Mực tươi là loại hải sản giàu giá trị dinh dưỡng nhưng khá tanh, biết cách sơ chế mực sẽ giúp món mực trở nên ngon hơn và không còn bị tanh nữa. Bài viết hôm nay, Hải Sản Gió Biển xin chia sẻ với bạn về cách sơ chế thịt mực siêu đơn giản và nhanh chóng, cùng tham khảo nhé.
Chi tiết cách sơ chế mực không tanh siêu đơn giản
Trước khi tiến hành sơ chế mực, để có một món mực ngon điều quyết định nhiều nhất chính ở việc chọn mực tươi. Khi đã có mực ngon, chúng ta sẽ cùng xắn tay vào sơ chế mực thôi nào.
Đối với mực nhỏ để nguyên con
Nếu món mực của bạn muốn chế biến là loại nhỏ, để nguyên con, các sơ chế chúng hết sức đơn giản.
- Đầu tiên, mực cần phải rửa thật sạch với nước, nếu là mực nhỏ, bạn muốn chế biến cả con hãy dùng cán thìa nhỏ lựa làm sao khều túi mực ra ngoài.
- Việc này rất quan trọng giúp đầu mực không rời khỏi thân mực. Con mực sẽ đẹp mắt và món ăn sở nên hấp dẫn hơn.
- Rửa qua lại một lần với nước cho sạch rớt và bẩn. Nếu trong quá trình lấy túi mực bị vỡ, bạn có thể xả trực tiếp bụng con mực dưới vòi nước để loại bỏ mực.
Đối với mực to (mức lá hay mực mai)
Cách sơ chế mực mai hay mực lá có phần cầu kỳ hơn một chút nhưng cũng rất đơn giản, dễ làm. Cụ thể:
- Đầu tiên ta tiến hành nắm chặt phần râu mực và từ từ kéo nhẹ nhàng ra khỏi thân. Bạn có thể dùng ngón tay tách nhẹ lớp mảng da bám để giúp việc kéo phần râu và ruột mực ra dễ dàng hơn.
- Nếu túi mực bị vỡ ra trong lúc lấy, bạn thể rửa sạch dưới vòi nước chảy.
- Tiếp theo ta sẽ kéo nhẹ phần xương sống có màu trắng đục ở bên trong ra khỏi thân mực.
- Xẻ dọc bụng con mực và cạo sạch phần nội tạng cũng như rớt ở bên trong. (Nếu bạn muốn cắt khoanh mực khi chế biến sẽ bỏ qua bước này nhưng vẫn cần phải làm sạch ruột mực).
- Sử dụng dao cắt nhẹ một đường ở phía đầu thân mực tạo ra đường giữa da và thịt mực, lấy một tay giữ chặt phần thịt, một tay nắm phần da và kéo lên.
- Hãy thực hiện tuần tự theo từng phía sẽ giúp loại bỏ phần da mực một cách hoàn toàn và dễ dàng hơn.
- Phần đầu khi đã tách ra khỏi thân mực, ta tiến hành cắt bỏ mắt và nhân mực ở giữa rồi rửa sạch lại là đã hoàn thành cách sơ chế mực rồi.
Xem thêm bài viết: Cách làm mực hấp gừng mà ai cũng phải nên biết
Những lưu ý cần biết khi sơ chế mực
Ở trên là cách sơ chế mực gần như chung chung, tuy nhiên, mực có rất nhiều loại, do đó cách sơ chế chúng cũng sẽ có một vài chỗ khác nhau. Dưới đây là một vài lưu ý khi sơ chế tương ứng với từng loại mực bạn có thể tham khảo:
Mực sim
Mực sim là loại mực có kích thước nhỏ, những con trưởng thành chỉ to bằng khoảng 2 đầu ngón tay, do đó việc sơ chế chúng khá nhanh. Theo kinh nghiệm của những người sành ăn, nếu mực sim tươi thường họ chỉ rửa sạch mực là có thể tiến hành chế biến luôn mà không cần sơ chế.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn theo cách đó, nếu bạn cũng vậy, hãy bỏ phần túi và nang của mực bên trong thân mực đi rồi rửa sạch, để ráo là đã có thể chế biến.
Mực trứng
Mực trứng về rửa qua với nước sạch để loại bỏ cặn bẩn bám trên mực. Cách sơ chế mực trứng tương đối dễ nhưng cũng cần khéo kéo. Nếu không biết cách làm chúng ta có thể sẽ lấy mất toàn bộ trứng của chúng ra ngoài mà không hay biết.
Do vậy, khi lấy túi mực và ruột bên trong mực bạn cần phải thật nhẹ nhàng, vừa không để đầu mực bị rụng, vừa có thể lấy túi mực ra mà không bị làm vỡ. Bạn hãy dùng một chiếc thìa mỏng mà phần cán thìa có độ cong như một chiếc cạo nhỏ. Sau đó lùa đầu thìa vào bên trong bụng mực nhẹ nhàng lấy túi mực ra trước rồi mới tới ruột mực. Làm lần lượt cho đến khi hết mức và rửa lại với nước sạch là xong.
Mực ống
Đối với mực ống, sau khi lôi được ruột, túi mực, râu ra khỏi thân, hãy bóc hết phần xương sống mực ra. Phần xương này có bản khá to, màu trắng đục nên rất dễ nhận biết. Tiếp theo bạn dùng dao rạch một đường trên bụng mực rồi cạo sạch phần ruột và rớt ra khỏi mực. Cuối cùng thực hiện bước lột da, rửa mực như chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.
Cách bảo quản mực cấp đông
Sau khi đã sơ chế mực xong, nếu chưa chế biến ngay bạn có thể cho vào cấp đông. Việc cấp đông đúng cách sẽ giúp bảo quản mực được lâu hơn, giữ được giá trị dinh dưỡng và ăn khi nào mình muốn.
- Mực vào túi rồi đem hút chân không.
- Cho túi mực vào ngăn đá hoặc tủ đông ở nhiệt độ từ – 18°C trở xuống.
- Phải kiểm tra kỹ túi đựng mực trước khi cấp đông đảm bảo không bị hở hay thủng.
- Nếu bị mất điện hoặc không hoạt động, hãy để nguyên không mở. Chờ đến khi nào tủ hoạt động lại bình thường mới kiểm tra và đặt lại nhiệt độ thích hợp.
Lời kết
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ xong về cách sơ chế mực rồi, hy vọng sẽ giúp bạn có thể thực hiện được một cách nhanh chóng, hiệu quả và tạo ra những món ăn ngon. Đừng quên ghé thăm Hải Sản Gió Biển thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức về nấu ăn nhé.