Tương Sinh Tương Khắc Ngũ Hành
Vũ Trụ được tạo bởi 5 “Chất” (Khí) – Ngũ Hành: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy
Những khái niệm này không được định nghĩa.
2.2.1. Ngũ Hành Tương Sinh:
- Thủy sinh Mộc,
- Mộc sinh Hỏa,
- Hỏa sinh Thổ,
- Thổ sinh Kim,
- Kim sinh Thủy.
2.2.2. Ngũ Hành Tương Khắc:
- Thủy khắc Hỏa,
- Hỏa khắc Kim,
- Kim khắc Mộc,
- Mộc khắc Thổ,
- Thổ khắc Thủy.
Mỗi Tính Chất đó là một Tiên Đề.
Mỗi Tiên Đề này chỉ thừa nhận mà không chứng minh, không giải thích.
Mỗi Tiên Đề được xem như một Định Luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của Con Người, không ai giải thích được và cũng không ai làm thay đổi chúng được.
2.2.3. Mô Hình cho Hệ Tiên đề của Học Thuyết Ngũ Hành.
Cổ Nhân đã xây dựng cho ta một Mô Hình về Học Thuyết Ngũ Hành (như chúng ta đã biết).
Mô Hình cho các Khái Niệm Cơ Bản:
- Thủy: Đại diện cho Thủy là Nước
- Hỏa: Đại diện cho Hỏa là Lửa.
- Mộc: Đại diện cho Mộc là Cây.
- Kim: Đại diện cho Kim là Kim loại.
- Thổ: Đại diện cho Thổ là Đất.
Đồ hình ngũ hành
Các ký hiệu trong Hình vẽ trên:
- Mũi tên màu trắng chí quan hệ tương sinh.
- Mũi tên màu đỏ chỉ quan hệ tương khắc.
- Hình tròn màu Xanh dương (đôi khi màu đen) là Hành Thủy
- Hình tròn màu Xanh lá là Hành Mộc
- Hình tròn màu Đỏ là Hành Hỏa
- Hình tròn màu Vàng là Hành Thổ
- Hình tròn màu Trắng là Hành Kim
2.2.4. Quan hệ Ngũ Hành.
Gọi “TA” là một Hành nào đó, thì “TA” có các mối quan hệ như sau:
Ví dụ: “TA” là Hành Thổ, thì:
Cái Sinh TA là Hỏa. Cái TA sinh là Kim.
Cái khắc TA là Mộc. Cái Ta khắc là Thủy.
2.2.5. Quá trình hình thành Ngũ Hành.
a. Âm Dương sinh Ngũ hành
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi sinh Ngũ Hành.
Vậy là, Âm Dương sinh Ngũ Hành. Ngũ Hành sinh Vạn Vật. Vạn Vật sinh sôi nẩy nở không ngừng nghỉ.
Ngũ Hành gồm 5 Thành Tố: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. 5 Thành Tố này luôn luôn biến đổi, vì vậy chúng được gọi là Ngũ Hành. Ngũ là 5, Hành là đi, là động. Khi gọi tên từng Thành Tố thì ta không gọi là “Ngũ Hành”, như Ngũ Hành Kim, Ngũ Hành Mộc; mà gọi là Hành: Hành Kim, Hành Mộc…
Âm Dương sinh Ngũ Hành. Âm Dương là Thái Cực. Vậy Ngũ Hành được sinh ra từ Thái Cực.
Sự ra đời của mỗi Hành là độc lập với sự tồn tại của những Hành khác, cho nên, không thể nói, Hành Hỏa sinh ra Hành Thổ, Hành Kim biến thành Hành Thủy…
Bởi vậy, khi nói: Hành A sinh cho Hành B thì cần hiểu rằng, Hành A truyền năng lượng cho Hành B, Hành A tạo điều kiện cho Hành B phát triển; không phải là Hành A sinh ra Hành B, cũng không phải là Hành A biến thành Hành B.
b. Thứ tự sinh thành của Ngũ Hành
Thứ tự Ngũ hành là: Một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ.
c. Số Sinh và Số Thành của Ngũ Hành
Theo Quan điểm của Dịch Học Cổ Đại thì Số của Ngũ hành là Số của Trời Đất. Số của Trời Đất gồm 5 Số dương: 1, 2, 3, 4, 5 và 5 số âm: 6, 7, 8, 9, 10.
Mỗi Bộ 5 số đó lần lượt ứng với 5 Hành. Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ.
Như vậy, mỗi Hành được biểu thị bởi một cặp số, số đứng trước là Số Sinh, Số đứng sau là Số Thành: Thủy (1,6), Hỏa (2, 7), Mộc (3, 8), Kim (4, 9), Thổ (5, 10).
d. Tính phổ cập của Ngũ Hành
Ngũ Hành gắn kết với Học Thuyết Âm Dương. Âm Dương biến hóa sinh Ngũ Hành. Âm Dương có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc. Cũng vậy, ở mọi nơi mọi lúc không đâu là không có Ngũ Hành. Ngũ Hành tạo nên Vạn Vật và Vạn Vật tràn ngập khắp Vũ Trụ. Vũ Trụ được tạo thành bởi và chỉ bởi 5 Hành đó, sự biến hóa sinh tử của Vạn Vật trong Trời Đất đều không tách khỏi Ngũ Hành.
Nếu như Âm Dương là khái niệm biểu hiện tính trạng đối lập và thống nhất của sự vật thì khái niệm Ngũ hành biểu hiện khả năng biến đổi, tương tác chế hóa của mọi sự vật và mọi hiện tượng trong Vũ trụ.
e. Âm Dương của Ngũ Hành
Mỗi Hành là một Thái cực nên tự nó có Âm có Dương.
Ví dụ: Hành Thủy có Dương Thủy (Nhâm Thủy), Âm Thủy (Quý thủy).
Hành Hỏa có Dương Hỏa (Bính Hỏa), Âm Hỏa (Đinh Hỏa).
Hành Âm và Hành Dương của từng Hành xoắn quyện vào nhau trong một Thái Cực, không thể tách đôi chúng ra được.
Hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Dương Giáp Bính Mậu Canh Nhâm Âm Ất Đinh Kỷ Tân Quý
f. Cấu trúc Mùa theo Ngũ Hành:
Người xưa hiểu rằng, Ngũ Hành chính là Khí Hậu của 4 Mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, lưu chuyển giữa Trời Đất, tuần hoàn không ngừng nghỉ, nên gọi là Hành.
Mùa Xuân:
Mùa Xuân là Mùa của Hành Mộc và Phương Vị của Mộc là Phương Đông. Tức Mộc Vượng vào Mùa Xuân và ở Phương Đông.
Mùa Hạ:
Mùa Hạ là Mùa của Hành Hỏa và Phương Vị là Phương Nam. Tức Hỏa Vượng vào Mùa Hạ và Hỏa ở Phương Nam.
Mùa Thu:
Mùa Thu là Mùa của Hành Kim và Phương Vị là Phương Tây. Tức Kim Vượng vào Mùa Thu và ở Phương Tây.
Mùa Đông:
Mùa Đông là Mùa của Hành Thủy và Phương Vị là Phương Bắc. Tức Thủy Vượng vào Mùa Đông và ở Phương Bắc.
Còn Hành Thổ?
Thổ ở Trung Cung và vượng vào Tứ Quý (Tứ Quý gồm các Tháng 3, 6, 9, 12).
g. Ngũ Hành Suy Vượng theo Mùa:
Trong Hệ Ngũ Hành luôn luôn tồn tại quan hệ sinh khắc, nhưng hiệu quả của mối quan hệ sinh khắc đó còn tùy thuộc vào mức độ vượng suy của Ngũ Hành. Nhưng năng lượng của Ngũ Hành lại không ổn định mà luôn luôn thay đổi, Vượng Suy theo Mùa. Cần phải hiểu rõ điều này.
Mùa:
Mùa Xuân: Gồm Tháng Giêng – Dần, Tháng Hai – Mão, Tháng Ba – Thìn. Tháng Giêng, Tháng Hai thuộc Mộc. Tháng Ba: 12 ngày đầu thuộc Dư Khí của Mộc, 18 ngày sau thuộc Thổ.
Mùa Hạ: Gồm Tháng Tư – Tỵ, Tháng Năm – Ngọ, Tháng Sáu – Mùi. Tháng Tư, Tháng Năm thuộc Hỏa. Tháng Sáu: 12 ngày đầu là Dư Khí của Hỏa, 18 ngày sau thuộc Thổ.
Mùa Thu: Gồm Tháng Bảy – Thân, Tháng Tám – Dậu, Tháng Chín – Tuất. Tháng Bảy, Tháng Tám thuộc thuộc Kim. Tháng Chín: 12 ngày đầu thuộc Dư Khí của Kim, 18 ngày sau thuộc Thổ.
Mùa Đông: Gồm Tháng 10 – Hợi, Tháng 11 – Tý, Tháng 12 – Sửu. Tháng 10, Tháng 11 thuộc Thủy. Tháng 12: 12 ngày đầu thuộc Dư Khí của Thủy, 18 ngày sau thuộc Thổ.
Tứ Quý: 18 ngày cuối của các Tháng 3, Tháng 6, Tháng 9, Tháng 12 được gọi là Tứ Quý. Tứ Quý thuộc Hành Thổ.
Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử của Ngũ Hành:
- Mùa Xuân: Mộc Vượng, Hỏa Tướng, Thủy Hưu, Kim Tù, Thổ Tử.
- Mùa Hạ: Hỏa Vượng, Thổ Tướng, Mộc Hưu, Thủy Tù, Kim Tử.
- Mùa Thu: Kim Vượng, Thủy Tướng, Thổ Hưu, Hỏa Tù, Mộc Tử.
- Mùa Đông: Thủy Vượng, Mộc Tướng, Kim Hưu, Thổ Tù, Hỏa Tử.
- Tứ Quý: Thổ Vượng, Kim Tướng, Hỏa Hưu, Mộc Tù, Thủy Tử.
Gọi “TA” là một Hành nào đó. Nếu TA VƯỢNG thì:
- Cái Sinh TA Hưu: tức là Ta hiện tại quá vượng nên không đủ lực sinh cho ta
- Cái TA sinh Tướng: tức là được ta sinh nên vượng có thể át mất ta.
- Cái khắc TA Tù: Tức là ta vượng nên cái khắc ta không đủ lực để khắc
- Cái Ta khắc Tử: Tức là ta vượng nên ta khắc thì đối phương sẽ tử
Ví dụ: TA là MỘC – MỘC VƯỢNG thì: Thủy Hưu, Hỏa Tướng, Kim Tù, Thổ Tử