Đôi khi bạn gặp khó khăn với các thuật ngữ phim truyền hình? Hãy cùng Ragus bỏ túi ngay các thuật ngũ dưới đây để cùng anh em bàn phim nhé!
không riêng gì điện ảnh, mảng phim truyền hình cũng có những thuật ngữ riêng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Đối với các mọt phim thì các thuật ngữ này không có gì lạ lẫm, những với phần đông khán thì lại không quen với các thuật ngữ này, đặc biệt là với phim truyền hình Âu Mỹ. Vậy hãy nhanh chóng bỏ túi bài viết tổng hợp các thuật ngữ phim truyền hình phổ biến để khỏi bỡ ngỡ khi bình thuận phim nhé!
Thuật ngữ cơ bản về phim truyền hình có thể bạn cần biết
TV Series – seasons: được hiểu lần lượt là 1 bộ phim truyền hình – Seasons là một mùa phim. Trong 1 series sẽ có nhiều mùa phim. Mùa phim hiểu đơn giản là từng phần, thường một mùa phim thường cách nhau một năm, mỗi mùa sẽ có số lượng tập nhất định tùy vào series phim truyền hình.
Streaming tv series: những bộ phim truyền hình được chiếu trên nền tảng streaming (nền tảng chiếu phim trực tuyến) như Netflix, HBO Go, Disney+, Apple TV+… Thường sẽ có hai cách phát hành một là ra từng tập theo tuần hoặc ra mắt toàn bộ series cùng lúc.
Cable tv series: phim truyền hình dài tập chiếu trên dịch truyền hình cáp như của các nhà đài HBO, Fox, Star…nhiều nội dung này được đưa lên nền tảng streaming thông qua việc phân phối hoặc đưa thẳng lên kênh streaming của nhà đài như HBO và HBO Go.
Primetime tv series: phim truyền hình dài tập chiếu vào khung giờ vàng như 18h đến 22h.
Rating: số điểm đánh giá của một bộ phim truyền hình thể hiện sự quan tâm của khán giả và chất lượng phim. Phim càng được quan tâm, chất lượng cao, điểm rating càng cao và ngược lại.
Pre-production: tiền sản xuất. Đây là giai đoạn nhà sản xuất lên kịch bản, chọn đạo diễn, diễn viên đội ngũ nhân sự để thực hiện bộ phim
Post-production: hậu kỳ chỉnh sửa, chỉnh âm, lồng nhạc, kỹ xảo vân vân và mây mây.
Premiere: phát sóng hay ra mắt trên một đài hay một nền tảng streaming.
Renewal/Renew: khi một series được renew, series đó sẽ có một mùa phim tiếp theo.
Cancel: hủy bỏ. Nếu khi một series không nhận được sự quan tâm, rating hoặc lượt xem xuống thấp, nhà đài hoặc kênh streaming sẽ hủy bỏ, không làm mùa tiếp theo để tránh tổn thất.
Sequel tv series: hậu truyện Tv series, là phim dài tập tiếp nối một phim dài tập khác, hoặc có trường hợp sequel tv series là một series tiếp nối một phim điện ảnh. Ví dụ: loạt phim Star Trek, Agent Carter (Đặc Vụ Carter) là phim truyền hình ăn theo của Captain America: The First Avenger (2011).
Prequel tv series: phim truyền hình tiền truyện của một phim truyền hình hoặc một phim điện ảnh. Ví dụ, Fear the Walking Dead là tiền truyện của The Walking Dead.
Show runner: người điều hành việc sản xuất các tv series.
Writer: Biên kịch hay viết kịch bản cho các series hay phim ảnh. Thường thì các series sẽ có nhiều biên kịch hoặc một nhóm biên kịch gọi là writing staff.
Soap opera: những series có nội dung về kịch tính hóa (drama) cuộc sống thường nhật của các nhân vật. Soap opera thường có nội dung hướng về nữ giới hoặc giới nội trợ. Ví dụ: Desperate Housewives (Những Bà Nội Trợ Kiểu Mỹ).
Limited series: là kiểu phim dài tập với một mùa phim sẽ kể hết một câu chuyện thay vì tiếp diễn nó như series. Ví dụ như bộ phim của Netflix Unbelievable (2019).
Miniseries: tương tự như Limited series. Miniseries là bộ phim sẽ sản xuất nhiều mùa nhưng mỗi mùa lại có nội dung kịch bản khác nhau.
Original series: Series gốc, là những nội dung do một nhà đài tự sáng tạo và sản xuất, không mua bản quyền từ đài khác. Series kiểu này đang các dịch vụstreamingnhư Netflix, Apple TV+ đẩy mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh với các nhà đài,
Pilot episode: tập mở đầu một series. Đối với phim truyền hình chiếu trên ti vi truyền thống, sự quan tâm của khán giả đối với tập pilot nhiều khi quyết định những tập sau có được phát sóng hay không. Có trường hợp tập pilot được chiếu lại 2 lần do phải chỉnh sửa. Ví dụ, Lucifer trước đây chiếu 2 lần tập pilot. Lần thứ 2 mới được coi là chính thức, do nhà sản xuất quyết định để nhân vật thám tử Dan Espinoza cho diễn viên Kevin Alejandro thủ vai, thay vì Nicholas Gonzalez xuất hiện ở lần chiếu đầu.
Crossover: chỉ các tập phim có sự giao thoa giữa các series liên quan đến nhau như Arrow-Flash-Legends of Tomorrow của đài CW.
Season finale: tập phim kết thúc một mùa phim.
Series finale: tập phim kết thúc toàn bộ phim. Thời lượng của tập phim này có thể dài hơn thời lượng bình thường của các tập phim còn lại, tùy theo nhà sản xuất.
Spin-off: các phần phim ngoại truyện ăn theo một phần phim khác, nói về các nhân vật phụ hoặc thứ chính trong phim. Ví dụ, The Original (Ma Cà Rồng Nguyên Thủy) là spin-off của The Vampire Diaries (Nhật Ký Ma Cà Rồng).
Anthology: tuyển tập. Là kiểu series nằm trong một tuyển tập với nhiều mùa phim. Mỗi một mùa phim lại có nội dung khác nhau nhưng được kết nối thông qua thể loại chung của tuyển tập, như American Horror Story (Chuyện Kinh Dị Mỹ) có 10 mùa phim với những câu chuyện khác nhau nhưng chung thể loại kinh dị, nhưng đều chung hay True Detective có 3 mùa kể về 3 vụ án khác nhau, nhưng chung thể loại trinh thám.
OST: viết tắt của Original Soundtrack, là một bản nhạc không lời hoặc có lời làm vai trò nhạc đệm đại diện trong một bộ phim. Đây là những giai điệu/ca khúc được sáng tác dành riêng cho một bộ phim, thường được xuất thành đĩa nhạc. OST không giới hạn cho điện ảnh hay truyền hình. Ví dụ như Twisted Games của series Elite (Netflix).
Soundtrack: bao gồm các hiệu ứng âm thanh, giọng lồng và nhạc nền.
Main cast: diễn viên chính của một series là những nhân vật cốt cán luôn luôn hiện diện qua các mùa. Tên thường xuất hiện ở credit đầu phim.
Recurring regular: những diễn viên phụ góp mặt một thời gian dài trong phim, nhiều trường hợp còn là nhân vật chủ chốt, nhưng họ chỉ xuất hiện một thời gian mà thôi.
Guest stars: diễn viên khách mời, thường xuất hiện trong một tập phim.
Binge watch: hành động xem liên tục một mùa phim hay cả series, thường áp dụng với các phim ra mắt một lần cả một mùa.
Adaptation tv-series: phim truyền hình dài tập được chuyển thể từ nguyên tác văn học, tiểu thuyết hoặc phi tiểu thuyết.
Subtitle – Dubbing: phụ đề – lồng tiếng.