Sữa mẹ bị hỏng dùng cho trẻ nhỏ có thể dẫn đến những nguy hiểm khó lường, thậm chí gây tử vong nếu không may bị ngộ độc. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu sữa mẹ bị hư? Hãy cùng ACC tìm hiểu cách nhận biết sữa mẹ hư qua bài viết dưới đây nhé. Sữa mẹ luôn được coi là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh. Do đó, chất lượng của sữa rất quan trọng. Đối với những bà mẹ có lượng sữa nhiều và cần dự trữ cho con thì việc bảo quản đúng cách là vô cùng cần thiết để tránh sữa mẹ bị hỏng và giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Dấu hiệu và cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Những gì mẹ nạp vào cơ thể như thức ăn hoặc thuốc men có thể ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ nên đôi khi sữa mẹ sẽ có mùi lạ, nhưng như vậy chưa hẳn là không an toàn. Chính vì vậy, điều này đã làm cho không ít mẹ bỉm khó xử khi nhận biết sữa mẹ bị hư hỏng như thế nào là đúng.
Dưới đây là một số dấu hiệu và cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng phổ biến như:
1. Sữa mẹ có vị chua sau khi trữ đông
Sữa mẹ thường sẽ có màu trắng ngà, không chua, mùi thơm dễ chịu. Sau khi trữ đông, bạn hãy nếm thử, nếu có thấy vị chua, mùi tanh khó chịu, sữa mẹ bị nhớt thì đó chính là dấu hiệu việc sữa mẹ bị hỏng.
Một số nguyên nhân có thể khiến sữa mẹ bị chua như:
- Chế độ ăn uống chưa hợp lí: Mẹ ăn nhiều thực phẩm có mùi tanh và nồng như cá, gia vị như ớt, tỏi, đồ ăn cay nóng… dẫn đến việc mùi vị sữa bị ảnh hưởng, không thơm, thậm chí còn có mùi chua, khiến sữa mẹ bị hư hỏng.
- Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh khiến hệ tiêu hóa và bài tiết bị ảnh hưởng
- Bầu ngực chưa được vệ sinh sạch sẽ: sữa mẹ bị rỉ ra ngoài nhưng không được vệ sinh sạch, từ đó sẽ bị hôi gây mùi khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, ảnh hưởng tới chất lượng sữa, khiến sữa mẹ bị chua.
- Sữa mẹ không được bảo quản đúng cách: sữa mẹ vắt ra nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, sử dụng bình trữ sữa, máy hút sữa không hợp vệ sinh thì chất lượng và mùi vị của sữa sẽ thể thay đổi. Khi sữa bị chua do bảo quản sai cách, mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
2. Sữa mẹ bị nổi váng
Một cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng là hiện tượng nổi váng của sữa. Việc chất béo tách ra khỏi sữa mẹ sau khi trữ đông là hiện tượng thường gặp. Thông thường, sau khi sữa mẹ được hâm nóng, chỉ cần lắc đều bình sữa thì lớp chất béo sẽ được hòa cùng sữa mẹ. Sau đó, mẹ chỉ việc kiểm tra nhiệt độ sữa rồi cho con bú như bình thường.
Tuy nhiên, sau khi lắc nhẹ và đều bình sữa mà lớp váng vẫn tách biệt (sữa mẹ bị kết tủa) thì sữa mẹ đã bị hỏng do bảo quản sai cách, nên loại bỏ không nên cho bé bú.
Ngoài ra, có một số trường hợp sữa mẹ sau khi rã đông có cặn trắng, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại. Nguyên nhân là do hàng ngày mẹ uống ít nước làm cho lượng sữa đặc và khó tan. Lúc này, mẹ chỉ cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và vẫn có thể sử dụng sữa cho con bình thường.
3. Có mùi lạ, mùi hôi khó chịu
Nếu được bảo quản đúng cách thì sữa mẹ sẽ có mùi dễ chịu. Tuy nhiên, sau khi rã đông mà sữa có hiện tượng hôi, tanh, chua thì đây chính là dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng, dinh dưỡng khi đó đã không còn được đảm bảo.
Tuy nhiên, cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng nếu chỉ dựa vào khứu giác không phải lúc nào cũng chính xác. Đôi khi, chế độ ăn uống của mẹ hoặc các loại thuốc mẹ đang dùng cũng sẽ khiến sữa mẹ có mùi khác lạ. Tuy sữa mẹ có mùi lạ nhưng vẫn an toàn, chỉ cần bé không cảm thấy khó chịu với mùi này thì mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường.
Để cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng chính xác hơn, mẹ có thể thử đông lạnh một lượng ít sữa mẹ trong khoảng 5 ngày, sau đó bỏ ra rã đông và ngửi thử. Do khoảng thời gian đông lạnh khá ngắn nên chắc chắn sữa mẹ sẽ không bị hỏng. Vì vậy, nếu sau khi rã đông sữa mẹ có mùi lạ thì thường nguyên nhân là do ảnh hưởng của chế độ ăn uống.
4. Sữa mẹ vị có lạ
Ngoài việc kiểm tra sữa mẹ thông qua mắt thường thì việc nếm thử sữa cũng là một cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng. Thông thường sữa mẹ sẽ có mùi thơm đặc trưng, béo ngậy, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt. Nếu cảm thấy sữa mẹ có những vị khác lạ thì rất có thể sữa đã bị hỏng, không nên sử dụng
5. Quá thời hạn bảo quản
Đặc tính của sữa mẹ là làm chậm sự phát triển của vi khuẩn xấu. Thế nhưng, đặc tính này thường suy giảm theo thời gian bảo quản của sữa khi ở bên ngoài. Vì vậy, chú ý đến thời gian bảo quản cũng được xem là cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng hay chưa.
Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu thì hỏng? Các chuyên gia khuyến nghị, sữa mẹ sau khi vắt để được từ 2 – 6 giờ ở nhiệt độ phòng, 2 ngày nếu được bảo quản trong tủ mát và 2 – 6 tháng nếu được bảo quản ở tủ đông chuyên dụng. Bạn nên kiểm tra kỹ trước khi sử dụng để tránh tình trạng sữa mẹ bị hư hỏng và mất đi dinh dưỡng cần thiết.
Thời gian bảo quản sữa mẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, do đó, để an toàn và tốt nhất mẹ nên cho con bú trực tiếp hoặc chỉ bảo quản sữa mẹ trong tủ đông không quá 4 ngày để tránh hư hỏng.
6. Bé quấy khóc, không muốn bú
Các bé yêu thường có vị giác rất nhạy cảm. Nếu bé cứ mãi quấy khóc, từ chối dùng sữa thì rất có thể sữa mẹ bị hỏng, gây cảm giác khó chịu không muốn uống.
Những nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng
Vậy, nguyên nhân cụ thể khiến sữa mẹ bị hư hỏng là gì? Có rất nhiều nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất mà các bà mẹ nên nắm được:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Chế độ dinh dưỡng và chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm có mùi tanh hay nồng như cá, hải sản… nhiều gia vị như tỏi, ớt, đồ ăn cay nóng… thì mùi vị sữa sẽ bị ảnh hưởng theo.
- Các dụng cụ hút sữa chưa được vệ sinh bảo quản đúng cách: Các vật dụng liên quan đến việc hút, vắt sữa và tích trữ sữa nếu không được tiệt trùng và bảo quản đúng cách cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng ngay lúc mới vắt ra. Để việc tiệt trùng đạt được hiệu quả, mẹ nên sắm mua một chiếc máy tiệt trùng bình sữa để đảm bảo an toàn hơn.
- Sữa mẹ để quá lâu: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sữa mẹ nếu bảo quản trong thời gian quá lâu sẽ làm giảm thiểu hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất trong sữa. Từ đó, có thể làm sữa mẹ bị hỏng và gây ảnh hưởng tới trẻ.
- Đổ quá đầy sữa trong bình hoặc túi: Việc đổ quá nhiều sữa trong một túi tích sữa cũng sẽ không tốt đối với việc bảo quản sữa, sữa bị quá hạn nhanh hơn. Chỉ nên đổ ¾ túi tích sữa và chú ý tuyệt đối không được dồn chung sữa đã tích trữ và sữa mới vắt vào chung 1 túi trữ.
- Để sữa ở cánh tủ lạnh: Để tiện cho việc lấy ra sử dụng, rất nhiều bà mẹ có thói quen để sữa ở ngay cánh tủ lạnh. Đây là vị trí mà nhiệt độ không quá lạnh và dễ rã đông, khiến sữa mẹ bị hư hỏng nhanh hơn. Không chỉ vậy, việc mở ra mở vào cánh tủ lạnh để lấy đồ ăn sẽ làm nhiệt độ bảo quản sữa không ổn định, dễ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và sữa mẹ bị hỏng
- Rã đông sữa mẹ cấp đông sai cách: Nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng rã đông sữa bằng cách để túi sữa ra khỏi tủ và rã đông dựa vào nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, đó là sai lầm. Việc rã đông như vậy vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng tới chất lượng sữa, thậm chí khiến sữa mẹ bị hỏng.
Bé bú sữa mẹ bị hỏng nguy hiểm như thế nào?
Khi bú phải sữa mẹ bị hỏng, bé sẽ gặp phải một số vấn đề sau:
- Bé tiêu chảy: Ngay sau khi bú sữa mẹ bị hỏng, các vi khuẩn có hại trong sữa sẽ ngay lập tức tác động đến hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
- Nôn mửa: Sau khi đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy, trẻ cũng có thể xuất hiện cảm giác muốn nôn mửa.
- Ngộ độc thực phẩm: Sữa mẹ bị hư, hỏng sẽ chứa một lượng vi khuẩn nhất định, có thể hiểu lúc đó sữa đã bị nhiễm khuẩn, chất lượng và dinh dưỡng của sữa đã không còn được đảm bảo. Khi bú vào, bé cũng sẽ bị nhiễm khuẩn theo.Ở thể nặng, trẻ có thể sẽ bị ngộ độc thực phẩm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Co thắt dạ dày: Sữa hỏng cũng sẽ khiến trẻ bị co thắt dạ dày, đau bụng, đầy bụng gây khó chịu.
Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ tránh hư hỏng, quá hạn
Để tránh việc sữa mẹ bị hỏng gây lãng phí và các hậu quả đáng tiếc khi bé yêu dùng sữa bị hỏng, cha mẹ hãy tham khảo một số phương pháp bảo quản sữa mẹ tránh hư hỏng, quá hạn sau đây:
1. Đông lạnh sữa mẹ
Nếu lượng sữa mẹ quá nhiều không thể dùng hết trong vòng 3-5 ngày, bạn nên đông lạnh sữa mẹ. Sữa sau khi rã đông nên dùng trong vòng 24 giờ.
Một số lưu ý khi đông lạnh sữa mẹ:
- Sữa mẹ có thể bảo quản đông lạnh từ 3 tháng đến 1 năm tùy vào tần suất mở tủ đông
- Không nên dùng lò vi sóng để rã đông
- Sau khi rã đông nên lắc nhẹ hoặc khuấy đều để lớp sữa và kem hòa tan với nhau
2. Sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng để bảo quản sữa
Để trữ sữa tránh sữa mẹ bị hỏng, không phải vật dụng nào cũng đủ tiêu chuẩn và đảm bảo trữ sữa. Bạn nên dùng bình sữa thủy tinh, bình dùng 1 lần hoặc tốt nhất là túi trữ sữa chuyên dụng để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa không bị mất đi.
3. Ghi ngày bảo quản và thời gian sử dụng
Việc ghi ngày bảo quản và thời gian sử dụng lên túi trữ sẽ giúp mẹ phân biệt được sữa nào có trước sữa nào có sau, từ đó có thể sử dụng hợp lí, tránh tình trạng chưa kịp dùng đến đã quá hạn và sữa mẹ bị hỏng. Mẹ có thể ghi ngày lên từng bịch sữa hoặc đựng chung các bịch sữa cùng một tuần, một tháng trong một túi và ghi rõ nhãn bên ngoài.
4. Cất sữa sâu bên trong tủ lạnh
Để duy trì nhiệt độ bảo quản sữa, mẹ nên cất sữa vào các vị trí sâu trong tủ lạnh. Bởi nếu để sữa ở các vị trí bên ngoài như cánh tủ rất dễ có hiện tượng thay đổi nhiệt độ khi mở ra mở vào, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
5. Đun nóng sữa nếu trẻ không chịu bú
Giác quan của các bé rất nhạy cảm, sữa đã qua trữ đông có thể sẽ có chút mùi vị khác lạ khiến bé không chịu bú. Gặp trường hợp này mẹ hãy đun nóng lại sữa sau khi rã đông, đun nóng đến 82 độ C (có bong bóng nổi lên, nhưng không sôi mạnh).
Mẹo bảo quản sữa mẹ được lâu, tránh sữa mẹ bị hỏng
Một số lưu ý để bảo quản sữa mẹ được lâu:
- Chỉ nên trữ sữa khoảng ¾ túi trữ
- Không nên để túi sữa ở khu vực cánh tủ bởi dễ tiếp xúc với nhiệt hoặc sự thay đổi nhiệt độ mỗi khi mở tủ lạnh. Mẹ nên để vào sâu trong tủ lạnh để tránh việc mất cân đối nhiệt độ, đảm bảo tốt điều kiện bảo quản cho sữa.
- Bảo quản sữa trong vật đựng kín để tránh sữa mẹ bị hỏng. Tốt nhất mẹ nên sử dụng bình sữa thuỷ tinh, bình dùng một lần hoặc túi “sữa mẹ”. Khi để sữa trong tủ lạnh, cũng phải đảm bảo các hộp đựng thức ăn khác trong tủ lạnh cũng đã đóng kín để sữa không bị ngấm mùi các thức ăn khác trong tủ. Ngoài ra, nếu muốn khử mùi của tủ lạnh, bạn có thể sử dụng một hộp muối nở.
- Nên ghi rõ ràng ngày sản xuất sữa trên các túi đựng. Như vậy có thể giúp mẹ nhận biết đâu là sữa cũ và đâu là sữa mới, từ đó có kế hoạch cho bé ăn sữa trước khi sữa mẹ bị hư, hỏng gây lãng phí.
- Không nên dồn chung sữa vừa hút và sữa đã trữ vào trong một túi bởi sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ giữa cữ sữa cũ và cữ sữa mới.
- Không bảo quản sữa một lần nữa sau khi đã rã đông/ đã sử dụng bởi sẽ khiến sữa mất đi dinh dưỡng và dễ hỏng. Vì vậy mẹ chỉ nên tích lượng sữa vào túi vừa đủ cho một lần sử dụng mà thôi
- Nên sử dụng máy hâm sữa để làm ấm sữa trước khi cho trẻ sử dụng
- Sữa trữ đông khi lấy cho trẻ sử dụng cần tránh đun nóng trực tiếp mà cần rã đông từ từ bằng cách ngâm trong nước nóng hoặc đặt dưới vòi nước xả từ từ.
- Không rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì như vậy vi khuẩn sẽ tăng lên
- Cần kiểm tra kỹ xem sữa mẹ có mùi hôi, mùi tanh, vị chua, mùi lạ gì hay không trước khi cho bé sử dụng để tránh trường hợp bé ăn phải sữa mẹ bị hỏng
- Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa bởi sẽ làm đứt gãy các chuỗi dinh dưỡng có trong sữa.
- Nên đông lạnh hoàn toàn sữa mẹ nếu lượng sữa đó không dùng hết trong vòng 5-8 ngày. Hãy đặt túi sữa sâu bên trong tủ đông và dùng sữa trong vòng 24h sau khi đã thực hiện rã đông. Tùy thuộc vào tần suất mở tủ đông, sữa mẹ có thể bảo quản trong vòng 3 tháng đến 1 năm mà không lo sợ sữa mẹ bị hỏng.
- Không làm đông lạnh lần 2 đối với những túi sữa đã được rã đông vì có thể làm giảm giá trị lipid trong sữa mẹ
- Quy tắc nhiệt độ trong việc bảo quản sữa mẹ:
- Nhiệt độ phòng (25 độ C): bảo quản được 4-6 tiếng
- 22 độ C: 10 tiếng
- 15 độ C: 24 tiếng
- Ngăn mát tủ lạnh (0 đến -4 độ C): 2 – 3 ngày
- Ngăn đá tủ lạnh (dưới -5 độ C): 2 tuần