Lý thuyết và cách tính sai số của phép đo các đại lượng vật lý

Lý thuyết và cách tính sai số của phép đo các đại lượng vật lý

1. Phép đo của đại lượng vật lý. Hệ đơn vị SI

1.1. Ôn tập lý thuyết về phép đo của 1 đại lượng vật lý

Phép đo đạc một đại lượng vật lý được gọi là phép so sánh với đại lượng cùng loại và được quy ước làm đơn vị.

Phép so sánh trực tiếp và có sự thông qua dụng cụ đo được gọi là phép đo trực tiếp.

Phép xác định một đại lượng vật lý và có thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng vật lý đo trực tiếp được gọi là phép đo gián tiếp.

1.2. Tổng quan về hệ đơn vị SI

Đơn vị đo thường được sử dụng trong hệ đơn vị SI.

Hệ đơn vị SI là hệ thống các đơn vị đo các đại lượng vật lý cơ bản đã được quy định thống nhất và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tham Khảo Thêm:  So sánh là gì?

Hệ đơn vị SI quy định có 7 đơn vị cơ bản:

+ Độ dài: mét (m)

+ Nhiệt độ: kenvin (K)a+ Cường độ dòng điện: ampe (A)

+ Khối lượng: kilôgam (kg)

+ Cường độ sáng: canđêla (Cd)

+ Lượng chất: mol (mol)

Hệ đơn vị SI - Cách tính sai số của phép đo

Tham khảo ngay bộ tài liệu tổng hợp kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập Vật Lý trong đề thi THPT Quốc gia độc quyền của VUIHOC ngay

2. Sai số của phép đo

2.1. Các loại sai số của phép đo

2.1.1. Sai số hệ thống

Sai số hệ thống là sự sai lệch do phần lẻ không đọc được sự chính xác ở trên dụng cụ (còn gọi là sai số dụng cụ ΔA’) hoặc điểm 0 ban đầu bị lệch đi.

Sai số dụng cụ ΔA’ thường lấy bằng một nửa hoặc một độ chia ở trên dụng cụ.

2.1.2. Sai số ngẫu nhiên

Sai số ngẫu nhiên là sự sai lệch do hạn chế về khả năng của các giác quan con người do chịu tác động của nhiều các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.

2.2. Giá trị trung bình

Giá trị trung bình khi ta đo nhiều lần một đại lượng A được tính như sau:

A = A1+A2+…+Ann

Đây là giá trị sẽ gần đúng nhất với giá trị thực sự của đại lượng A.

2.3. Cách tính sai số của phép đo

Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị trung bình và giá trị ở mỗi lần đo

Tham Khảo Thêm:  Ứng dụng của enzyme trong đời sống

A1= |A – A1|; A2= |A – A2|; A3= |A – A3|…

Sai số tuyệt đối trung bình với n lần đo được gọi là sai số ngẫu nhiên và được tính như sau:

A = A1+A2+…+Ann

Sai số tuyệt đối của một phép đo là tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:

A= A + A’

Trong đó, sai số dụng cụ A’ có thể lấy bằng một nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất ở trên dụng cụ.

2.4. Sai số tỉ đối

Sai số tỉ đối δA của phép đo là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm δA = AA

2.5. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp

Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì sẽ bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.

Sai số tỉ đối của một tích hay một thương thì sẽ bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.

Nếu trong công thức vật lý xác định các đại lượng vật lý đo gián tiếp có chứa các hằng số thì những hằng số phải lấy đến phần thập phân lẻ nhỏ hơn 1/10 tổng các sai số có mặt trong cùng công thức tính.

Nếu công thức xác định đại lượng vật lý đo gián tiếp tương đối phức tạp và các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao thì có thể bỏ qua được sai số dụng cụ.

Tham Khảo Thêm:  Vé Tàu từ ga Lào Cai đi Hà Nội

3. Sơ đồ tư duy cách tính sai số của phép đo

Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể giúp các em nắm rõ hơn về cách tính sai số của phép đo các đại lượng vật lý. Để học nhiều hơn các kiến thức các môn học khác thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

23WIN