Spaced Repetition – Phương pháp học lặp lại ngắt quãng

Spaced Repetition – Phương pháp học lặp lại ngắt quãng
Video spaced repetition là gì

Ắt hẳn nhiều người học trong số chúng ta đã từng thắc mắc: “Làm thế nào mà nhiều người có thể nhớ nổi hàng nghìn, hay thậm chí hàng chục nghìn từ mới?”. Trong khi đó, bản thân mình cứ “nhớ mang máng” hay thậm chí là “học trước quên sau”.

Tất nhiên có những người từ khi sinh ra đã có một trí nhớ tốt, điều đó bổ trợ họ rất nhiều trong việc học. Nhưng đừng lo, vì ngay cả khi bạn không có khả năng trời phú ấy, không có nghĩa là bạn không còn cách khác.

Trong bài viết lần này, WESET xin giới thiệu với các bạn một phương pháp để học từ vựng cực kỳ hiệu quả có tên là: Spaced Repetition (Ôn tập lặp lại ngắt quãng). Cùng tìm hiểu kỹ hơn tại bài viết dưới đây nhé!

phương pháp lặp lại ngắt quãng

Spaced repetition là gì?

Bằng việc tạo ra các khoảng ngắt quãng trong quá trình học, spaced repetition nhanh chóng trở thành kỹ thuật mạnh mẽ nhất trong cáᴄ cáᴄh để cải thiện khả năng ghi nhớ của người học. Phương pháp nàу hầu như trái ngược với cách học truуền thống mà mọi người thường ѕử dụng mỗi lần ôn thi.

Vậy phương pháp lặp lại ngắt quãng bắt nguồn từ đâu?

Được đề cập lần đầu trong quyển “Tâm lý trong việc học” (Psychology of Study) vào năm 1932, spaced repetition đã được ứng dụng vào việc chữa trị cho các bệnh nhân Alzheimer’s (AHLZ-high-merz). Mãi đến năm 1985, phương pháp này mới thực sự được công nhận bởi những nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức Hermann Ebbinghaus.

Một trong những công trình quan trọng của nhà tâm lý học này là tìm ra quy luật của trí nhớ, theo đó nếu không có sự ôn tập hay những dấu hiệu để gợi nhớ, hầu hết các thông tin mà một người học được sẽ mất đi vài ngày sau đó.

Hiện tượng “quên dần đi” chính là điều mà Hermann Ebbinghaus đề xuất trong lý thuyết ‘Forgetting Curve‘ (“đường cong của sự lãng quên”) của ông. Ở thuyết này, người ta nhận định: Nếu bạn không có sự ôn tập thì kiến thức học được trong ngày đã sụt giảm dần đều, và có thể mất đi đến hơn 1 nửa qua 1 tuần. Tuy nhiên, nếu người học có những lần ôn luyện – qua việc chủ động “khảo bài” bản thân, nhớ và rút kinh nghiệm thì kiến thức đó sẽ “bền” hơn trong bộ nhớ của mình.

Hình bên dưới là “đường cong quên lãng” mà Ebbinghaus đã tổng hợp và vẽ ra từ các thí nghiệm của ông:

Tham Khảo Thêm:  Nổ Hũ Vic Club: Siêu Phẩm Giải Trí Ấn Tượng 2024

the forgetting curve đường cong quên lãng

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được phần nào cách hoạt động của kỹ thuật ghi nhớ này rồi, bắt nguồn cho mọi vấn đề ở đây chính là sự CHỦ ĐỘNG, nghĩa là bạn phải tích cực tạo ra thử thách cho não bộ của mình để có thể nhớ kiến thức lâu hơn và nhạy bén hơn. Theo đó, chủ động gợi nhớ (Active recall) cũng là một phương pháp học tập chủ động dựa vào việc luyện tập cho não bộ của mình kỹ năng ghi nhớ, đánh dấu, và lục tìm kiến thức đúng lúc để nhớ được kiến thức đó lâu dài và dễ dàng “gọi” được nó ra khi cần sử dụng.

Đọc thêm: Learning curve (Đường cong học tập) – Ứng dụng thực tế trong học tiếng Anh

Spaced repetition giúp bạn được như thế nào?

Spaced repetition giúp bạn bằng cách phân bổ những thứ bạn phải học và ôn – theo thời gian – làm sao cho mỗi thứ bạn học sẽ được lặp lại theo chu kỳ.

Thường sẽ có 2 cách: chu kỳ không đổi (ví dụ luôn là 5 ngày x 3 chu kỳ), hoặc ngày càng dài ra (ví dụ 3 chu kỳ: 3 ngày sau, 7 ngày sau và 14 ngày sau nữa). Phương thức học ngày càng dài ra đang được ưa chuộng nhất.

Việc lặp lại ngắt quãng theo thời gian sẽ giúp chúng ta lưu giữ và nhuần nhuyễn kiến thức lâu dài, hiệu quả hơn so với việc học mà không lặp lại. Phương pháp học này hoàn toàn vô nghiệm được Forgetting Curve (đường cong của sự quên lãng), khi nó được thiết kế để các thông tin tái hiện ngay tại các thời điểm mà não bộ sắp quên chúng. Dần dần, các thông tin sẽ được đẩy vào hệ thống trí nhớ lâu dài.

Cách sử dụng phương pháp Spaced Repetition

Sẽ tùy vào thói quen cũng như sở thích học tập phù hợp với từng người mà sẽ có cách học khác nhau, bạn có thể tham khảo: học bằng cách viết vở, học thông qua các ứng dụng, flashcard, sơ đồ tư duy và đặt câu hỏi. Ở đây, WESET sẽ trình bày cụ thể hơn về cách ứng dụng phương pháp này!

Viết vở

Trước hết, điều bạn cần làm lúc này là chuẩn bị 1 quyển vở dày. Đừng lo, vì mỗi cần bạn chỉ cần dùng 1-2 trang thôi, hãy chuẩn bị tinh thần “bầu bạn” với quyển vở này hàng ngày nha!

Và đây là chìa khoá – mỗi ngày, hãy chép lượng từ vựng mà bạn học được vào từng trang. Sau đó, tự khảo và ôn lại từ vựng của ngày hôm trước, đồng thời không quên quay lại để ôn từ của 4 ngày trước, 8 ngày trước, và cả 15 ngày trước. Chú ý note lại những từ hay quên mỗi lần tự khảo, đấy là những từ thực sự cần xem lại mỗi cuối buổi ôn đấy.

Tham Khảo Thêm:  Các pha của quá trình quang hợp

Như vậy, mỗi ngày bạn phải ôn lượng từ vựng đã học của 4 ngày, hoặc cũng có thể là 3. Với mỗi từ mới, học lặp lại 3-4 lần theo chu kỳ trên, và bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt trong những lần khảo sau này. Bằng nhịp độ học từ mới của sinh viên (khoảng 10-20 từ/ngày), việc học 1 ôn 4 chỉ tốn của bạn 15-20 phút mỗi ngày.

Dùng app

Hiện tại có rất nhiều app học tiếng anh theo phương pháp spaced repetition. WESET đề xuất 3 app sau: Mochi.cards Memrise.com Quizlet.com

ứng dụng học từ vựng Mochi ứng dụng học từ vựng Quizlet

Trong trường hợp muốn tìm kiếm thêm các app khác, bạn có thể tìm từ khoá ‘Spaced Repetition Software’ – SRS trên Google.

Mặc dù cách thức vận hành của mỗi ứng dụng là khác nhau, tuy nhiên mỗi cái sẽ có những mô hình vận hành chung như sau:

  1. Bạn có thể sử dụng list từ vựng có sẵn, của người dùng khác tạo hoặc mẫu có sẵn trên hệ thống.
  2. Tùy vào mỗi ứng dụng, bạn sẽ có thể set chu kỳ lặp lại, lặp lại bao nhiêu lần.
  3. Hầu hết biến trải nghiệm ôn tập thành 1 trò chơi nhỏ để bạn không bị nhàm chán trong quá trình học.
  4. Phần mềm nhìn chung tiện lợi hơn việc học trên giấy, điển hình những gì bạn làm đúng ngay từ lần đầu, phần mềm sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từ đó thấp hơn những từ khó nhớ hoặc những từ bạn hay nhầm lẫn.
  5. Hầu hết có hỗ trợ cho ứng dụng trên điện thoại (Android/iOS) và đồng thời liên kết với bản web cho máy tính – bạn có thể ghi từ trên máy tính, và tận hưởng trải nghiệm ôn tập trên giao diện smartphone!

Dùng flashcard (Leitner System)

Được phát triển vào những năm 1970s, phương pháp Leitner hay hệ thống Leitner khuyến khích người học sử dụng những mẫu giấy nhỏ (flashcard) để ghi ghép một cách ngắn gọn lượng kiến thức cần học, tăng khả năng ghi nhớ của người học.

Để áp dụng phương thức này vô cùng đơn giản, người học chỉ cần:

  1. Chuẩn bị những bộ flashcard điện tử hoặc giấy: Một mặt ghi khái niệm, từ mới, kiến thức… bên kia ghi giải thích, ví dụ, hoặc đáp án.
  2. Chuẩn bị 3 đến 5 hộp (điện tử hoặc hộp giấy) – mỗi hộp sẽ chứa các flashcards được học trong khoảng thời gian đã quy định: 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần,…
  3. Sắp xếp thời gian học bằng flashcards vào thời gian biểu thật hợp lí.

Nếu bạn vẫn đang đắn đo vì cảm thấy việc chi tiền cho việc mua các flashcard quá tốn kém, vậy thì sao không thử tự tay làm cho mình một bộ thẻ “có một không hai” nhỉ? Nếu có thời gian và một chút khéo tay, bạn có thể dễ dàng tạo ra một bộ flashcard cơ bản nhất để bắt đầu thử ngay cách học này.

Tham Khảo Thêm:  Days Gone v1.07 Việt Hóa

Kết hợp giữa Spaced Repetition và Leitner System là một sự lựa chọn hoàn hảo cho người học tiếng Anh và phương pháp này thực sự đang rất thịnh hành và được ưa chuộng bởi công dụng tuyệt vời của nó.

Dùng sơ đồ tư duy (Mindmap)

Vẽ sơ đồ tư duy rất tốt cho việc nhớ những nhóm từ vựng phức tạp, có liên quan với nhau (ví dụ như các bộ phận cơ thể người, sơ đồ phả hệ, các nhóm động vật, các bộ phận của máy móc…). Vẽ ra bản đồ tư duy giúp dễ dàng hình dung được các chuỗi kiến thức và đồng thời cũng sẽ nhớ sâu hơn.

Tuy nhiên, hãy thử đóng tài liệu lại và sẽ bằng trí nhớ để kiểm tra được bản thân ghi nhớ được bao nhiêu từ, tiếp đến mới đối chiếu lại xem đã chính xác hay chưa. Áp dụng phương thức này bạn có thể ôn tập bằng cách che đi 1 phần của sơ đồ để đoán và dò lại đáp án sau đó.

Đặt câu hỏi & Tưởng tượng

Một phương pháp ôn thi cực kỳ hiệu quả là hãy tự đặt câu hỏi cho tài liệu học thay vì chỉ tập trung vào câu trả lời. Để thực hiện được, bạn phải đặt bản thân vào vị trí của người ra đề thi hoặc giám khảo, với tình huống/chủ đề này, họ sẽ đặt những câu hỏi gì?

Như vậy, trong quá trình ôn thi, không chỉ cải thiện vốn từ vựng bạn cũng đã có những ý tưởng cho những câu hỏi có thể gặp trong kỳ thi thực chiến. Sau khi có bộ câu hỏi và câu trả lời rồi, bạn tiếp tục áp dụng Spaced Repetition để học và ôn luyện những từ vựng mà mình đã soạn ra.

Lời cuối

Cuối cùng, spaced repetition chỉ là 1 trong vô số những phương pháp học tiếng Anh mà người học nên thử bởi vì “phương pháp học hay nhất, là phương pháp học bạn cam kết được lâu dài”. Do đó, bạn nên cố gắng tuân thủ trong 1 thời gian và tập thói quen kỷ luật với bản thân, vì kỹ thuật này chỉ có tác dụng thực sự khi đã trở thành 1 thói quen – những thói quen nhỏ tạo thành 1 thay đổi lớn.

Theo dõi fanpage và website của WESET để cùng tìm hiểu hơn nhiều cách học tiếng Anh hay và thú vị hơn nữa nhé!

Có thể bạn quan tâm

  • Bí quyết duy trì động lực học tập
  • VAK – Bộ 3 phương pháp học tiếng Anh hiệu quả
  • Học IELTS hiệu quả qua việc đọc tiểu thuyết
  • ROOT-BASED LEARNING – Kỹ thuật học tốt tiếng Anh để thi IELTS
  • 6 từ điển Anh-Anh online “siêu xịn” để học từ vựng

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP