Tê Giác : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Tê Giác : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Tê Giác, Tê ngưu giác, Hương tê giác, Tê Giác Một Sừng.
  • Tên khoa học: Rhinoceros unicornis L hoặc Rhinoceros sondaicus Desmarest.
  • Họ: Rhinocerotidae.
  • Công dụng: Sừng Tê giác có tác dụng giải ôn độc và định kinh, thanh huyết nhiệt, thường dùng để điều trị các tình trạng bệnh lý sốt vàng da, sốt quá hóa điên cuồng, chảy máu cam, thổ huyết, ung độc, hậu bối, nhức đầu.

Mô tả dược liệu Tê giác

Tê giác nhỏ một sừng – Rhinoceros sondaicus Desmarest là một con vật to thô, con đực cao từ vai xuống khoảng 1,7m, con cái khoảng 1,6m. Thân dài 3,6m, nặng trên 1.000kg, có một sừng trên mũi dài 25cm, có khi tới 39cm. Sừng đôi khi thiếu hẳn ở con cái. Da nhẵn không sùi mấu, biểu bì có rãnh nhỏ chia làm nhiều đĩa nhỏ nhiều cạnh. Bề mặt thân chia làm nhiều mảnh giáp với nhau bởi nhiều nếp; nếp trước và sau vai cũng như nếp trước đùi kéo dài qua lưng. Nếp gáy tương đối kém phát triển. Màu da xám thẫm toàn thân.

Tham Khảo Thêm:  Những điều cần biết về danh từ số ít và danh từ số nhiều trong tiếng Anh 

Tê giác Ấn Độ – Rhinoceros unicornis L. to và nặng hơn, trừ tai và đuôi có lông, toàn thân nhẵn, sừng dài và to hơn.

Tê giác hai sừng Inđônêxia – Rhinoceros sumatrensis Cuvier-so với hai loài trên nhỏ và ngắn hơn, thân dài 2,4-2,5m, con đực và con cái đều có hai sừng song song, sừng trước dài hơn. Sừng của con cái nhỏ và ngắn hơn.

Tại châu Phi còn hai loài tê giác nữa đều có hai sừng là hắc tê (Rhinoceros bicornis L.) và bạch tê (Rhinoceros simus Cottoni).

Tê Giác : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Tê giác là loài đặc hữu của châu Phi và châu Á, tuy nhiên số lượng hiện nay không nhiều như các loài động vật khác.

Tại châu Á, Tê giác phân bố ở Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Indonesia; trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, những vùng hiểm trở, cạnh sông suối, đầm lầy vì đặc tính thích đắm mình trong bùn. Thức ăn của Tê giác chủ yếu là quả non, cành non, lá non, măng tre, măng nứa, củ rễ. Tê giác sống đơn độc, con đực và con cái chỉ cặp đôi vào mùa sinh sản; khoảng 3 – 4 năm mới đẻ một lứa và mỗi lứa chỉ có một con non.

Thu hoạch và chế biến: Người ta thu hoạch sừng Tê giác bằng cách tách lớp da dày khỏi xương mũi, sau đó cạo sạch gai cứng và màng ở phần đế.

Bộ phận sử dụng của Tê giác

Sừng Tê giác.

Tê Giác : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Thành phần hóa học

Sừng Tê giác có chứa các chất như keratin, calci phosphat, calci carbonat. Ngoài ra, khi thủy phân sừng Tê giác sẽ thu được các acid amin là acid thiolactic (thiolactic), tyrosin và cystein.

Có nghiên cứu cho rằng nước chiết từ sừng cho phản ứng alcaloid nhưng chưa rõ hoạt chất tác dụng.

Tác dụng của Tê giác

Theo y học cổ truyền

Tê giác là một vị thuốc quý, thường sử dụng trong Đông y. Sừng Tê giác có vị đắng, chua, hơi mặn; tính hàn, không độc và quy vào 3 kinh tâm, can và vị.

Vị thuốc này có tác dụng thanh huyết nhiệt (làm mát huyết), định kinh và giải ôn độc, thường dùng để điều trị các tình trạng bệnh lý sốt vàng da, sốt quá hóa điên cuồng, chảy máu cam, thổ huyết, ung độc, hậu bối, nhức đầu. Ngoài ra, sừng Tê giác còn được coi là loại thuốc kích thích sinh dục mạnh.

Theo y học hiện đại

Có nghiên cứu cho thấy sừng Tê giác làm kích thích làm tăng nhu động ruột non, giảm bạch cầu và tăng hồng cầu. Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã dùng một đơn thuốc có vị thuốc này để chữa bệnh viêm não và cho kết quả khả quan.

Liều lượng và cách dùng Tê giác

Liều dùng: Lấy 0,5 – 1g sừng Tê giác sắc, mài lấy nước hoặc tán bột rồi uống.

Có thể dùng tới 4g hay 12g.

Bài thuốc chữa bệnh từ Tê giác

Trị chảy máu cam, sốt nóng mê man, nói nhảm; thổ huyết; phát ban hoặc mụn đậu mọc chi chít

Mài sừng Tê giác với nước và uống đặc để chữa các chứng.

Hạ sốt, giải độc

Sắc các vị thảo mộc Cam thảo, Mộc thông, Phòng phong, Tang bạch bì, mỗi vị 4g cùng với 600ml nước, đển khi còn 200ml. Cho thêm sừng Tê giác đã mài vào rồi chia thành 3 lần và uống trong ngày.

Trị ngộ độc thuốc

Đốt cháy sừng Tê giác, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g.

Trị thổ tả chướng bụng

Đốt cháy sừng Tê giác rồi tán nhỏ. Lấy 4g phối hợp với trầm hương, hạt cau khô và hạt củ cải.

Lưu ý khi sử dụng Tê giác

Không dùng sừng Tê giác cho người đại nhiệt không có ôn độc (không phải sốt cao), phụ nữ có thai.

Vì Tê giác là loài động vật đẻ ít, khó nuôi, bị săn bắt ráo riết nên số lượng trên thế giới giảm sút rõ rệt và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, sừng Tê giác rất quý hiếm cho nên có nhiều người dùng sừng của loài động vật khác để làm giả.

Bảo quản Tê giác

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Tê giác cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Gần đây, tại Trung Quốc, các nhà Trung y tỉnh Quảng Đông đã dùng sừng trâu – Cornu Bubali tức là sừng của con trâu hay thủy ngưu – Bubalus bubalis L. để thay sừng tê giác. Theo các vị trung y đã dùng sừng trâu nói sừng trâu cũng tốt. Vậy ta có thể nghiên cứu để dùng thay tê giác vừa hiếm lại vừa đắt. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP