Rau húng lủi vốn được biết đến là ‘thành viên’ khá quen thuộc trong nhóm các rau thơm của ẩm thực Việt. Tuy là loại rau quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết về tác dụng của rau húng lủi. Dưới đây là những tác dụng của rau húng lủi ít người biết.
Rau húng lủi là gì?
Hàng thế kỷ nay, húng lủi tận tâm tận lực cống hiến cho đời hương thơm, vị the và một khả năng chữa bệnh tuyệt vời.
Húng lủi tên khoa học là mentha (mint), dòng họ mint rất nhiều “thành viên”, trong đó có húng lủi (spearmint). “Tuyệt chiêu” của húng lủi là làm dịu đi những cồn cào khó chịu ở dạ dày. Cho dù chỉ là vài lá bỏ vào tách trà nóng hoặc vài cọng đủ làm chén cơm thêm phần hương vị thì húng lủi đều có khả năng phát huy tối đa công dụng.
Một loại hương liệu trong lá húng lủi sẽ kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia quá trình tiêu hóa, làm cho các tuyến này tiết ra những men (enzyme) tiêu hóa.
Không chỉ có vậy, húng lủi còn giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lủi cũng có công trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp do khả năng làm “nguội” và làm dịu cổ họng, mũi, các ống hô hấp…
Tác dụng của rau húng lủi với sức khỏe
Dưới đây là những lợi ích của rau húng lủi đối với sức khỏe:
Giảm viêm họng
Cũng như lá bạc hà, rau húng lủi chứa hoạt chất tạo menthol với đặc tính kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giảm các cơn ho dai dẳng khá hiệu quả. Lúc này, bạn hãy ăn kèm rau trong bữa ăn, cố gắng nhai thật nhuyễn nhỏ để hấp thu tối đa lượng tinh chất.
Kích thích tiêu hóa
Vừa góp phần gia tăng hương vị cho các món ăn, rau húng lủi vừa hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và tăng khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng của đường ruột. Tinh chất được tiết ra từ phần lá sẽ kích thích sản sinh dịch túi mật, đẩy nhanh quá trình bài tiết chất thải, hạn chế tối đa chứng đầy bụng khó tiêu.
Phòng chống ung thư
Theo phân tích dinh dưỡng, rau húng lủi là một trong những loại rau thơm rất giàu chất chống oxy hóa, kể đến như limonen hay cineol. Các dưỡng chất này khi vào cơ thể có nhiệm vụ tạo lớp bảo vệ tế bào không bị các gốc tự do tấn công, giảm thiểu tối đa tỷ lệ hình thành khối u và ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm.
Tốt cho răng miệng
Cineol được tìm thấy từ rau húng lủi vốn có tính kháng viêm và sát khuẩn mạnh. Nhờ vậy, nếu chúng ta nhai kỹ rau, lượng chất sẽ thẩm thấu vào khoang miệng, “tiêu diệt” vi khuẩn gây mùi hôi miệng cũng như tình trạng viêm sưng chân răng. Từ đây giúp bạn chủ động bảo vệ hàm răng sáng khỏe, duy trì hơi thở thơm mát và tự tin giao tiếp hơn.
Giảm mùi cơ thể
Không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng, ăn rau húng lủi còn có tác dụng giảm mùi cơ thể. Tinh chất bạc hà menthol cùng các nhóm chất chống oxy hóa sẽ tham gia điều tiết hoạt động của tuyến mồ hôi, đồng thời ức chế vi khuẩn tạo mùi khó chịu.
Củng cố xương chắc khỏe
Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng nhận thấy rằng khoáng chất mà rau húng lủi đem lại tương đối phong phú, gồm canxi, đồng, magie hay kẽm. Tiếp nạp thêm những dưỡng chất này từ rau là cách bạn chủ động tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa các khớp xương cũng như phòng ngừa loãng xương sớm.
Cải thiện thị lực
Một trong những tác dụng của rau húng lủi có thể bạn chưa biết tới đó là đáp ứng lượng lớn vitamin A mà cơ thể cần hàng ngày. Điều này sẽ đảm bảo hình thành sắc tố ở võng mạc, ngăn chặn tổn thương ở giác mạc và duy trì tốt thị lực của bạn.
Trị côn trùng cắn
Theo y học cổ truyền, hương thơm dịu nhẹ cùng tinh chất tiết ra từ rau húng lủi chính là “khắc tinh” của các loại côn trùng. Cụ thể, bạn có thể nấu nước rau húng lủi, để nguội rồi dùng khăn vải thấm nước, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị muối, kiến hay các côn trùng khác đốt, tình trạng sẽ cải thiện đáng kể đấy.
Trên đây là những tác dụng của rau húng lủi với sức khỏe. Hãy thường xuyên bổ sung loại rau thơm này trong bữa ăn hàng ngày nhé.