Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật – Sinh học 12

Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - Sinh học 12

Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

1. Tỉ lệ giới tính

– Để duy trì một quần thể thì phải có các cá thể đực và cái để duy trì sinh sản. Vì vậy tỉ lệ giới tính trong quần thể là một đặc trưng quan trọng đảm bảo được hiệu quả sinh sản của quần thể trong môi trường thay đổi.

– Định nghĩa về tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa các cá thể đực và các cá thể cái ở trong quần thể. Thông thường tỉ lệ này sẽ là 1:1. Tuy nhiên, trong quá trình sống, vì một hay nhiều nguyên nhân khác nhau mà tỉ lệ này có thể thay đổi vào từng khoảng thời gian, điều kiện sống, tập tính sinh lí của sinh vật…

– Nắm được tỉ lệ giới tính trong quần thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăn nuôi và bảo vệ môi trường. Ví dụ người ta có thể tính toán tỉ lệ con đực và con cái trong chăn nuôi để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và tổng hợp kiến tức Sinh học 12

2. Nhóm tuổi

a. Cấu trúc tuổi

– Cấu trúc tuổi được chia thành 3 nhóm:

+ Tuổi sinh lí: Là khoảng thời gian sống có thể đạt đến của mỗi cá thể.

Tham Khảo Thêm: 

+ Tuổi sinh thái: Là thời gian sống thực tế của cá thể.

+ Tuổi quần thể: Là độ tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm tuổi

– Các nhân tố dưới đây sẽ ảnh hưởng đến nhóm tuổi:

+ Các nguyên nhân từ bên ngoài như điều kiện môi trường, khí hậu ngày càng xấu đi, dịch bệnh xảy ra => các cá thể non hoặc già sẽ bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

+ Trong các điều kiện thuận lợi như môi trường sống tốt, nguồn thức ăn phong phú => Các con non phát triển nhanh chóng => Kích thích sinh sản tăng nhanh => Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng.

+ Nhóm tuổi còn thay đổi do một số yếu tố như di cư hay vào mùa sinh sản thì số lượng cá thể sẽ gia tăng => thay đổi nhóm tuổi.

Nắm trọn kiến thức Sinh đạt 9+ thi tốt nghiệp THPT nếu bạn sở hữu combo sổ tay vô địch tổng hợp kiến thức của VUIHOC

c. Tháp tuổi của quần thể

– Dựa vào tháp tuổi, chúng ta có thể nhìn ra 3 trạng thái phát triển đó là: Quần thể đang phát triển, quần thể ổn định và quần thể suy thoái

+ Quần thể trẻ có độ tuổi trước sinh sản cao, quần thể ổn định có nhóm trước và đang sinh sản có tỷ lệ xấp xỉ 1:1 còn quần thể suy thoái có tỉ lệ nhóm trước sinh sản nhỏ hơn nhóm đang sinh sản

Tham Khảo Thêm:  Văn mẫu lớp 9: Ý nghĩa nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương (4 mẫu) Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

– Tháp tuổi quần thể:

3. Sự phân bố các cá thể trong quần thể

– Trong một quần thể có 3 kiểu phân bố đó là phân bố đều, phân bố ngẫu hiên và phân bố thành nhóm.

a. Phân bố đều

– Phân bố đều thường gặp trong các quần thể có điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể đó. Phân bố đồng đều giúp làm giảm độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đó.

– Ví dụ: Cây thông trong rừng, tổ của chim hải âu

b. Phân bố ngẫu nhiên – Phân bố ngẫu hiên là dạng trung gian của phân bố đều và phân bố thành nhóm. Các cá thể xuất hiện trong môi trường đồng nhất nhưng không có tính lãnh thổ. Kiểu phân bố này giúp các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

– Ví dụ: Sâu sống trên lá cây

c. Phân bố thành nhóm

– Trong quần thể, phân bố thành nhóm là kiểu phổ biến nhất. Các cá thể của quần thể sẽ tụ tập thành một nhóm nhỏ ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố thành nhóm thường xuất hiện ở những sinh vật sống thành bầy đàn, các loài ngủ đông, trú đông hay có tập tính di cư. Khi phân bố thành nhóm sẽ giúp các các thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường.

Tham Khảo Thêm:  Công thức tính diện tích hình thoi và hướng dẫn giải bài tập chi tiết

– Ví dụ: Sao biển sống thành nhóm, khỉ sống theo bầy đàn

4. Mật độ cá thể trong quần thể

– Mật độ cá thể trong quần thể là số lượng các cá thể sống trên 1 đơn vị diện thích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường mà mỗi cá thể sử dụng, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

– Mật độ cá thể trong quần thể có ý nghĩa sinh học rất lớn, thể hiện tiềm năng sinh sản của quần thể đó và sức tải của môi tường.

Đăng ký khóa học PAS THPT để được xây dựng lộ trình ôn tập sớm ngay từ bây giờ, giành lấy điểm 9+ các môn thi THPT Quốc Gia nhé!

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật trong chương trình Sinh học 12. Đây là phần kiến thức các em cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi sinh tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Để học thêm nhiều kiến thức hữu ích, các em đừng quên truy cập trang web vuihoc.vn hoặc liên hệ với trung tâm hỗ trợ để nhận thêm nhiều bài giảng và chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT nhé!

>> Mời bạn xem thêm:

  • Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
  • Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
  • Sự phát sinh loài người

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP