Bạn đã biết rõ phèn chua là gì và những ứng dụng của loại chất đặc biệt này? Nếu chưa thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích về phèn chua cũng như biết cách ứng dụng phèn vào trong đời sống nhé!
Phèn chua được sử dụng rộng rãi trong đời sống (Ảnh: Internet)
Phèn chua là một chất rất quen thuộc trong cuộc sống của con người, được sử dụng phổ biến trong quá trình khử trùng và xử lý nước ở các vùng lũ để có thể tắm, giặt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ phèn chua là gì và có tính chất vật lí ra sao? Phèn chua có độc hay không? Mua phèn chua ở đâu?… Hôm nay, hãy cùng chuyên mục nguyên liệu làm bánh của Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) tìm hiểu phèn chua là gì các bạn nhé!
Phèn chua là gì?
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, không độc, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và có vị chát chua nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Do tính chất tạo kết tủa AL(OH)3 nên khi cho vào nước phèn chua kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng thành hạt đất lớn nặng và chìm xuống, làm cho nước trở nên trong vắt.
Công thức hóa học của phèn chua là gì?
Phèn chua có công thức hóa học là KAl(SO4)2. Ở điều kiện thường, phèn chua được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử nước: KAl(SO4)2·12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Loại muối này có dạng những hạt to nhỏ không đều, màu ngà trắng hoặc không màu.
Phèn chua có thể tan trong nước (ít tan trong nước lạnh, dễ tan trong nước nóng), không tan trong cồn. Đúng như tên gọi của mình, phèn chua có vị chát chua, ít độc và thường được ứng dụng trong việc lọc nước.
Phèn chua có tác dụng gì?
Rửa sạch nhớt cá và lòng heo
Chà xát phèn chua lên cá sẽ tẩy sạch nhớt (Ảnh: Internet)
Phèn chua được rất nhiều người sử dụng để rửa sạch nhớt cá và lòng heo. Bạn chỉ cần chà xát phèn chua lên cá và lòng heo đã rửa sạch, sau đó rửa lại thêm một lần nữa với nước là đã xóa sạch nhớt.
Chữa mùi hôi cơ thể
Phèn chua là nguyên liệu chữa trị mùi hôi cơ thể hiệu quả (Ảnh: Internet)
Trong phèn chua có chứa nhôm, đây là khoáng chất có khả năng khử mùi hôi cơ thể hiệu quả. Do vậy, phèn chua còn được sử dụng để chữa mùi hôi chân, trị hôi nách, hôi miệng, thâm nách…
Tuy nhiên, sử dụng phèn chua nhiều có thể gây khô da. Vì vậy các bạn chỉ nên sử dụng 2 lần/ngày để tránh tình trạng da bị bong tróc và nứt nẻ.
Chống gỉ sét cho chảo sắt và chảo nhôm
Phèn chua được sử dụng để đánh gỉ cho chảo (Ảnh: Internet)
Bạn cho đầy nước và một ít phèn chua vào chảo và đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Cách làm này sẽ giúp cho chảo hạn chế tình trạng bị rỉ sét khi sử dụng lâu ngày.
Trị nước ăn chân
Ngâm chân với nước pha phèn chua là cách chữa trị tình trạng nước ăn chân hiệu quả (Ảnh: Internet)
Với tác dụng chống ngứa, sát trùng, làm khô nên phèn chua còn được sử dụng để chữa trị trình trạng nước ăn chân. Bạn chỉ cần ngâm 1 cục phèn chua nhỏ trong nước, đợi phèn tan hết thì cho chân vào ngâm. Sau khi ngâm xong bạn hãy lau sạch và giữ chân khô ráo để tình trạng nước ăn chân mau khỏi.
Làm trong nước đục
Phèn chua làm cho các cặn bẩn lắng xuống đáy xô (Ảnh: Internet)
Cách làm trong nước đục bằng phèn chua rất đơn giản, các bạn chỉ cần cho 1g phèn chua vào xô nước 20l, sau đó khuấy nhẹ cho phèn tan đều và để yên. Sau 30 phút, các chất cặn bẩn sẽ lắng lại dưới đáy xô và bạn chỉ cần lấy phần nước trong bên trên để sử dụng. Lưu ý nước khi lọc cặn bằng phèn chua chỉ nên dùng để tắm rửa, nếu muốn uống các bạn phải đun sôi.
Phèn chua có ăn được không? Ứng dụng của phèn chua trong ẩm thực
Phèn chua còn được sử dụng trong chế biến thực phẩm (Ảnh: Internet)
Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, phèn chua cũng được ứng dụng khá nhiều, nhất là trong làm mứt hoặc ngâm một số loại rau củ để tạo độ trắng giòn. Tuy nhiên, khi sử dụng phèn chua cần đảm bảo lượng tồn dư không quá lớn để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
Nếu muốn trứng tươi lâu hơn bạn có thể ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% khoảng 15 phút và lấy ra. Khi nấu chè bưởi, phèn chua cũng có công dụng làm giảm vị the đắng của vỏ bưởi. Riêng đối với làm bánh, phèn chua được sử dụng làm bột nở trong bánh nướng.
Phèn chua có phải là đường phèn không?
Phèn chua và đường phèn thường gây nhẫm lẫn cho nhiều người
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phèn chua và đường phèn, tuy nhiên đây là hai chất hoàn toàn khác nhau. Đường phèn được sản xuất từ mía, có công thức hóa học, thành phần nguyên liệu và cách sản xuất khác nhau nên phèn chua hoàn toàn không phải là đường phèn. Nói cách khác, phèn chua là hợp chất vô cơ còn đường phèn là hợp chất hữu cơ.
Phèn chua có tác hại gì không?
Bên cạnh những lợi ích thì phèn chua cũng khiến nhiều người e ngại về vấn đề an toàn sức khỏe vì có chứa nhôm mà nhôm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học thì chưa có bằng chứng chứng minh tác hại trên của nhôm ở người mà nhôm chỉ gây ra nhiễm độc hệ thần kinh ở chuột.
Nhưng để chắc chắn, tổ chức An toàn châu Âu – EFSA và tổ chức Y tế Thế giới – WHO đã siết chặt hơn việc sử dụng nhôm trong thực phẩm, cụ thể: mức dung nạp hàng tuần là 1mg/kg thể trọng. Điều này có nghĩa là một người nặng khoảng 60kg có thể sử dụng 60mg nhôm mỗi tuần.
Cách làm phèn chua
Phèn chua được điều chế từ đất sét, axit sunfuric và K2SO4 (Ảnh: Internet)
Phèn chua được điều chế trực tiếp từ các nguyên liệu như: Đất sét (có chứa Al2O3), axit sunfuric và K2SO4. Kali Alum là khoáng chất sulfat có nguồn gốc tự nhiên, chủ yếu có ở dạng đóng cặn trong đá ở các khu vực bị phong hóa và oxy hóa của các khoáng chất sulfua và có chứa gốc kali.
Mua phèn chua ở đâu? bao nhiêu tiền?
Hiện nay, phèn chua có thể mua được dễ dàng tại các cửa hàng tạp hóa và chợ. Bạn có thể mua từ số lượng nhỏ đến số lượng lớn tùy vào nhu cầu của mình. Ngoài ra, một số Website bán hàng trên mạng cũng nhận cung cấp phèn chua, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đã biết được phèn chua là gì cũng như biết cách ứng dụng loại chất này vào cuộc sống thường ngày. Khi sử dụng phèn chua bạn nhớ không được dùng lượng quá lớn và cần tuân theo hướng dẫn của bác sỹ nếu như dùng làm thuốc!
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!