Vì sao gọi Singapore là “đảo quốc sư tử” dù chẳng hề có nhiều sư tử sinh sống như mọi người vẫn nghĩ?

Nằm tại khu vực Đông Nam Á, từ lâu Singapore đã mệnh danh là điểm đến du lịch mơ ước của nhiều người khi sở hữu cơ sở vật chất hiện đại cùng lời truyền tai là quốc gia “sạch đẹp nhất thế giới”. Đặc biệt, nhắc tới Singapore thì không thể nào không nhắc đến tên gọi “đảo quốc sư tử” vốn đã quá quen thuộc với du khách.

Trái với suy nghĩ Singapore là thánh địa của loài sư tử với số lượng lớn các cá thể sinh sống, nơi đây lại chẳng hề có con nào được sống trong tự nhiên như tưởng tượng của nhiều người. Vì vậy, lý do khiến quốc gia này được mệnh danh là “đảo quốc sư tử” càng khiến nhiều du khách tò mò.

Sở dĩ gọi Singapore là “đảo quốc” bởi vì đất nước này nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore tách biệt với Malaysia bán đảo qua eo biển Johor ở phía bắc, và tách biệt với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam.

Vậy còn hai chữ “sư tử” thì được hiểu thế nào đây?

Khởi nguồn tên gọi chính thức của Singapore

Tên gọi quốc gia Singapore bắt nguồn từ Singa Pura (Singapura), trong tiếng Malaysia có nghĩa là “thành phố sư tử”, trong đó “singa” là sư tử còn “pura” là thành phố. Sở dĩ người ta gọi Singapore bằng cái tên đó là vì bản đồ đất nước này có hình dạng gần giống đầu một chú sư tử.

Tham Khảo Thêm:  Hàn Quốc thuộc châu lục nào? Hàn Quốc nằm ở Châu Á hay Châu Âu?

Do đâu mà cái tên “Singapura” được xuất hiện?

Giải thích cho cái tên khởi nguồn “Singapura”, theo biên niên sử tiếng Malay Sejarah Melayu thì hoàng tử Sang Nila Utama của nước Srivijaya từng bị đắm tàu, dạt đến một hòn đảo vào cuối thế kỷ 13. Ông nhìn thấy một sinh vật lạ trên đảo và nghĩ rằng đó là con sư tử, tượng trưng cho điềm lành, nên đã đặt tên hòn đảo này là Singapura. Năm 1299, Sang Nila Utama thành lập vương quốc Singapura, đến năm 1398 thì lụi tàn.

Theo các nhà khoa học, sư tử chưa bao giờ sinh sống ở Singapore

Sự thật là ngay cả sư tử châu Á (một loài còn được gọi là sư tử Ấn Độ hay sư tử Ba Tư) cũng chưa từng xuất hiện ở đây. Vào thế kỷ 13, tại Singapore người ta từng thấy một thú lớn 4 chân trông rất giống con cọp, có khả năng đó là cọp Malayan (tên khoa học: Panthera tigris jacksoni) chứ không phải sư tử. Sau này, khi xây dựng công viên bách thú, một số cá thể sư tử đã được đưa tới đây để chăm sóc.

“Sư tử biển” mới được xem là biểu tượng của Singapore cho đến ngày nay

Không phải sư tử, mà chính loài “sư tử biển” (Merlion) mới được xem là biểu tượng của Singapore mãi cho đến ngày nay. Merlion là một con thú đầu sư tử – mình cá, đang cưỡi trên sóng. Hình ảnh đầu sư tử tượng trưng cho truyền thuyết về quá trình khám phá ra đất nước Singapore. Hình ảnh đuôi cá của Merlion tượng trưng cho sự khởi đầu khiêm tốn của Singapore từ một làng chài ven biển.

Tham Khảo Thêm:  Điều kiện du học Trung Quốc: Học lực, bằng cấp và chứng minh tài chính

Tượng Merlion được Alec Fraser-Brunner thiết kế vào năm 1964 như là một biểu tượng của Hiệp hội Quảng bá Du lịch Singapore (STPB) sử dụng từ năm 1964 đến 1997. Năm 1986, The Lion Head (đầu sư tử) chính thức được giới thiệu là biểu tượng quốc gia của Singapore. Ngoài ra, theo Ủy ban Di sản Quốc gia nước này, The Lion Head còn tượng trưng cho 3 giá trị cốt lõi của quốc gia là dũng cảm (courage), sức mạnh (strength) và sự vượt trội (exellence).

Vậy lẽ ra nên gọi Singapore là “đảo quốc sư tử biển” thì đầy đủ hơn nhỉ?!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP