Loại rau dại giúp dưỡng gan thận cực tốt, nhưng không phải ai cũng dùng được

Rau má có tác dụng như một loại thảo dược.

Thanh lọc cơ thể

Rau má được nhiều người sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ. Rau có thể kích thích cơ thể thải độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Nhờ vậy mà thận được giảm bớt áp lực, giải độc tố nhanh chóng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Hỗ trợ hệ tuần hoàn

Rau má đóng vai trò lớn trong hệ tuần hoàn. Nó có thể giúp tối ưu hóa hệ tuần hoàn, giúp ngăn ngừa xuất huyết, giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch. Không chỉ vậy rau má còn giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Từ đó giúp các bộ phận và cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Rau má có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị các cơn đau dạ dày. Trong loại rau này có hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxi hóa nên giúp cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.

Cải thiện khả năng nhận thức

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau má có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể. Nó giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong rau má cũng giúp kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.

Tham Khảo Thêm:  15 cách giảm mỡ bụng tự nhiên tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Giảm lo âu

Trong rau má có chất triterpenoid giúp giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh. Những người uống rau má thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn so với người không uống.

Phục hồi vết thương

Chất triterpenoid có trong rau má còn có công dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương giúp cho vùng da này khỏe mạnh hơn.

Chữa các bệnh về tĩnh mạch

Đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch, suy tĩnh mạch sử dụng rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết. Một nghiên cứu đã cho thấy những người bị tăng huyết áp tĩnh mạch sau khi dùng rau má thì triệu chứng mệt mỏi, chuột rút, đau nhức, sưng tấy, phù mắt cá giảm rõ rệt sau 4 tuần.

Những người không nên dùng rau má

Không dùng nhiều khi thai sản

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai nên tránh ăn rau má, bởi chị em sử dụng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng món rau thanh mát này.

Không dùng khi bị tiểu đường

Để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhiều người thường xuyên mua rau má về chế biến thay rau, thay nước giải khát. Việc dùng quá nhiều như vậy sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt, người bị tiểu đường.

Tham Khảo Thêm:  Nên ngủ lúc mấy giờ để da đẹp?

Không dùng khi bị tiêu chảy

Nhiều người cứ nghĩ nóng trong người thì uống cốc nước rau má để thanh nhiệt. Tuy nhiên họ không biết sử dụng nhiều rau má rất dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, khi cho thêm đường vào nước rau má càng làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng thêm. Vì vậy, để cân bằng, tốt nhất khi uống bạn nên ăn thêm một vài lát gừng tươi.

Không dùng khi đang sử dụng thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Một số cách dùng rau má

Làm nước giải khát trong mùa hè: Rau má mua về rửa sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào vắt và lọc bỏ bã.Thêm vào một ít muối cho dễ uống. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 – 40g rau má tươi. Thức uống này vừa có giá trị giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan, lợi tiểu.

Chữa cảm nắng, say nắng: Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.

Trà giải nhiệt: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g ở dạng khô. Cách dùng: Sao giòn các vị thuốc, tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 – 40g bằng cách hãm với nước sôi khoảng 10 phút. Uống thay trà trong ngày có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.

Tham Khảo Thêm:  Con ngan là con gì? Làm thế nào để phân biệt được ngan và ngỗng

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP