Sữa chua không đông có dùng được không? Cách làm sữa chua

Sữa chua không đông có dùng được không? Cách làm sữa chua

Sữa chua là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và có thể dễ dàng tự ủ tại nhà. Mặc dù vậy, trong quá trình tự ủ sữa chua, có rất nhiều người gặp phải tình trạng sữa không đông, khó đông. Vậy sữa chua không đông có dùng được không, có phải là hỏng không và làm sữa chua thế nào là đúng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Làm sữa chua bị lỏng có ăn được không?

Tại sao làm sữa chua lại không đông?

Sữa chua là món ăn quen thuộc mà các mẹ rất thích tự làm tại nhà bởi công thức đơn giản, nhanh gọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành công làm sữa chua ngay từ những lần đầu mà thường gặp phải lỗi sữa chua không đông và phải thắc mắc ủ sữa chua không đông có ăn được không.

Lý giải cho điều này, sữa chua không đông có thể do một số nguyên nhân như sau:

  • Công thức không đúng: Mặc dù công thức làm sữa chua rất đơn giản và khó khả năng thành công cao tuy nhiên nếu người làm chủ quan, thực thực không đúng công thức, nhất là lúc hòa men cái quá loãng thì sẽ khiến thành phẩm bị lỏng, khó đông.
  • Dụng cụ làm không sạch: Các dụng cụ để làm sữa chua, ủ sữa chua không được tiệt trùng, rửa sạch, còn lẫn tạp chất hoặc để nước đọng trước khi đổ sữa chua vào.
  • Men cái không tốt: Men cái tốt sẽ quyết định chất lượng sữa chua. Sử dụng men cái từ các loại sữa chua hết hạn, sữa chua đã tách nước, sữa chua có hương vị,…có thể khiến sữa chua khó đông.
  • Ử sữa không đủ nhiệt độ và thời gian: Ủ sữa không đủ thời gian, để nhiệt độ không đúng, không đủ nhiệt độ sẽ khiến men khó sinh, sữa khó chua và không đông được.
Tham Khảo Thêm:  DANH MỤC SẢN PHẨM
Sữa chua lỏng nhão, không đông là do nhiều nguyên nhân
Sữa chua lỏng nhão, không đông là do nhiều nguyên nhân

Để nâng cao sức khỏe cho cơ thể bạn hãy nên dành một chút thời gian để chạy bộ quanh nhà hoặc ở công viên đều được. Để đạt được hiệu xuất cao hãy xem chi tiết chạy bộ 1km bao nhiêu phút để đạt được hiệu quả cao nhất.

Sữa chua không đông có dùng được không?

Rất nhiều người làm sữa chua sau khoảng thời gian dài ủ và chờ đợi thì nhận được kết quả sữa chua lỏng loãng, không đông. Vậy sữa chua không đông có dùng được không? Câu trả lời chắc chắc là KHÔNG.

Sữa chua không đông đã qua thời gian để men có thể hoạt động, đồng thời cũng chứa nhiều tạp chất, men xấu nên dù có ủ thêm hay ủ lại cũng không thể đông được. Vì vậy, lúc này không nên tiếc công mà ủ tiếp, thay vào đó cần tìm hiểu nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho lần ủ sữa tiếp theo.

Ủ sữa chua không đông không ăn đươ

Sữa chua không đông ủ lại được không?

Sau quá trình chờ ủ sữa chua, nếu phát hiện phần sữa không đông đặc lại mà vẫn lỏng, thậm chí tách nước thì điều đó có nghĩa là men sữa đã bị hỏng và KHÔNG thể ủ lại được nữa. Nếu vậy thì sữa chua bị lỏng có ăn được không?

Theo các nhà khoa học, phần sữa hỏng này vừa không thể “cứu” lại được thành sữa chua, vừa không thể ăn hay như sữa tươi vì rất dễ gây đau bụng. Do đó dù có tiếc nuối tới đâu thì bạn cũng chỉ còn cách bỏ phần sữa hỏng này đi và ủ lại mẻ khác.

Làm sữa chua không đông thì không ủ lại được
Làm sữa chua không đông thì không ủ lại được

Cách làm sữa chua ngon miệng tại nhà

Nếu như đã từng làm sữa chua hỏng và phân vân sữa chua không đông có dùng được không thì có lẽ bạn sẽ cần học lại cách làm sữa chua đúng để có thể thành công trong các lần tiếp theo. Dưới đây sẽ là hướng dẫn các bước tự làm sữa chua đơn giản tại nhà.

Tham Khảo Thêm:  [Tham Vấn Tâm Lý] Cách nào để cải thiện tính láu táu của bản thân?

Chuẩn bị nguyên liệu

Sữa chua ủ tại nhà được làm từ các nguyên liệu tương đối đơn giản, dễ kiếm. Bạn chuẩn bị các thành phần nguyên liệu như sau:

  • Sữa tươi không đường: 1 lít (có thể lựa chọn sữa có đường hoặc sữa ít đường, tránh các loại sữa có hương vị).
  • Sữa chua để làm men cái: 2 hộp (nên chọn sữa chua bình thường, loại không có hương vị).
  • Sữa đặc có đường: 1 lon.
  • Dụng cụ làm sữa: Bát, ca, nồi, thìa, các hũ đựng, nhiệt kế…
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu

Các bước làm sữa chua

Các bước ủ sữa chua thơm ngon tại nhà, đảm bảo không bị sữa chua không đông có dùng được không sẽ thực hiện theo quy trình sau đây (sau khi đã làm sạch, khử trùng và lau khô toàn bộ dụng cụ).

  • Bước 1: Đổ lon sữa đặc vào bát đựng, sau đó đong 1 lon nước sôi đổ vào chung. Hòa tan và thêm 1 lít sữa tươi vào, khuấy đều và để sữa nguội bớt.
  • Bước 2: Khi sữa nguội, cho 2 hũ sữa chua men cái vào khuấy nhẹ nhàng để hỗn hợp tan hoàn toàn, tránh đổ men cái khi sữa còn nóng nước sôi làm chết men và khiến cho sữa không thể lên men được..
  • Bước 3: Đun hỗn hợp sữa trong khoảng 2 – 3 phút và kiểm tra sữa tới nhiệt độ khoảng 60 độ C là đạt. Sau đó, rót sữa vào từng hũ nhỏ theo ý muốn đã chuẩn bị sẵn, đóng nắp hũ để đảm bảo vệ sinh.
  • Bước 4: Xếp các hũ sữa chua vào nồi cơm điện ủ, bật nút hâm lại khoảng 4 phút sau mỗi 2 tiếng và để trong khoảng 6 – 8 tiếng. Nếu ủ bằng thùng xốp, pha nước sôi – lạnh với tỉ lệ 2 – 1, đổ vào thùng để ngập ⅔ chiều cao hũ, đậy nắp thùng và ủ 6 – 8 tiếng.
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành, lấy sữa chua ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng dần. Nên dùng hết sữa chua trong vòng 2 – 3 ngày để đảm bảo hương vị thơm ngon nhất.
Tham Khảo Thêm:  Cách chế biến ốc hương | 5 Món ăn ngon từ Ốc Hương làm ngay tại nhà

Thành phẩm sữa chua đạt là phần sữa dậy mùi thơm, chua nhẹ, màu trắng, kết cấu hơi đông đặc. Sữa có bể mặt dẻo mịn, ăn ngọt chua dễ chịu, vừa phải.

Sữa chua thành phẩm đặc mịn, ngon mắt
Sữa chua thành phẩm đặc mịn, ngon mắt

Bạn có đang thắc mắc ăn chay có được uống sữa không, thì hãy để S-Life giải đáp nhé.

Một số lưu ý để ủ sữa chua ngon

Để có thể ủ sữa chua thành công tại nhà và tránh tình trạng phải thắc mắc sữa chua không đông có dùng được không, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý ủ sữa quan trọng dưới đây.

  • Chọn nguyên liệu tốt để làm sữa: nên ưu tiên các loại sữa thơm ngon như sữa đậu nành, sữa vinamilk, sữa Ba Vì hay TH true milk vì chứa hàm lượng dưỡng chất cao và có hương vị thành phẩm rất ngon.
  • Không đổ nước thêm vào hỗn hợp sữa chua vì dễ làm loãng sữa, ảnh hưởng tới hàm lượng protein và khiến sữa khó đông.
  • Không ủ nhiệt quá cao: ủ nhiệt quá cao sẽ làm chết men sữa. Nhiệt độ lý tưởng để ủ sữa chua là môi trường 40 – 44 độ C để phần men cái hoạt động tốt nhất, giúp sữa dễ đông đặc và có hương vị thơm ngon.
  • Thời gian ủ vừa phải: nên ủ 6 – 8 tiếng để sữa đạt độ chua vừa phải, không bị quá chua hay quá nhạt, tránh tình trạng làm sữa chua không đông.
  • Hạn chế di chuyển, xê dịch hay mở nắp sữa chua trong thời gian ủ vì có thể ảnh hưởng tới quá trình đông sữa cũng như kết cấu của hũ sữa chua.
Nhiệt độ ủ vừa phải giúp sữa chua đông đặc dễ dàng

Trên đây là các giải đáp cho câu hỏi sữa chua không đông có dùng được không mà rất nhiều chị em đang thắc mắc. S-Life hy vọng với hướng dẫn làm sữa chua chi tiết từ bài viết, chị em có thể áp dụng thành công để làm ra mẻ sữa chua thơm ngon, dinh dưỡng cho cả gia đình.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP