Chúng ta đã nghe nói đến hai từ “Sách đỏ” rồi phải không nào? Vậy nó có khác gì với sách bình thường không ha?
Sách Đỏ có tên gọi tiếng Anh là Red list of Threatened Species được giám sát bởi bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), thể hiện tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động, thực vật trên thế giới đó các bạn.
Đối với các nhà nghiên cứu, các dữ liệu có sẵn trong Sách Đỏ còn có thể được sử dụng để đánh giá đơn vị phân loại ở cấp độ toàn cầu. Với sự trợ giúp của cuốn sách này, họ cũng có thể ước tính nguy cơ các đơn vị phân loại bị tuyệt chủng trên toàn thế giới nữa đó.
Và bạn biết không, Sách Đỏ là một tài liệu công cộng, tất cả mọi người đều có thể đọc được đó. Nên nhờ có “người bạn” này, chúng ta có thể biết thêm nhiều thông tin về động thực vật để ý thức hơn trong việc bảo vệ các loài sao cho hợp lý, hiệu quả và đúng đắn nhất đấy!
Việt Nam chúng ta cũng có Sách đỏ đó các bạn. Sách Đỏ tại Việt Nam được soạn thảo lần đầu tiên vào năm 1992 với mục đích đánh giá tình trạng các loài động vật quý hiếm trong nước. Sách cũng phân loại các mức độ đe dọa như trong Sách Đỏ IUCN dưới sự hỗ trợ của nhiều cơ quan quốc tế. Dữ liệu cho cuốn sách này được cung cấp thông qua các cuộc điều tra do Cơ quan Khảo sát Động vật học Việt Nam thực hiện, dưới sự hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đấy.
Bạn có để ý đến nhân vật chính hay được chú ý nhất trong Sách Đỏ không? Chính là các loài động vật quý hiếm á. Đây là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mỹ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… Nhưng con người chỉ thấy sự xuất hiện của chúng trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây và đang có số lượng giảm sút vì nhiều lí do. Cũng có nghĩa là chúng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nên chúng ta không còn cơ hội được nhìn thấy chúng nữa đâu.
Chà, Sách Đỏ thật là thú vị phải không các bạn? Các bạn hãy ghé xem Sách Đỏ để biết thêm về những loài động thực vật đang gặp nguy cơ nha. Và đừng quên comment những loài ấy ở đây để cùng chia sẻ với Công Tắc Khoa Học và các bạn khác nữa!
Biên soạn: ThS. Lê Thanh Quang, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Biên tập: Gia Ninh – Science Stan
(Theo Mực Tím)