Câu 1: Sóng thần có chiều cao bao nhiêu mét?
A. Từ 10-30m. B. Từ 15-35m. C. Từ 20-40m. D. Từ 25-45m.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là
A. Chuyển động tự quay của trái đất.
B. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.
C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung binh.
Câu 3: Thủy triều tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất nào sau đây?
A. Giao thông trên biển
B. Nghề cá, làm thủy lợi
C. Khai thác năng lượng thủy triều để sản xuất điện
D. Tất cả các hoạt động trên.
Câu 4: Trong đại dương thể giới có mấy vòng hoàn lưu lớn?
A. 4 B.5 C. 6 D. 7.
Câu 5: Những dòng biển phát sinh từ hai bên xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực là các dòng biên
A. Dòng lạnh
B. Dòng nóng
C. Dòng phản lưu
D. Tất cả đều sai
Câu 6: Dựa vào hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới, các vòng hoàn lưu của các đại dương ở vĩ độ thấp (từ 0o đến 40o B và N) có đặc điểm
A. Ở cả 2 bán cầu đều có hướng chảy ngược chiều kim đồng hồ.
B. Ở cả 2 bán cầu đều có hướng chảy thuận chiều kim đồng hồ.
C. Ở bán cầu Bắc chảy ngược chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam chảy thuận chiều kim đồng hồ.
D. Ở bán cầu Bắc chảy thuận chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam chảy ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 7: Dựa vào hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới, ở vĩ độ thấp (từ 0o đến 40o B và N), nhìn chung các dòng biển có đặc điểm
A. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng.
B. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh.
C. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh.
D. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng.
Câu 8: Dựa vào hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới, ở vĩ độ cao của bán cầu Bắc, nhìn chung các dòng biển có đặc điểm
A. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng
B. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng.
C. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh.
D. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh.
Câu 9: Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
A. Áp thấp ôn đới.
B. Dòng biển nóng
C. Frông ôn đới.
D. Gió địa phương.
Câu 10: Dựa vào hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới, cho biết nhận đinh nào dưới đây đúng.
A. Các dòng biển chảy ven bờ Tây các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Đông là dòng biển lạnh.
B. Các dòng biển chảy ven bờ Tây các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Đông là dòng biển nóng.
C. Các dòng biển ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có đặc điểm và hướng chảy trái ngược nhau.
D. Ở Bắc Ấn Độ Dương, các dòng biển có đặc điểm và hướng chảy thay đổi theo mùa.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng là do
A. Nước chảy. B. Gió thổi. C. Băng tan. D. Mưa rơi.
Câu 12: Sóng thần có đặc điểm nào sau đây?
A. Tốc độ truyền ngang rất nhanh.
B. Gió càng mạnh sóng càng to.
C. Tàn phá ghê gớm ngoài khơi.
D. Càng gần bờ sóng càng yếu.
Câu 13: Thủy triều hình thành do
A. Sức hút của dải ngân hà.
B. Sức hút của các hành tinh.
C. Sức hút của các thiên thạch.
D. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.
Câu 14: Các dòng biển nóng thường hình thành ở khu vực nào của Trái Đất?
A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Vùng cực.
Câu 15: Dòng biển nóng là các dòng biển
A. Có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
B. Có nhiệt độ nước cao hơn 0oC.
C. Có nhiệt độ nước cao hơn 30oC.
D. Chảy vào mùa hạ.
Câu 16: Dòng biển lạnh là dòng biển
A. Có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của các dòng biển nóng.
B. Có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
C. Có nhiệt độ nước thấp hơn 0oC.
D. Chảy vào mùa đông
Câu 17: Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào?
A. Hướng đông. B. Hướng tây. C. Hướng bắc. D. Hướng nam.
Câu 18: Các vòng hoàn lưu của dòng biển bán cầu Bắc có chiều
A. Ngược chiều kim đồng hồ.
B. Cùng chiều kim đồng hồ.
C. Từ bắc xuống nam.
D. Từ nam lên bắc.
Câu 19: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong
A. Các dòng sông lớn.
B. Các ao hồ.
C. Các đầm lầy.
D. Các biển và đại dương.
Câu 20: Sóng thần tàn phá nặng nề nhất ở khu vực nào?
A. Ngoài khơi xa.
B. Ngay tâm động đất.
C. Ven bờ biển.
D. Trên mặt biển.
Câu 21: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900 thì
A. Dao động thủy chiều lớn nhất.
B. Sóng biển xảy ra yếu nhất.
C. Dao động thủy chiều nhỏ nhất.
D. Sóng biển xảy ra mạnh nhất.
Câu 22: Sóng thần có đặc điểm nào dưới đây?
A. Thường có chiều cao 5 – 10m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h.
B. Thường có chiều cao 10 – 20m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 200 – 400km/h.
C. Thường có chiều cao 20 – 30m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 300 – 600km/h.
D. Thường có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h.
Câu 23: Nguyên nhân hình thành sóng thần là
A. gió biển.
B. lực hấp dẫn của các thiên thể.
C. động đất, núi lửa.
D. hoạt động của bão.
Câu 24: Sức hút của mặt trời và mặt trăng là nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân hình thành
A. sóng biển.
B. thủy triều.
C. sóng ngầm.
D. dòng biển.
Câu 25: Nguyên nhân hình thành thủy triều là do
A. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
B. trọng lực của Trái Đất.
C. sóng ngầm dưới đáy đại dương.
D. gió biển.
Câu 26: Thủy triều lớn nhất khi nào?
A. Trăng tròn.
B. Trăng Khuyết.
C. Không Trăng.
D. Trăng Tròn hoặc không trăng.
Câu 27: Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày
A. Trăng tròn và không trăng.
B. Trăng tròn và trăng khuyết.
C. Trăng khuyết và không trăng.
D. Trăng khuyết.
Câu 28: Ở vĩ độ thấp (từ 00 đến 400B và N), nhìn chung các dòng biển có đặc điểm nào dưới đây?
A. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng.
B. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh.
C. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh.
D. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng.
Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do
A. Chuyển động tự quay của Trái Đất.
B. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.
C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình.
Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là
A. Các dòng biển.
B. Gió thổi.
C. Động đất, núi lửa.
D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoai khơi,…
Câu 31: Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?
A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.
B. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
C. Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.
D. Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bở đông các đại dương chảy về phía cực.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 16: Sóng – Thủy triều – Dòng biển. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được đôi nét cũng như trau dồi thêm kiến thức về nội dung của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta biết được nguyên ngân sinh ra dòng biển, nguyên nhân hình thành lên sóng, nguyên nhân hình thành lên thủy triều… Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn nhé. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.