Ngày lễ Vu Lan rơi vào ngày rằm tháng 7 (tức ngày 175 tháng 7 âm lịch) hàng năm. Ngày này thường được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay ngày Xá tội vong nhân. Vậy ngày này ra đời như thế nào? Tại sao nó lại lưu truyền đến tận ngày nay? Cùng ChineseRd tìm hiểu nhé!
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được xem là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày Xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông.
Đây được xem là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân. Nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế. Để các vong hồn có cơ hội được xá tội, được siêu sinh đầu thai kiếp khác.
Rằm tháng 7 còn là ngày Vu Lan. Đây là dịp để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ và tìm về với cội nguồn yêu thương. Ngoài ra, đây cũng là ngày Tết Trung nguyên ở Trung Quốc.
Ngoài mâm cúng ông bà, tổ tiên trong nhà. Thì vào lễ Vu Lan, mọi người còn cúng thêm mâm ngoài trời. Gọi là cúng chúng sinh. Dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
Sự tích ngày lễ Vu Lan
Ngày rằm tháng 7 xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Sau khi tu luyện phép thần thông, Bồ tát Mục Kiều Liên đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm người mẹ đã mất của mình.
Cuối cùng ông đã tìm thấy mẹ mình vì những nghiệp ác trên dương thế mà trở thành ngạ quỷ dưới địa ngục, bị đói khát hành hạ khổ sở.
Mục Kiều Liên đã đem bát cơm đến cho mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi. Không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan
Từ sự tích đó mà người đời sau thường gọi ngày này là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Tức là báo đáp công ơn của đấng sinh thành. Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung. Nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có. Nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.
Những hoạt động ngày lễ Vu Lan
Ăn chay, niệm Phật, cầu an
Ăn chay đưa tâm con người ta về chốn thanh tịnh, trở về đúng với bản thân mình. Trong những ngày rằm tháng 7, bạn hãy ăn chay và thành tâm cầu nguyện cho gia đình và bản thân. Việc này giúp cầu an cho gia đình, bố mẹ hạnh phúc, gia đình vui vẻ, khỏe mạnh.
Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên
Ngày lễ Vu Lan cũng là dịp để gợi nhắc những người con về việc báo hiếu bố mẹ. Những dịp này, hãy dành thời gian quan tâm và hỏi han họ nhiều hơn. Chẳng hạn như những câu đơn giản về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nếu có thể, hãy về bên gia đình và quây quần bên bữa cơm cùng bố mẹ bạn nhé.
Chuẩn bị mâm cơm tươm tất
Mâm cúng Vu Lan để tỏ lòng thành với Tần Phật và tổ tiên. Đồng thời cầu mong những cô hồn dã quỷ sớm được siêu thoát. Điều quan trọng đó là mâm cỗ không cần phải quá cầu kỳ. Bạn hãy chuẩn bị bằng cả tấm lòng và sự chân thành của mình với tổ tiên.
Mâm cúng Vu Lan có thể là những món ăn đơn giản thường ngày như xôi vò hạt sen, bánh chưng chay, gỏi cuốn, nem chay, canh nấm,…
Bạn đã biết ý nghĩa ngày lễ Vu Lan chưa? Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm: Lễ Vu Lan ở các nước trên thế giới có gì khác biệt