Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã biết tới vai trò của rừng đối với cuộc sống, hiện nay đối với vấn đề phát triển rừng cũng đặc biệt được quan tâm. Rừng có các loại khác nhau. Tuy nhiên sẽ rất nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa rừng tự nhiên và rừng trồng. Vậy để phân biệt được các loại rừng này hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biêt thêm thông tin chi tiết nhé.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Rừng tự nhiên là gì?
Rừng tự nhiên như tên gọi của nó chúng ta có thể hiểu đây là rừng đã tái tạo tự nhiên, bao gồm các loài cây tự nhiên bản địa hoặc nhập cư và các chủng.
Hiện nay với các khu rừng tự nhiên có thể nhiều hơn hoặc ít bị ảnh hưởng bởi văn hóa và kỹ thuật khai thác gỗ hoặc tái sinh, nhưng rừng không phải đã được tái tạo bằng cách gieo hạt hoặc trồng. Rừng tự nhiên bắt nguồn từ độ che phủ rừng ban đầu với một khu rừng tái tạo tự nhiên. Do đó rừng tự nhiên là rừng đã được tạo ra một cách tự nhiên cứ vào vị trí và trong đó bao gồm các loài cây và chủng tự nhiên nhập cư và bản địa.
Rừng tự nhiên hiện nay có thể được quản lý ở một mức độ nào đó cũng có thể hoàn toàn không được quản lý cụ thể do bị ảnh hưởng, không can thiệp rừng, hoặc một khu bảo tồn rừng nghiêm ngặt.
Đối vưới rừng tự nhiên thì mỗi phần của rừng được trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, hay ảnh hưởng bởi các hoạt động lâm nghiệp, cắt, trồng và tiêu, hoặc gián tiếp bằng cách điều chỉnh chế độ chăn thả gia súc, ô nhiễm không khí, cản trở việc nhập cư và lây lan của các loài tự nhiên và ảnh hưởng đến loại và số lượng loài chiếm ưu thế trong phong cảnh. Như vậy, được coi là rừng tự nhiên, một khu rừng cần tránh được các ảnh hưởng của con người.
Sau khi một số lượng đầy đủ thời gian mà không can thiệp, một khu rừng trước đây quản lý hoặc bị suy thoái có thể phát triển một số các cấu trúc cơ bản của một khu rừng nguyên sinh và được coi là một khu rừng tự nhiên.
2. Rừng trồng là gì?
Căn cư theo khoản 7 Điều 2 Luật Lâm Nghiệp 2017 quy định về rừng trồng như sau:
“7. Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng”.
Như vậy từ khái niệm trên ta hiểu theo đúng tên gọi của nó là rừng trồng tức là do con người trồng mà có, hiện nay ta thấy với những cố gắng của Chính phủ và các địa phương trong cả nước về việc trồng cây gây rừng, diện tích rừng tuy có tăng, song về chất lượng rừng tự nhiên vẫn còn hạn chế.
Không chỉ ở địa bàn nông thôn, tại đô thị, môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, có xu hướng tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn khi mà quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt.
Về xã hội, việc thực hiện Đề án sẽ nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cây xanh trong toàn xã hội, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia. Phát huy sức mạnh từ nguồn lực xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm và đóng góp của cộng đồng trong bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây xanh.
3. Phân biệt 2 loại rừng trồng và rừng tự nhiên:
3.1. Đặc điểm của rừng trồng và rừng tự nhiên:
– Rừng trồng: được con người chọn giống thuần chủng, chăm sóc, ít tầng tán, ít động vật.
– Rừng tự nhiên: giàu thành phần loài, nhiều tầng tán, nhiều động vật sinh sống.
3.2. Về chế độ sử dụng đất rừng:
Đối với rừng tự nhiên
Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
” Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”.
Theo quy định này ta thấy rằng pháp luật quy định về chế độ sử dụng đất rừng đối với từng loại rừng là khác nhau, đối với rừng tự nhiên sẽ có chế độ riêng và yêu cầu sử dụng và khai thác cũng đuộc quy định cụ thể, những cá nhân hay hộ gia đình được giao sử dụng rừng tự nhiên cần quản lý và phát triển cũng như khai thác theo đúng quy định để tránh vì lợi ích cá nhân làm tổn hại đến rừng tự nhiên gây ra những tác động xấu cho con người.
Đối với rừng trồng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
– Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
– Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
Như vậy từ quy định này ta thấy có những điểm khác nhau cơ bản giữa rừng trồng và rừng tự nhiên cụ thể như rừng trồng cây cố thuần chủng, không nhiều tầng, động vật ít. Rừng tự nhiên thì cây cối đa dạng, nhiều tầng, có nhiều loại động vật.