của NF-KB, một yếu tố gây viêm. Quercetin là một trong những hoạt chất quan trọng nhất trong lá dùi trống, có thể giúp giảm viêm ở nhiều bộ phận cơ thể.
  • Giúp giảm độc tính của asen: Asen là một chất độc hại có chứa trong một số loại thực phẩm, nước uống và đất. Chất này có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như sừng hóa da, viêm da, bệnh tim mạch, suy thận, tiểu đường và một số loại ung thư. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ lá cải ngựa có tác dụng suy giảm độc tính của asen và bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
  • Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe não bộ: Loại thảo dược này giàu các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do hoạt động của gốc tự do trong cơ thể. Chúng cũng giúp ổn định quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và noradrenaline, những chất quan trọng đối với trí nhớ, tâm trạng và phản ứng kích thích.
  • Giúp giảm cân: Hoạt chất isothiocyanate có trong cây giúp cơ thể tăng cường đốt cháy chất béo, giảm cholesterol và kết hợp với hàm lượng chất xơ dồi dào và giá trị năng lượng thấp, giúp hiệu quả giảm cân.
  • Giúp xương khớp khỏe mạnh: Loại rau này chứa nhiều canxi và phốt pho, là những dưỡng chất quan trọng cho xương khớp. Các hoạt tính chống viêm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp và phục hồi xương bị tổn thương.
  • Hỗ trợ sức khỏe não bộ: Thảo dược ba đậu dại cung cấp nhiều dinh dưỡng, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có thể giúp tế bào não chống lại các tổn thương do gốc tự do đồng thời giúp ổn định các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.
  • Hỗ trợ giảm cân: Vì chứa thành phần isothiocyanate, một hoạt chất có thể giúp đốt cháy chất béo, hạ cholesterol và cùng với chất xơ, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả (nghiên cứu tại trường Đại học Rutgers ở Hoa Kỳ).
Tham Khảo Thêm:  Điều cần biết về mụn nhọt – áp xe da
Tác dụng quý giá của cây chùm ngây trong y học hiện đại
Ba đậu dại mang lại nhiều tác dụng quý giá trong y học hiện đại (Nguồn: Internet)

Liều dùng cây chùm ngây hợp lý

Để sử dụng cây ba đậu dại hiệu quả và an toàn, người bệnh nên tuân theo liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe, tuổi tác và các yếu tố khác của mình. Liều lượng quá cao có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng loại thảo dược này.

Chùm ngây có thể dùng được với liều 6g mỗi ngày trong 3 tuần mà không gây hại. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn của ba đậu dại với liều khi dùng làm thuốc. Nếu người dùng mua loại thảo dược được bào chế sẵn thì nên đọc kỹ nhãn sản phẩm để biết thêm thông tin.

>>> Tìm hiểu thêm: Bật mí 8 công dụng của hạt chia có thể bạn chưa biết

Cách sử dụng lá chùm ngây
Sử dụng cây cải ngựa đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả và an toàn (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của rau chùm ngây

Việc dùng chùm ngây đúng cách và đúng liều lượng có thể không gây hại cho sức khỏe. Người bệnh có thể sử dụng các phần lá, quả và hạt của cây như là một thực phẩm bình thường. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn rễ và dùng chất chiết xuất mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc.

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào về các tác dụng phụ của ba đậu dại. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, loại thảo dược này có thể gây ra các tác dụng phụ như tổn thương gan và thận, tê liệt, tiêu chảy nhẹ. Người bệnh nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi dùng để không gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Tham Khảo Thêm:  Ở trong nhà có nên bôi kem chống nắng? Đây là câu trả lời từ chuyên gia
Một số tác dụng phụ
Chùm ngây có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn (Nguồn: Internet)

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về những tác dụng chữa bệnh công hiệu mà chùm ngây mang lại. Tuy nhiên, cần lưu ý thận trọng khi sử dụng, nên tham khảo tư vấn của chuyên gia y tế và không nên vượt quá liều lượng khuyến nghị. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Câu hỏi liên quan

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP