Tác dụng của cây dọc mùng (bạc hà) – 'mọc dại' mà vô cùng quý

Tác dụng của cây dọc mùng (bạc hà) – 'mọc dại' mà vô cùng quý

Các loại rau xanh trong ẩm thực Việt vốn “muôn màu muôn vẻ” và luôn được kết hợp rất linh hoạt, hài hòa. Cây dọc mùng tưởng chừng chỉ là cây dại mọc bụi nhưng lại góp phần làm trọn vẹn hương vị món ăn và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.

Bài viết dưới đây, xin giới thiệu đến bạn hàm lượng dinh dưỡng của cây dọc mùng và một số tác dụng của cây dọc mùng trong cải thiện sức khỏe.

1. Cây dọc mùng là gì?

Cây dọc mùng còn gọi cây bạc hà, môn thơm hay mùng thơm (tên khoa học là Alocasia indica hay Alocasia odora), là thân thảo nhiều năm, được mọc ở nơi đất trũng và ẩm. Lá cây dọc mùng thường cao hơn 1 mét, bản hình trái tim, dài 20 đến 120 cm, giữa có gân lá chạy dọc chiều dài của lá. Phần rễ phình ra như dạng củ.

Trên thực tế, dọc mùng thường rất dễ bị nhầm lẫn với cây khoai ráy, nhưng nếu chú ý kĩ thì bạn sẽ thấy cuống lá của cây dọc mùng có màu xanh nhạt và lớp phấn trắng phủ bên ngoài. Cả hai loại này đều nên được chế biến chín, tránh ăn trực tiếp khi còn sống.

tac-dung-cua-cay-doc-mung-bac-ha-moc-dai-ma-vo-cung-quy-voh-0

2. Tác dụng của cây dọc mùng với sức khỏe

Kết hợp sử dụng dọc mùng trong chế biến vừa giúp hương vị món ăn trở nên thơm ngon, vừa là cách để bạn chủ động thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu và cải thiện sức khỏe. Theo đó, bổ sung thêm dọc mùng trong khẩu phần ăn sẽ mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời này:

2.1 Thanh nhiệt cơ thể

Cuống lá của cây dọc mùng là phần được chúng ta thu hái và sử dụng phổ biến nhất, bởi bộ phận này rất mọng nước, mềm xốp. Cũng chính nhờ những “ưu điểm” đó mà các món ăn từ dọc mùng khá thanh mát, có công dụng giải nhiệt cơ thể vô cùng hữu hiệu.

2.2 Cải thiện cơn ho

Trong y học cổ truyền, dọc mùng được xem như một dược liệu cải thiện cơn ho khá hiệu quả. Lúc này bạn có thể thái lát mỏng, rửa sạch rồi phơi khô dọc mùng rồi nấu nước uống để làm dịu tình trạng ngứa rát cổ họng, gây viêm họng và ho dai dẳng.

Xem thêm: Tất tần tật những cách ‘đánh bật’ cơn ho có đờm ra khỏi cơ thể

2.3 Kích thích tiêu hóa

Dọc mùng được xếp vào nhóm rau xanh chứa hàm lượng lớn chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Theo đó, chúng ta biết rằng chất xơ khi vào đường ruột sẽ tăng cường hút nước làm mềm phân, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp để đào thải phần ra ngoài, hạn chế bị táo bón hay khó tiêu.

Tham Khảo Thêm:  Cá lăng: Đặc điểm và cách nuôi

2.4 Kiểm soát đường huyết

Không chỉ là chất xúc tác quan trọng của hệ tiêu hóa, chất xơ khi vào cơ thể còn có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát tốc độ chuyển hóa đường glucose. Điều này chính là yếu tố then chốt giúp phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết hiệu quả?

2.5 Ngăn ngừa tăng huyết áp

Bổ sung thêm dọc mùng khi chế biến các món ăn là bạn đã tận dụng được một nguồn cung cấp khoáng chất kali rất dồi dào. Lượng kali từ loại rau thanh mát này có đặc tính đào thải muối natri dư thừa tích tụ máu, giảm áp lực lên thành mạch, từ đó ngăn ngừa huyết áp tăng cao vượt mức an toàn.

2.6 Tăng cường sức đề kháng

Có thể bạn chưa biết, dọc mùng rất giàu vitamin C, trung bình trong 100g có chứa lượng tương đương với hơn 15% nhu cầu hàng ngày. Nhóm vitamin thiết yếu này sẽ tham gia vào quá trình hình thành tế bào bạch cầu trung tính, thúc đẩy khả năng “phòng ngự” của cơ thể trước sự tấn công từ mầm bệnh, củng cố sức đề kháng mạnh mẽ hơn.

tac-dung-cua-cay-doc-mung-bac-ha-moc-dai-ma-vo-cung-quy-voh-1

2.7 Hỗ trợ điều trị sởi phát ban

Tác dụng của cây dọc mùng trong việc hỗ trợ điều trị sởi phát ban hiện nay vẫn đang được nghiên cứu và chứng minh. Tuy nhiên đây là một loại rau xanh khá bổ dưỡng, giàu vitamin nên nếu bạn làm sạch kĩ lưỡng thì vẫn có thể sắc nước uống khi đang điều trị bệnh.

3. Bà bầu ăn dọc mùng được không?

Dọc mùng vốn có đặc tính ngọt giòn, thanh mát nên đây cũng là một món rau mà nhiều mẹ bầu muốn bổ sung vào thực đơn dưỡng thai. Bà bầu vẫn ăn dọc mùng được trong thai kì, song phải đảm bảo sử dụng lượng phù hợp, đồng thời nên kết hợp linh hoạt và đa dạng nhiều loại rau xanh khác thay vì chỉ tập trung ăn các món từ dọc mùng.

Xem thêm: Bà bầu ăn dọc mùng được không và những ‘bật mí’ mẹ chưa biết

4. Hướng dẫn nấu món ngon từ dọc mùng

Giống như nhiều loại rau xanh thông thường khác, dọc mùng có thể dùng làm nguyên liệu cho món canh, món xào hay thậm chí là đem làm dưa muối. Nhưng bạn hãy yên tâm nhé, công đoạn chế biến món ngon từ dọc mùng không phức tạp mà rất dễ để tự thực hiện ngay tại nhà. Cùng khám phá ngay dưới đây nhé!

Tham Khảo Thêm:  5 Cách Làm Bánh Da Lợn Đơn Giản Chuẩn Vị Miền Tây

4.1 Canh cá dọc mùng

tac-dung-cua-cay-doc-mung-bac-ha-moc-dai-ma-vo-cung-quy-voh-2
  • Cá lóc (cá quả): 500 – 700g (có thể thay đổi loại cá tùy theo sở thích)
  • Dọc mùng (cây bạc hà): 300 – 500g
  • Cà chua: 3 – 4 trái
  • Đậu bắp: 50 – 70g
  • Dứa (thơm): 1/2 trái
  • Giá đỗ: 100g
  • Hành lá
  • Hành tím
  • Rau ngò om (rau ngổ)
  • Nước cốt me
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm
  • Tước bỏ vỏ dọc mùng, thái lát mỏng rồi đem bóp muối và ngâm rửa sạch trong khoảng 30 phút để sạch nhựa nhớt.
  • Làm sạch cá, chặt thành các khúc nhỏ vừa ăn, ướp với chút nước mắm, hạt nêm khoảng 20 phút.
  • Gọt vỏ dứa, bỏ phần mắt, sau đó thái lát mỏng.
  • Ngâm rửa sạch giá đỗ.
  • Rửa sạch cà chua (có thể gọt vỏ hoặc không), đem thái múi cau.
  • Phi thơm hành tím, cho cà chua, dứa và cá vào xào trước, khi cà chua chín mềm thì đong lượng vừa ăn vào nồi hầm khoảng 30 – 45 phút.
  • Khi canh sôi, cho dọc mùng vào, đảo đều bằng thìa canh, tuyệt đối không dùng đũa. Đun thêm khoảng 5 – 7 phút thì trút giá đỗ vào, nêm lại gia vị, hòa chút nước cốt me nếu thiếu chua. Trước khi tắt bếp thì cắt hành lá, rau ngò om vào.

Xem thêm: Tuyệt chiêu nấu canh chua cá hú rau muống thật đơn giản, cả nhà ăn mà thỉnh thoảng lại thèm!

4.2 Bún mọc dọc mùng

tac-dung-cua-cay-doc-mung-bac-ha-moc-dai-ma-vo-cung-quy-voh-3
  • Dọc mùng (cây bạc hà): 300 – 500g (tùy nhu cầu)
  • Sườn heo non: 400g
  • Giò sống (mọc): 400g
  • Nấm mèo (mộc nhĩ): 50g
  • Nấm hương (nấm đông cô): 50g
  • Bún tươi (tùy nhu cầu)
  • Cà chua: 3 – 4 trái
  • Hành lá
  • Hành tím
  • Gia vị: hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu
  • Gọt bỏ vỏ dọc mùng, thái lát mỏng rồi đem bóp với muối hạt và ngâm rửa sạch khoảng 30 phút. Có thể dùng găng tay khi rửa để không bị ngứa ngáy.
  • Sơ chế sườn non, chặt thành khúc vừa ăn, sau đó đem hầm nước khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Rửa sạch và ngâm rửa nấm mèo, nấm hương, để ráo nước rồi băm nhuyễn nhỏ.
  • Trộn đều giò sống với nấm mèo, nấm hương, hành lá, thêm chút hạt nêm, tiếp đến khéo léo viên tròn lại thả vào nước hầm sườn.
  • Rửa sạch cà chua (có thể gọt vỏ nếu muốn), đem thái múi cau.
  • Phi thơm hành tím, cho cà chua vào xào chín mềm, trút vào nước hầm. Đun khoảng 5 – 7 phút thì thả dọc mùng vào, nêm nếm lại gia vị.
  • Trụng (chần) bún rồi chan nước hầm và dùng món.

Xem thêm: Nấm mèo (mộc nhĩ) – thực phẩm cực kì có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách

4.3 Dọc mùng muối chua

tac-dung-cua-cay-doc-mung-bac-ha-moc-dai-ma-vo-cung-quy-voh-4
  • Dọc mùng (cây bạc hà): 500 – 700g
  • Giá đỗ: 200g
  • Nước vo gạo
  • Tỏi
  • Lá chanh
  • Ớt tươi
  • Gia vị: đường, muối
  • Gọt bỏ vỏ dọc mùng, thái lát mỏng rồi đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút.
  • Cho dọc mùng vào tô hoặc thau sạch, thêm muối vào, bóp đều tay để ngấm vị.
  • Rửa sạch giá đỗ để ráo.
  • Hòa nước vo gạo với đường, muối, rồi bắc bếp đun sôi, chú ý khuấy đều tay để đường và muối tan hết.
  • Vắt dọc mùng, cho vào lọ đừng, trút nước gạo đã nguội vào, nén chặt dọc mùng, đậy nắp lại và ủ khoảng 3 – 4 ngày.
  • Trộn đều giá đỗ với dọc mùng đã muối chua, thêm tỏi ớt băm nhỏ, lá chanh (đã thái sợi chỉ), trộn đều và thưởng thức.

Xem thêm: 6 tác dụng của dưa muối đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn

4.4 Dọc mùng xào thịt bò

tac-dung-cua-cay-doc-mung-bac-ha-moc-dai-ma-vo-cung-quy-voh-5
  • Dọc mùng: 300g
  • Thịt bò: 200g
  • Tỏi
  • Hành tây
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu hào (nếu có)
  • Tước bớt vỏ rồi thái lát dọc mùng, đem rửa và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 30 phút.
  • Rửa sạch thịt bò, đem thái lát mỏng để khi xào không bị dai, ướp với chút gia vị.
  • Thái hành tây thành các lát mỏng.
  • Băm nhỏ tỏi, phi thơm, cho thịt bò vào xào trước, khi thịt săn chín lại thì trút ra để riêng.
  • Tiếp đến cho dọc mùng vào xào, đảo chín đều thì trút thịt bò vào lại, thêm hành tây vào, nêm lại gia vị rồi có thể tắt bếp.

Xem thêm: Bật mí tác dụng của thịt bò và 10 món ăn tốt cho sức khỏe

5. Những lưu ý an toàn cần biết khi ăn dọc mùng

Để đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng dọc mùng trong chế biến ẩm thực, bạn nên ghi nhớ thực hiện các lưu ý sau:

Tham Khảo Thêm:  Lẩu chó ăn rau gì ngon nhất và những nguyên liệu cần có

5.1 Làm sạch kĩ càng

Một số nghiên cứu nhận thấy rằng dọc mùng có chứa hoạt chất gây ngứa ngáy nên trước khi chế biến, chúng ta phải tước bỏ vỏ, ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng. Đặc biệt, theo mẹo dân gian, trong quá trình nấu, nếu muốn đảo hoặc khuấy món ăn từ dọc mùng, chú ý dùng muỗng thìa hoắc vá thay vì đũa.

5.2 Không ăn quá nhiều

Ăn dọc mùng với lượng vừa phải hợp lý sẽ giúp chúng ta hấp thu chất dinh dưỡng trọn vẹn nhất. Theo đó, chỉ nên ăn từ 300 – 500g mỗi bữa, tuần ăn khoảng 2 – 3 lần là được.

5.3 Hạn chế ăn khi có thể trạng hàn

Nếu thuộc người có thể trạng hàn, dễ bị lạnh tay hoặc mắc chứng tiêu chảy thì nên hạn chế ăn quá nhiều dọc mùng.

Hy vọng rằng với những thông tin về đặc điểm, tác dụng của cây dọc mùng cùng cách sử dụng an toàn trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về một loại rau dân dã, “rẻ bèo” và rất tốt cho sức khỏe nhé.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP