Phân tích phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Văn mẫu 12: Những bài văn hay sưu tầm và tuyển chọn phân tích phong cách nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh những nét độc đáo trong phong cách sống đời thường của Bác đã được tìm hiểu trong chương trình lớp 9 mục soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh, Người còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ thuật lớn của dân tộc với những nét điển hình trong phong cách nghệ thuật.

Đề bài:Phân tích phong cách nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh qua các tác phẩm của Người.

*****

Top 3 bài văn hay phân tích phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Bài văn phân tích phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh mẫu số 1:

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh rất độc đáo, phong phú và đa dạng về ngôn ngữ, về giọng văn, về thể loại, về sắc thái biểu cảm. Một cây bút uyên bác, tài hoa sử dụng tiếng Pháp, chữ Hán và tiếng Việt để sáng tác thơ ca, truyện kí, văn chính luận; ở phương diện nào, thể loại nào, Người cũng thu được những thành tựu đặc sắc. Một lối viết ngắn gọn, đầy ấn tượng: Người hay dùng thơ tứ tuyệt; Tuyên ngôn độc lập chỉ có khoảng 1000 chữ, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chỉ có 196 chữ,…

Lối kể chuyện ở truyện kí rất biến hóa; biến hóa về tình tiết, sự việc, biến hóa về giọng văn dí dỏm, hài hước, vừa thâm trầm, vừa sâu cay. Cái cử chỉ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren, lối vi hành của vua bù nhìn Khải Định mãi mãi là “bia miệng” ở đời!

Thơ ca để tuyên truyền, vận động cách mạng được Người viết bằng thơ năm chữ, thơ lục bát rất bình dị, dễ hiểu, đi sâu vào lòng người. Có khi Bác dùng hình thức diễn ca lịch sử, lại có lúc Bác dùng hình thức ngụ ngôn, ẩn dụ để khêu gợi đồng bào đoàn kết, vùng lên đánh Pháp, đuổi Nhật (Ca sợi chỉ, Hòn đá to, Con cáo và tổ ong, Nhóm lửa, Trẻ chăn trâu, Chơi trăng…).

Lửa cách mạng sáng choang bờ cõi

Chiếu lên cờ độc lập, độc do!

Nhóm lửa

(Ngày 1 tháng 8 năm 1942)

Có lúc, Người dùng hình thức chơi chữ để châm biếm, khinh bỉ. Pê-tanh là thống chế, là tổng thống Pháp đã quỵ gối đầu hàng phát xít Đức một cách nhục nhã:

Bán nước lại còn khoe cứu nước

Ô danh mà muốn được thơm danh.

Già mà như chú, già mà thêm dại,

Tiếng xấu muôn đời nhuốc sử xanh.

Tặng thống chế Pê – tanh

(Ngày 11 tháng 7 năm 1942)

Người gọi Toàn quyền Đờ – cu là “chú”, một kẻ hèn hạ chỉ biết “đội khu”, bê đít phát xít Nhật:

Đối dân Việt Nam thì lên mặt,

Gặp bọn Phù Tang chí đội khu

(…)

Cũng như thống chế Pê – tanh vậy,

Chú cứ cu cù được mãi ru!

Tặng toàn quyền Đờ – cu

(Ngày 11 tháng 8 năm 1942)

Thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp trữ tình, hàm súc, cổ điển. Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông… đều là tâm hồn của Bác, lúc thì san sẻ nỗi đau buồn với nhà thơ đang bị cùm trói trong ngục tối; lúc thì đang đồng hành, đang tâm tình với người chiến sĩ trên dặm đường khói lửa trường chinh. Thiên nhiên trở thành tri âm, tri kỉ của Bác. Người tả ít mà gợi nhiều. Ngoại cảnh và hồn người đồng điệu, nhiều thơ mộng thanh cao:

Tham Khảo Thêm:  Mục tiêu, tính chất và ý nghĩa của phong trào Cần vương là gì?

Hoa hương thấu nhập lung môn lí,

Hướng lung nhân tố bất bình.

(Hương hoa bay thấu vào trong ngục,

Kể với tù nhân nỗi bất bình)

Văn cảnh (Cảnh chiều hôm)

Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,

Chính thị Liên khu báo tiệp thì.

(Chuông lầu chợt tỉnh giấc

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về)

Báo tiệp (Tin thắng trận)

Văn chính luận của Hồ Chí Minh thể hiện một phong cách đa dạng, đặc sắc, độc đáo. Những số liệu, những nhân chứng được nói tới trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” là sự thật lịch sử mà kẻ thù của dân tộc ta không thể nào chối cãi! “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”,… là những bài hịch, bài cáo trong thời đại Hồ Chí Minh; những văn kiện lịch sử trọng đại ấy đã thể hiện khát vọng độc lập, tự do và khí phách anh hùng của đất nước và con người Việt Nam. Giọng văn đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn vang lên như tiếng gọi tha thiết của non sông:

“Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không gươm dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

(Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946)

Sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh là sự đan xen vào văn bản những vần thơ, tạo nên chất trữ tình đằm thắm, thiết tha, có sức lôi cuốn mạnh mẽ:

Trung thu trăng sáng như gương,

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

Thư Trung thu gửi các cháu nhi đồng

(Ngày 13 tháng 9 năm 1951)

Nơi tuy châu chấu đấu voi

Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra

(Báo cáo chính trị

tại Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam – ngày 11/2/1951)

Việt – Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

(Tình hữu nghị Việt- Lào)

Tóm lại, văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần, văn hóa vô cùng to lớn mà Người đã để lại cho đất nước ta, nhân dân ta.

Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam tỏa sáng lấp lánh trong thơ văn Hồ Chí Minh, mãi mãi là bài học xây dựng đất nước, bài học chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đối với mọi thế hệ con người Việt Nam trên hành trình vẻ vang đi tới tương lai.

Văn chương Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy cao độ mọi tinh hoa của nền văn hiến Đại Việt, đã kết hợp một cách tinh tế, hài hòa, sâu sắc mối quan hệ giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa chính trị và văn học, giữa truyền thống và hiện đại.

“Hãy hát lên bài ca về Người”.

Thơ văn Hồ Chí Minh là hành trang, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam, hôm nay và ngày mai.

» Xem thêm bài văn mẫu: Cảm nhận về phong cách nghệ thuật văn chính luận của Hồ Chí Minh

Tham Khảo Thêm: 

Phân tích phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh mẫu số 2:

Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mà người còn là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản. Cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại một sự nghiệp văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật. Tuy phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh rất phong phú, độc đáo như vậy nhưng lại hết sức nhất quán, kết hợp sâu sắc và nhuần nhụy mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Hơn nữa, ở trong mỗi thể loại sáng tác, Người lại có một phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.

Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về phút pháp. Văn chính luận mà vẫn giàu hình ảnh, thấm đượm tình cảm chân thành của người viết. Giọng điệu khi ôn tồn, thấu tình, đạt lí, khi lại đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn,… tùy theo mục đích của Người khi viết.

Những tác phẩm truyện và kí của Người viết rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và kết hợp được nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng đả kích rất sâu cay: Văn tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc có đặc điểm nổi bật là dí dỏm, hài hước. Điều đó không ngăn Người đã viết nên những lời thắm thiết trữ tình khi xúc động (Phạm Huy Thông).

Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế nhất vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Thơ của người chia làm hai loại, mỗi loại lại có những nét phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn. Với thơ tuyên truyền cách mạng thì lời thơ thường giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại; còn với thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mĩ thì mang vẻ đẹp hàm súc, hòa hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất tình và chất thép.

Văn học là một hoạt động sáng tạo không ngừng. Phong cách của nhà văn cũng luôn vận động, tự đổi mới. Tuy dù đa dạng, phong phú đến đâu nhưng phong cách của nhà văn cũng có những hạt nhân nhất quán. Với thơ văn của Hồ Chí Minh cũng vậy, ta có thể thấy sự nhất quán thể hiện ở cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị; sử dụng sáng tạo, linh hoạt các thủ pháp, bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích thiết thực của mỗi tác phẩm. Đồng thời, trong tư tưởng, tình cảm, hình tượng nghệ thuật trong những sáng tác của Bác đều luôn vận động một cách tự nhiên hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

Những đặc điểm trong phong cách trên của Người bắt nguồn từ truyền thống gia đình, môi trường, hoàn cảnh sống, hoạt động cách mạng và bản sắc tinh thần của Người. Thế giới thơ Đường, thơ Tống và văn chương cổ điển Việt Nam đã đến với Người khi còn nhỏ để trở thành màu sắc cổ điển đậm đà, tự nhiên, mang hồn cốt phương Đông trong thơ văn của Bác. Tính hiện đại của phong cách phải chăng là ảnh hưởng của nền văn học phương Tây khi Người đi bôn ba tìm đường cứu nước ? Ngoài ra, phong cách nghệ thuật của Người còn được hình thành do quan điểm sáng tác thơ văn của Người. Văn chương là hành động cách mạng. Người cầm bút trước khi viết phải quan tâm đến đối tượng, mục đích rồi từ đó mới quyết định nội dung và hình thức thể hiện. Những phương châm ấy đã tạo nên tính đa dạng, phong phú của sự nghiệp và phong cách thơ văn Hồ Chí Minh.

Tham Khảo Thêm:  [ Học Từ Vựng Tiếng Anh ] - Chủ đề Cà phê, Coffee sữa trong tiếng Anh

Tham khảo thêm: Tóm tắt tiểu sử tác giả Hồ Chí Minh

Phân tích phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh mẫu số 3:

Hồ Chí Minh coi văn học nghệ thuật là vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn – chiến sĩ “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)

Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống cách mạng và phải giữ gìn tình cảm chân thật, chú ý phát huy cốt cách dân tộc. Về nghệ thuật, Người có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, viết giản dị, dễ hiểu, không cầu kì, xa lạ, nhưng phải đề cao tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quy định nội dung và hình thức tác phẩm: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?”, “Viết như thế nào?”. Người đã vận dụng phương châm đó theo nhiều cách khác nhau, vì thế những tác phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng. Ở mỗi thể loại, Hồ Chí Minh luôn tạo ra những nét phong cách riêng, độc đáo, và hấp dẫn.

Với thể loại chính luận: Người viết ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầu thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Là văn chính luận nhưng thấm đượm tình cảm, cảm xúc và giàu hình ảnh. Giọng điệu đa dạng khi ôn tồn, tha thiết, thấu tình đạt lí, khi đanh thép, mạnh mẽ hùng hồn.

Truyện và kí rất hiện đại. Thể hiện tính chất mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay. Còn thơ ca rất sâu sắc, tinh tế, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn. Có những bài thơ mang phong cách giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian nhằm mục đích truyền bá cách mạng, lại có những bài viết theo cảm hứng thẩm mỹ, phong cách phương Đông cổ điển kết hợp với bút pháp hiện đại.

Nhìn chung, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng và thống nhất, thể hiên sự hài hòa của người cầm bút.

-/-

Trên đây là một số bài văn mẫu Phân tích phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh, các bạn có thể tham khảo thêm nội dung soạn bài Tuyên ngôn độc lập (phần Tác giả) để hiểu thêm về chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những tác phẩm mang đậm dấu ấn phong cách của Người.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP