I. Chứng minh nhân dân là gì?
Chứng minh nhân dân (viết tắt CMND) là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Số cmnd là gì? Những điều cần biết về CMND hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Số cmnd là gì? Những điều cần biết về CMND
II. Thông tin chung
Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng trên toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp.
1. Mẫu giấy chứng minh nhân dân của Việt Nam
Đặc điểm của chứng minh nhân dân
- Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam được thống nhất trên toàn quốc và có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm. CMND bao gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa.
- Mặt trước: ở bên trái từ trên xuống có hình Quốc huy đường kính 14mm; ảnh của người cấp CMND cỡ 20×30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: chữ “Giấy chứng minh nhân dân” (màu đỏ), số, họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quê quán, nơi thường trú… Mặt sau: trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Bộ Công An Việt Nam hiện đang có kế hoạch xây dựng mẫu CMND mới (Căn cước Công dân) trong đó sẽ đưa nhóm máu và thể hiện bằng hai ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh.
2. Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân
Vậy trong trường hợp nào, công dân cần thay đổi chứng minh nhân dân. Theo đó, chứng minh nhân dân thay đổi trong các trường hợp sau:
- Cấp đổi chứng minh nhân dân 9 số (sang chứng minh nhân dân 9 số mới) do nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang chứng minh nhân dân 12 số;
- Cấp đổi từ chứng minh 9 số sang thẻ Căn cước công dân.
Hiện nay, đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
- Bị mất Chứng minh nhân dân.
Theo quy định hiện hành, căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin…
Tham khảo thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân.
III. Ý nghĩa 9 số trên chứng minh nhân dân (Cập nhật 2023)
IV. Cách tra cứu số CMND
1. Cách tra cứu số CMND trực tuyến
Để tìm số ID trực tuyến, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập đường dẫn http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
Bước 2: Chọn “Thông tin người nộp thuế TNCN” để bắt đầu tra cứu số CMND
Bước 3: Nhập mã số thuế
Nhập mã xác nhận: Nhập số mã xác nhận, nhập đúng chữ hoa, chữ thường.
Bước 4: Chọn “Tìm kiếm”.
Kết quả trả về sẽ có số CMT của người nộp thuế.
2. Tra số CMND cũ từ CCCD
Người đã có thẻ CCCD muốn tìm lại số CMND chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Đầu tiên, người dùng mở Zalo và chọn quét mã QR
Sau đó quét mã QR ở mặt trước CCCD, dòng thông tin sẽ hiện ra, người dùng nhấn copy và dán vào trang bất kỳ để xem thông tin số CMND.
Trong đó: 12 số đầu là số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân 12 số); và dãy 9 chữ số tiếp theo là số chứng minh nhân dân cũ (nếu có). Vì vậy, người dân có thể dễ dàng tra cứu số CMND theo CCCD với các bước đơn giản.
3. Cách tra cứu số CMND từ giấy tờ khác
Tìm số CMT trên hộ chiếu
Công dân đã nhận hộ chiếu có thể tra cứu trực tiếp số CMT trên hộ chiếu.
Xem số CMT trên sổ đỏ, sổ hồng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) có thông tin về mã số của người sử dụng đất. Vì vậy, người dân có thể tra cứu trực tiếp số CMND trên bìa sổ đỏ.
Tìm số CMND trên giấy đăng ký kết hôn:
Giấy chứng nhận kết hôn có thông tin về số CMND/CCCD của vợ hoặc chồng. Vì vậy, đây cũng là một trong những cách để mọi người tìm kiếm số ID.
V. Thời hạn sử dụng CMND đến khi nào?
TheoThông tư 04/1999/TT-BCA(C13), chứng minh nhân dân có thời hạn 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và có mã số định danh riêng. Đối với trường hợp đổi hoặc mất Chứng minh nhân dân, bạn có thể thực hiện thủ tục đổi hoặc cấp lại một Chứng minh nhân dân khác nhưng số đã đăng ký trên Chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên như số đã đăng ký trên Chứng minh nhân dân đã cấp.
Tuy nhiên, mới đây, trong dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi đã đề xuất:
Chứng minh nhân dân hợp lệ đã cấp trước ngày luật này có hiệu lực được sử dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2024. (Xem thêm tại đây)
VI. Mọi người cũng hỏi
1. Mất CMND có được xin xác nhận số CMND không?
2. Thời hạn chứng minh nhân dân là bao lâu?
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
✅ Ý nghĩa ⭕ Số CMND ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330