So sánh công năng của eSIM và SIM vật lý
Từ lâu, người tiêu dùng Việt Nam đã quen với những chiếc SIM điện thoại vật lý, thứ gắn liền vớiđiện thoại di động từ đầu thập niên 2000. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, người ta đã bắt đầu chuyển sang sử dụng một loại SIM mới trên smartphone với tên gọi là eSIM.
Vậy giữa SIM vật lý truyền thống và eSIM, đâu mới thật sự là phương án tối ưu mà người tiêu dùng nên lựa chọn?
eSIM vs SIM vật lý
eSIM khác biệt thế nào với SIM vật lý?
Được giới thiệu lần đầu trên 2 mẫu máy của Google là Pixel 2 và Pixel 2XL vào năm 2017, Embedded SIM (eSIM) đã thu hút được sự chú ý lớn của giới công nghệ. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ được người tiêu dùng biết đến 3 năm sau đó khi xuất hiện trên những mẫu điện thoại của Apple gồm iPhone Xs, iPhone Xs Max và iPhone Xr.
eSIM ra mắt lần đầu năm 2017
Khác với SIM vật lý, eSIM không phải là một linh kiện riêng lẻ từ bên ngoài mà được gắn trực tiếp bên trong máy bởi các nhà sản xuất. Với kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với SIM vật lý truyền thống , eSIM đang được các hãng điện thoại di động yêu thích vì giúp tiết kiệm một khoảng đáng kể không gian bên trong máy. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cũng sẽ ít hơn do không phải sản xuất thêm khay đựng và que chọc sim.
Những điểm vượt trội của eSIM so với SIM vật lý?
So với SIM vậy lý, nhược điểm duy nhất của eSIM nằm ở chỗ nó là một công nghệ mới nên chưa thật sự phổ biến hiện nay. Ngay cả ở quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, nó cũng chỉ vừa mới được phổ cập trong năm nay. Quay lại thị trường Việt Nam, các nhà mạng trong nước đã rất cố gắng để gia tăng số thuê bao sử dụng eSIM bằng cách tối giản thủ tục hoặc giảm giá cước.
eSIM có nhiều ưu điểm hơn SIM vật lý
Đó là về điểm yếu. Còn về điểm mạnh, eSIM lại vượt trội hơn rất nhiều so SIM vật lý:
- Vì được lắp đặt kín bên sâu trong máy, eSIM không lo ngại tác động vật lý từ bên ngoài như bụi nước gây cháy sim. Điều này cũng giúp eSIM có tuổi thọ lâu hơn SIM vật lý.
- Không cần quan tâm kích cỡ SIM đối với từng dòng máy, không lo ngại việc SIM bị lệch khỏi khay đựng gây thiếu ổn định sóng truyền
- Tăng cường tính bảo mật, giúp khách hàng tránh được các vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt số điện thoại (Bạn có thể tìm hiểu thêm về các vụ giả dạng nhân viên tổng đài để lừa đảo chiếm đoạt SIM)
- Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi thay đổi nhà mạng do không phải tốn kém trong việc thay SIM vật lý. Đây cũng là một tiện ích khi người dùng đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra, eSIM còn giúp người dùng không tốn chi phí mua SIM phụ khi sử dụng dịch vụ MultiSIM.
- Giúp người dùng có thể sử dụng song song 1 eSIM + 1 SIM vật lý trên các mẫu smartphone mới hiện nay.
iPhone là một trong những mẫu smartphone tiên phong về eSIM
Với những ưu điểm trên, chắc chắn bạn đã biết câu trả lời về việc nên sử dụng eSIM hay SIM vật lý. Vậy lựa chọn của bạn là gì? Chia sẻ với XTmobile ở phần comment nhé! Tạm biệt!
Xem thêm:
- eSIM là gì? Có nên sử dụng eSIM không? Những câu hỏi thường gặp về eSIM
- Apple có thể sẽ mở bán iPhone 14 phiên bản chỉ sử dụng eSIM tại một số thị trường
- MultiSIM là gì? Công dụng của MultiSIM? Cách thức đăng kí dịch vụ theo từng nhà mạng
XTmobile.vn