SIM sẽ bị khóa trong trường hợp nào?
Mới đây, Quang Tuấn -ở TP.HCM – đang đi công tác tại Nhật Bản hoảng hốt khi phát hiện ra SIM điện thoại từ Việt Nam của mình đã bị khóa cả 2 chiều dù anh đã đăng ký thông tin chính chủ từ lâu. Đáng lo lắng, do SIM số điện thoại này vẫn đang đăng ký tài khoản ở ngân hàng nên Quang Tuấn phải nhờ người nhà ra cửa hàng của nhà mạng để hỏi nguyên nhân. Vậy ngoài việc thuê bao không được chuẩn hóa, người dùng điện thoại di động cũng có thể bị khóa SIM trong những trường hợp nào?
Quang Tuấn không phải là trường hợp đầu tiên khi đi công tác hay du lịch nước ngoài và sau đó sẽ phát hiện SIM điện thoại đã bị ngừng dịch vụ. Theo quy định, nếu như SIM không được sử dụng trong thời gian dài, SIM hết hạn sử dụng, nợ cước quá lâu (đối với SIM trả sau) sẽ bị ngừng dịch vụ.
Quy định về thời gian số điện thoại không dùng bao lâu sẽ bị khóa SIM phụ thuộc vào chính sách của từng nhà mạng. Với VinaPhone, mỗi thuê bao trả trước có thời hạn sử dụng khác nhau tùy theo gói cước đăng ký sử dụng. Nếu thuê bao hết hạn tài khoản thì bị khóa theo thời gian quy định của thẻ. Cụ thể, mệnh giá thẻ nạp từ 5.000 – 10.000 đồng được cộng 2 ngày sử dụng; từ 30 ngày – 50 ngày được cộng 20 ngày; từ 200.000 – 300.000 đồng được cộng 70 ngày…
Khi hết thời hạn sử dụng, SIM sẽ bị VinaPhone dừng cung cấp dịch vụ chiều đi. Sau khi bị khóa 1 chiều 10 ngày, SIM sẽ bị khóa 2 chiều. Sau khi bị khóa 2 chiều 30 ngày, nhà mạng này sẽ khóa SIM và sau đó 15 ngày sẽ thu hồi lại SIM. Đây cũng là chính sách tương tự của nhà mạng MobiFone.
Trong khi đó, người sử dụng SIM trả trước của Viettel cũng phụ thuộc vào từng gói cước. Ví dụ, với gói Tomato, nếu trong vòng 60 ngày SIM không hề phát sinh bất cứ giao dịch nào, thuê bao sẽ bị khóa 2 chiều. Sau 10 ngày kể từ khi bị khóa, số điện thoại sẽ bị thu hồi.
Riêng đối với gói cước bị giới hạn ngày sử dụng, khi đến hạn, SIM bị khóa 1 chiều. Sau 10 ngày, nếu không nạp tiền, SIM sẽ bị khóa 2 chiều. Sau 30 ngày, nếu người dùng vẫn không nạp tiền, SIM sẽ bị Viettel thu hồi.
SIM bị khóa vẫn có thể đăng ký lại
Trong trường hợp SIM điện thoại chỉ mới khóa 1 chiều gọi đi, thông thường khách hàng chỉ cần nạp tiền là sẽ mở lại dịch vụ này. Nếu SIM bị khóa 2 chiều nhưng chưa bị thu hồi, người dùng cũng hoàn toàn có thể lấy lại được SIM với cách thức nạp tiền vào tài khoản là xong.
Tuy nhiên, nếu SIM đã bị thu hồi thì để lấy lại số điện thoại cũ, thủ tục sẽ phức tạp hơn và tùy theo chính sách của mỗi nhà mạng. Nếu SIM chưa được bán ra cho người mới, việc lấy SIM sẽ dễ dàng hơn. Thủ tục chung của các nhà mạng là khách hàng sẽ phải mang căn cước công dân tới các điểm giao dịch để được hỗ trợ.
Nếu trường hợp số điện thoại đó đã được bán ra người khác thì lúc này, khách hàng không thể đăng ký lại được số mà chỉ có thể mua một SIM mới với số điện thoại khác. Điều này sẽ gây khó khăn cho các hoạt động của người dùng, nhất là liên quan đến tài khoản ngân hàng, ví điện tử hay hiện nay cả các dịch vụ hành chính công…
Do vậy, khách hàng cần chú ý để không bị rơi vào trường hợp bị khóa SIM điện thoại. Nếu đi công tác, đi du lịch nước ngoài dài ngày có thể đăng ký chuyển sang gói cước trả sau và đóng phí cố định 6 tháng hay