– Nắm vững cách xác định hóa trị và đặc biệt lưu ý cách xác định số oxi hóa.
5. Dặn dò – Bài tập về nhà
– GV yêu cầu HS ôn tập toàn bộ kiến thức chương 3.
Tiết 29
Bài 12. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu được:
– Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. – Chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hóa là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
2. Kĩ năng:
– Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hóa và sự khử cụ thể. – Nhận biết được phản ứng oxi hoá khử.
3. Phát triển năng lực:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. – Năng lực tính toán.
– Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
– Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Tình cảm, thái độ:
– HS có thái độ học tập tích cực và yêu thích môn Hóa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Đồ dùng dạy học: Giáo án. 2. Đồ dùng dạy học: Giáo án.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: trong quá trình học.3. Các hoạt động dạy và học: 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
– GV nhắc lại kiến thức về phản ứng oxi hoá khử đã học ở lớp 8, tất cả các phản ứng cháy đều là phản ứng oxi hoá khử. Tuy nhiên có rất nhiều phản ứng không có oxi tham gia cũng là phản ứng oxi hoá – khử. Vậy bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu xem phản ứng oxi hoá khử là gì ?
– HS lấy một số ví dụ về phản ứng cháy, xác định được mục tiêu bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự khử và sự oxi hoá
– GV yêu cầu HS nhắc lại sự oxi hóa đã học ở lớp 8.
– HS: sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.
– GV lấy ví dụ.
? Xác định số oxi hóa của Mg trước và sau phản ứng và nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa của Mg?
– GV đưa ra định nghĩa mới về sự oxi hóa. – HS nhắc lại sự khử ở lớp 8. – GV lấy ví dụ. I. ĐỊNH NGHĨA: 1. Chất khử, chất oxi hóa Ví dụ 1 : 2 2 2 0 0
2
+ −
→
+O MgO
Mg
(1) Mg0 →Mg+2 +2e
Quá trình Mg nhường e là quá trình oxi hóa Mg (sự oxi hóa Mg)
Ví dụ 2: 2 1 2 0 0 2 2 2 − + − + + → +H Cu H O O Cu (2) Cu+2 +2e→Cu0
? Xác định sự thay đổi số oxi hóa của Cu trước và sau phản ứng và nhận xét?
– GV đưa ra định nghĩa mới về sự khử. – GV chỉ ra bản chất của chất khử và chất oxi hóa.
– HS nêu định nghĩa chất khử và chất oxi hóa.
– GV kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa phản ứng oxi hoá khử
– GV đưa ra phản ứng không có oxi tham gia.
? Nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng trên?
– HS: Na nhường e biến thành ion Na+, Cl thu e biến thành ion Cl-.
– GV: quá trình nhường và nhận e là hai quá trình ngược nhau nhưng luôn xảy ra đồng thời trong một phản ứng oxi hóa – khử.
? Từ đó hãy nêu định nghĩa về phản ứng oxi hóa – khử? Quá trình Cu+2 nhận e là quá trình khử Cu+2 (sự khử Cu+2 ) Định nghĩa : – Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường e
– Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất thu e – Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường e
– Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu e
Ví dụ 3 : 2 x 1e 1 1 2 0 0 2 2 2 2Na+Cl → Na+ + Cl− → Na+ Cl− (3)
có sự nhường, sự thu e và có sự thay đổi soxh Ví dụ 4 : 1 1 2 0 0 2+Cl →2H+ Cl− H (4)
Có sự chuyển e và có sự thay đổi soxh
Ví dụ 3 : O H O N O N H N t 2 2 1 3 5 4 3 2 0 + → + + − (5)
Chỉ có sự thay đổi số oxh của cùng một nguyên tố
2. Phản ứng oxi hóa – khử
Định nghĩa: Phản ứng oxihóa -khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển
electron giữa các chất phản ứng Hay Phản ứng oxihóa -khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
4. Củng cố:
– GV nhấn mạnh các khái niệm về chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử và phản ứng oxi hoá khử.
5. Dặn dò
– Bài tập về nhà: bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 82, 83.
Ngày soạn:13/11/2013
Tuần 15. Tiết 30
Bài 12. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu được:
– Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. – Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử, ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn.
2. Kĩ năng:
– Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử dựa vào số oxi hóa (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
3. Tình cảm, thái độ:
– HS có thái độ học tập tích cực và yêu thích môn Hóa học.
– HS biết liên hệ với những phản ứng oxi hoá – khử trong thực tiễn như sự cháy, các phản ứng tỏng quá trình luyện gang, thép, sản xuất phân bón…
II. CHUẨN BỊ
– Giáo viên: Giáo án
– Học sinh: Nắm được các khái niệm liên quan đến phản ứng oxi hoá – khử.