Siêu Thoát Là Gì? Biểu Hiện Của Người Chết Không Siêu Thoát

Siêu Thoát Là Gì? Biểu Hiện Của Người Chết Không Siêu Thoát

Mỗi khi có một ai đó qua đời vì lý do này hay lý do khác, người thân, bạn bè của họ lúc nào cũng mong cầu vong linh của người đó có thể được siêu thoát. Vậy siêu thoát là gì? Có phải ai cũng được siêu thoát sau khi mất? Người thân có thể làm gì cho họ để họ được siêu thoát? Bạn hãy tìm hiểu những thông tin liên quan qua bài viết dưới đây.

XIN THƯỜNG NIỆM “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

1. Siêu thoát là gì?

Trong quan niệm của Phật giáo, con người tồn tại bao gồm thân xác và tinh thần. Khi một người mất đi, thể xác được phân hủy, nhưng vong linh của họ vẫn có thể ý thức được.

Linh hồn của họ sẽ rời khỏi thân xác, có vong linh sẽ được siêu thoát và có những vong linh thì không. Vậy siêu thoát là gì? Siêu thoát chính là khi thần thức của người chết buông bỏ hết những vướng mắc, phiền não, thế tình khi còn tại trần gian để được hưởng an lạc vĩnh hằng ở một cảnh giới tốt đẹp hơn, không còn là hồn ma bóng quế, lang thang buồn tủi nữa.

Khi nói một linh hồn đã siêu thoát thì không có nghĩa là họ biến mất mà là chính trong suy nghĩ của họ có sự thay đổi sang một cảnh giới khác – một cảnh giới vô ngã, hướng thiện, không còn quan tâm đến thân xác hay cuộc đời đã sống của mình nữa.

siêu thoát là gì

Siêu thoát là trong linh hồn của người mất được thay đổi sang cảnh giới vô ngã, an lành

Vong linh sau khi mất có được siêu thoát hay không, phụ thuộc rất nhiều vào bản thân họ khi còn sống. Chúng ta thường hay nghe về luật nhân quả. Theo đó, nếu họ sống là người hành thiện, tích đức, phát tâm thiện lành mọi lúc mọi nơi, không sát sinh thì khi mất đi họ sẽ có công đức vô lượng, sớm được siêu thoát.

Và ngược lại, nếu họ sống luôn tham, sân, si, sát sinh, gây nghiệp thì sẽ khó siêu thoát. Khi đó, họ sẽ cần tu tập thần thức để không còn tham luyến thân xác, hay thế tình trần gian nữa. Như vậy, siêu thoát còn là kết quả tốt đẹp của quá trình tu tập của thần thức người đã mất để hiểu ra cõi người vô thường, không còn quyến luyến không rời như trước nữa, để chuẩn bị chuyển sang cảnh giới khác.

2. Làm sao để biết đã siêu thoát chưa?

Việc một người đã siêu thoát hay chưa không phải ai cũng có thể biết. Chỉ biết rằng, sự siêu thoát từng được mô tả khi cầu siêu đó là các linh hồn kéo nhau lên trời, xuất hiện ánh sáng vụt lóe lên như một điều lung linh, diệu kỳ.

Hay qua lời của những người được cho là nhà ngoại cảm có thể nhìn thấy được linh hồn của người mất. Ngoài ra, một số người tu luyện, thiền định đúng cách cũng có thể nhìn thấy linh hồn ở tầng không gian khác và họ sẽ biết rằng người nhà của bạn đã siêu thoát hay chưa.

Tham Khảo Thêm:  Tương Sinh Tương Khắc Ngũ Hành

3. Biểu hiện của người chết không siêu thoát

Đa phần những vong linh không siêu thoát là những người chết mà do các tình huống bất ngờ, đột ngột, họ cảm thấy bực tức, oan ức, và tiếc nuối về cái của mình. Họ không thể siêu thoát vì vẫn còn bận tâm đến việc chưa hoàn thành khi còn sống hay muốn giải nỗi oan khuất trong lòng. Một người chết không siêu thoát được biểu hiện qua những điều sau đây.

3.1 Thân trung ấm

Biểu hiện đầu tiên của người chết không siêu thoát đó là thân trung ấm. Thân trung ấm nghĩa là tuy họ đã chết nhưng cơ thể sờ vào vẫn còn thấy ấm. Theo như lẽ thường, khi con người chết đi thì toàn thân sẽ lạnh và da sẽ có màu trắng bệch bởi tim đã ngừng hoạt động, máu không còn được đưa đến các bộ phận trong cơ thể, tất cả các cơ quan ngừng hoạt động, không thể sản sinh ra nhiệt nữa. Bởi vậy, thân trung ấm là biểu hiện rõ ràng nhất cho việc họ chết mà chưa được siêu thoát.

biểu hiện của người chết không siêu thoát

Người chết bơ vơ, vất vưởng, không nơi nương tựa khi thân trung ấm.

Lý do là linh hồn người chết vẫn còn quanh quẩn trong nhà. Họ không biết mình đã chết, muốn nói chuyện, tâm sự, giải thích với người thân rằng họ vẫn ở đây nhưng không ai có thể nghe họ, hay đáp lại họ. Nhất là khi họ có điều oan ức mà chưa được giải oan. Điều này làm cho vong linh ấy cảm thấy vô cùng bức bối, bất lực và đau khổ. Đây là giai đoạn vô cùng đen tối và khổ sở mà người chết phải trải qua.

Khi không được bất cứ ai trong nhà đáp lại, họ không làm gì được, muốn bỏ đi để tìm người có thể hiểu mình mà không nghĩ đến những cảnh giới dữ lành ngoài kia. Việc này làm vong linh phải sống cảnh bơ vơ, không nơi nương tựa và có thể sẽ đi theo những con đường ác. Tới khi đó, vong hồn của họ sẽ không thể siêu thoát được do tội nghiệt chất chồng từng ngày.

Ngoài ra, cũng có những người bởi nghiệp duyên quá nặng mà phải lang thang ở cõi âm. Họ chứng kiến thấy những cảnh ghê sợ và tìm phương pháp để trốn tránh. Càng trốn càng lạc, họ không thể tìm được đường về nhà mà dẫn đến việc linh hồn không được siêu thoát.

3.2 Dẫn vong về nhà

Trong quan niệm tâm linh từ ngàn xưa, những vong linh còn ẩn hiện quanh không gian sống hàng ngày của chúng thường được gọi là ma, hay vong. Những vong, ma này thường là người chết có những nỗi oan chưa giải, họ muốn ở bên cạnh, tìm cách đưa ra các dấu hiệu nhằm truyền đạt thông tin, ám thị điều gì đó cho người khác biết. Họ muốn tìm những người có thể nghe thấy họ, có thể giải nỗi oan cho họ, mà sống vất vưởng, lúc ẩn lúc hiện, đặc biệt vào ban đêm hay những giờ kiêng kị.

Người chết ở những nơi không phải là nhà họ, sau khi mất họ sẽ không biết đi đâu về đâu, không biết đường trở về nhà, hoặc bị thần giữ cửa trước nhà không cho vào, họ không thể tự về nhà được. Trong vòng 49 ngày sau khi mất, người nhà cần làm lễ gọi hồn để dẫn vong về nhà, để vong hồn đó biết mình sẽ được đi đâu về đâu. Đôi khi có những người không thể siêu thoát, người nhà của họ không thể dẫn vong về nhà được.

Tham Khảo Thêm:  Tiểu sử Tiktoker Tường Vyy (Vê Vê): Gương mặt vàng trong làng Tiktok Việt Nam

4. Chuyển sinh thành loài bàng sinh

Trong Phật giáo đề cập rất nhiều đến thuyết nhân quả. Nếu sinh thời, con người tu tâm, tích đức, sống thiện lành, không phạm điều ác nghiệt, khi họ chết đi, linh hồn của họ sẽ được chuyển tới cảnh giới cực lạc, bình yên.

Nếu họ sống mà phạm vào những chuyện duyên trần họ chưa thể dứt hẳn, còn nghiệt duyên cần trả thì họ sẽ đầu thai thành người để tiếp tục trả cho xong. Và nếu sống mà sát sinh, làm những việc trái luân thường đạo lý, gây ra tội nghiệt nặng nề, họ sẽ phải chuyển sinh thành loài bàng sinh sau khi chết. Loài bàng sinh bao gồm các loài thai sinh, noãn sinh; loài thấp sinh, loài hóa sinh.

  • Chuyển sinh thành các loài thai sinh noãn sinh nghĩa là sẽ đầu thai thành những con vật sống ở cạn: Nếu vong linh trong lòng còn tham sân si mà không siêu thoát, sẽ hóa thành chó mè. Nếu tham hận thù sẽ hóa thành rắn rết bọ cạp, tham nhục dục thì hóa thành chim tước, uyên ương.

  • Chuyển sinh thành các loài thấp sinh là trở thành những loài dơ bẩn, sống dưới bùn đất hoặc những nơi tối tăm như giun. Loài thấp sinh nương vào chỗ ẩm thấp mà sinh sống, khi người chết vì ngửi được mùi vị của chỗ mình sắp đến mà thọ sinh, sinh lòng ưa đám mà nương mà. Tùy theo nghiệp lực của mình mà bạ vào vật gì mục nát hoặc là phân bón để thác sinh.

  • Chuyển sinh thành các loài hóa sinh là những loài được nhận hồng ân, có nhiều phước lành như chim, rồng, bướm,… Tuy là loài bàng sanh được hưởng thụ sung sướng, nhưng chúng vẫn thuộc về loài súc sinh, không thoát khỏi sinh tử luân hồi mà phải chịu nhiều khổ não khác.

siêu thoát

Vong linh chuyển sinh vào các loài bàng sinh, không thoát khỏi kiếp sinh tử luân hồi

5. Nên làm gì khi người chết không siêu thoát?

Khi gia đình có người thân mất đi, mỗi chúng ta đều hy vọng rằng họ có thể siêu thoát. Siêu thoát hay không được cho là phụ thuộc rất nhiều vào sự giác ngộ của họ đối với cái chết của mình, đối với những việc còn dang dở, luyến lưu khi còn sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể trợ duyên cho người chết được siêu thoát bằng những việc sau đây.

Điều đầu tiên cần làm sau khi trong gia đình có người mất đó là không khóc than níu kéo, giúp họ sớm biết chấp nhận cái chết. Dù là ai cũng đau lòng khi chứng kiến người thân của mình không còn trên trần thế nữa, nhưng việc khóc lóc, đau lòng hay níu kéo không mang họ trở lại, mà chỉ làm cho họ thêm lưu luyến, khổ ải, muốn ở lại lâu hơn nữa mà không siêu thoát được.

Thêm lưu ý rằng, không được phép khóc rơi nước mắt vào thân xác người chết và cần nói rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ khi tổ chức tang lễ, giải thích mọi nỗi oan khuất mà họ vẫn còn trăn trở trước khi chết để họ hoàn thành tâm nguyện và chấp nhận cái chết.

Tham Khảo Thêm:  Tuổi Giáp Thân Là Sinh Năm Bao Nhiêu, Tuổi Thân Sinh Năm Bao Nhiêu

Một điều cực kỳ quan trọng cần làm để người chết sớm siêu thoát đó là câu hồn, dẫn hương linh về nhà hoặc lên chùa. Đây là việc làm phổ biến đối với những người không chết tại gia như chết do đuối nước, tai nạn giao thông, chết đường, chết chợ,… Việc này cần được làm trước khi tổ chức các nghi thức tang lễ để giúp đưa đường dẫn lỗi cho các vong linh về nhà, không còn cô đơn, lang thang hay vất vưởng mà không siêu thoát.

Đôi khi có những trường hợp người chết vẫn còn nhiều uất hận trong lòng, không thể hóa giải rất dễ sẽ chấp trước và biến thành ngạ quỷ, thì gia đình cần làm lễ dẫn vong lên chùa để gửi gắm. Bởi chùa chiền là nơi thanh tịnh, có tiếng tụng kinh, niệm Phật hàng ngày. Điều này giúp các vong linh sớm thanh tịnh, giải trừ chấp trước để chuyển tới cảnh giới mới.

siêu thoát về miền cực lạc

Tụng kinh, niệm Phật giúp vong linh sớm thanh tịnh, giải trừ chấp trước để siêu thoát

Thêm nữa, việc thực hiện những việc thiện để tích đức cho người chết sớm được siêu thoát cũng là một việc gia đình có thể làm cho họ. Việc thiện đó chỉ là những hành động nhỏ xuất phát từ sự thành tâm của gia đình như thả cá phóng sinh, giúp đỡ người nghèo, không sát sinh,… cũng sẽ giúp người chết nhận được nhiều phước lành, sớm hồi hướng để siêu thoát. Theo quan niệm tâm linh thì đây là những việc giúp người mất bù đắp những lỗi lầm đã làm khi sinh thời để giảm bớt tội nghiệt, hướng tới con đường chuyển sang cảnh giới tốt đẹp hơn.

Gia đình cũng nên tìm hiểu và hoàn thành những di nguyện mà người chết chưa kịp hoàn thành. Bởi nếu chưa hoàn thành được tâm nguyện, họ sẽ còn luyến tiếc, lưu luyến ở trần gian mà không thể siêu thoát. Cho dù di nguyện đó không thể thực hiện ngay khi đó, thì người thân cũng nên nói với họ, để họ giải trừ luyến tiếc mà ra đi nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, người nhà cũng có thể thực hiện cầu siêu và niệm Phật hàng ngày giúp trợ duyên giác ngộ cho hương linh người đã mất để họ sớm ngày về được cõi an lành. Bởi nếu được nghe kinh Phật, người chết có thể thấu hiểu và chấp nhận được nghiệp quả do mình gây ra. Từ đó giúp vong linh hướng thiện, buông bỏ được những đau khổ sinh thời mà sớm đầu thai chuyển kiếp.

Như vậy, việc siêu thoát được hay không của người chết phụ thuộc phần lớn vào những việc họ làm khi còn sống. Bên cạnh đó, gia đình cũng có thể vận dụng những kiến thức trên đây để trợ duyên cho người mất để họ sớm được siêu thoát. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bạn về việc siêu thoát là gì của người đã khuất.

XIN THƯỜNG NIỆM “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP