Hủ tục là gì? Tại sao hủ tục lại tồn tại? Cùng chúng tôi tìm hiểu về định nghĩa cùng các loại hủ tục tại Việt Nam.
Hủ tục là gì? Ví dụ về hủ tục ở Việt Nam
Theo định nghĩa trong từ điển Việt Nam thì hủ tục là từ được dùng để nói đến các phong tục, tập quán đã lạc hậu, lỗi thời. Những phong tục này không chỉ không thể đem lại lợi ích cho cộng đồng mà chúng còn gây cản trở cho sự phát triển của con người trong xã hội. Những hủ tục này được xem là các thói hư, tật xấu làm cho con người, xã hội ngày càng trì trệ, chậm phát triển hơn.
Những hủ tục tồn tài trong xã hội thường là vật cản, gánh nặng cho sự phát triển của toàn xã hội. Những hủ tục này còn đặc biệt nặng nề đối với những dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam.
Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia, hủ tục có nguồn gốc từ đời sống tinh thần của con người trong xã hội. Những hủ tục này có thể đã tồn tại hàng trăm ngàn năm. Trước đây, những hủ tục này được coi là phong tục, tập quán trên từng vùng miền khác nhau nhưng trải qua nhiều năm với sự biến đổi của con người cùng xã hội thì những phong tục ấy đã trở thành các hủ tục lạc hậu. Trong thời gian phát triển của xã hội cùng con người thì hủ tục cũng có những thay đổi nhất định để có thể thích nghi cùng tồn tại.
Nhiều người, đặc biệt là cư dân của các dân tộc thiểu số luôn coi hủ tục là những điều lệ thiên kinh địa nghĩa. Con người sống trong xã hội bắt buộc phải tuân theo những hủ tục này mà không thể cãi lại. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng hủ tục là những điều luật có thể thay đổi được, hủ tục được hình thành và áp dụng ra sao là tùy thuộc vào con người và phương thức giáo dục của con người trong khu vực đó.
Việc một thói quen của con người là phong tục hay thủ tục đến thời điểm hiện tại vẫn còn gặp phải rất nhiều tranh cãi. Điều này có thể rõ ràng hơn trong ví dụ dưới đây.
Phong tục mời cơm trong bữa cơm gia đình tại Việt Nam. Theo một số người sống theo lối sống hiện đại thì việc mời cơm trước khi ăn là điều gì đó hết sức rườm rà, là điều không cần thiết. Nếu trong một bữa cơm mà người lớn phải mời hết người này đến người khác mới được ăn cơm thì quá phiền phức. Đây được xem là một hủ tục cần phải loại bỏ và thay đổi. Tuy nhiên, đối với rất nhiều người đây lại là phong tục cần được duy trì. Đối với nhiều gia đình, việc người nhỏ phải mời người lớn trước khi ăn cơm là thể hiện sự tôn trọng, thể hiện vai vế của mỗi con người trong gia đình cùng thể hiện sự tôn ti trong gia đình. Đây là một phong tục tập quán tốt và cần được duy trì trong bữa ăn gia đình Việt.
Phong tục là gì? Phân biệt phong tục và hủ tục
Phong tục là những hoạt động, hành động đã tồn tại trong cuộc sống của con người hàng trăm ngàn năm qua. Những phong tục này được hình thành nên từ nếp sống, sinh hoạt của con người trong xã hội thông qua quá trình lịch sử dài đằng đẵng. Những phong tục này giúp định hình nên phong cách sống, nếp sống của con người trong cộng đồng và được truyền từ đời này sang đời khác.
Những phong tục tập quán trong xã hội cũng có nhiều thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của con người và xã hội. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.
Phong tục có thể tồn tại trong một cộng đồng nhỏ hoặc trong một xã hội lớn. Ở mỗi tầng lớp xã hội cũng có những phong tục tập quán khác nhau thậm chí với mỗi dòng họ tại Việt Nam cũng có những phong tục riêng để phân biệt bản thân cùng những dòng họ khác. Phong tục là một bộ phận văn hóa của con người trong xã hội và được chia thành nhiều loại khác nhau. Phong tục có thể được xây dựng liên quan đến cuộc sống, vòng đời của một con người ví dụ như phong tục khi sinh nở, phong tục khi cưới xin hay phong tục trong vấn đề mừng thọ, mừng lão,… Tại Việt Nam ta cũng có những phong tục được xây dựng dựa trên hoạt động của con người trong 4 mùa của 1 năm ví dụ phong tục ngày lễ, tết, phong tục chào xuân, phong tục trong mùa thu – mùa lúa mới,… Ngoài ra còn rất nhiều hệ thống phong tục khác ví dụ như: Phong tục trong lao động, phong tục trong đời sống hằng ngày,….
Hệ thống phong tục tập quán của một xã hội, một cộng đồng là một phần của văn hóa, xã hội. Phong tục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của dân tộc, địa phương. Phong tục tập quán có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách sống, cách ứng xử của con người trong một cộng đồng, xã hội.
Như chúng tôi đã nói ở trên, việc phân biệt phong tục và hủ tục là vấn đề khiến cho giới chuyên môn rất đau đầu, chúng cũng gây ra rất nhiều cuộc cãi vã nảy lửa trong giới chuyên môn. Cách để phân biệt phong tục và hủ tục đơn giản nhất chính là nhìn vào sự đóng góp của chúng trong xã hội. Phong tục là những thói quen, nề nếp được hình thành trong quá trình phát triển xã hội. Từ hoạt động trong đời sống của con người trong xã hội những phong tục này dẫn được hình thành, công nhận. Những phong tục này được con người, xã hội công nhận, tuân thủ và làm theo. Các phong tục, nghi lễ này được truyền lại từ đời này sang đời khác và chúng cũng được sử dụng để phân biệt các cộng đồng, xã hội khác nhau. Còn hủ tục được hiểu là những thói quen, hành động, nghi thức cổ hủ. Tuy được nhiều khu vực coi là các hành động linh thiêng nhưng chúng lại khiến cho cuộc sống, xã hội, con người bị trì trệ, không thể phát triển được. Những hủ tục này có thể gây nên nhiều hành động, hoạt động không tốt trong xã hội. Tạo nên nhiều việc gây ra nhiều hệ lụy đáng lên án.
Những hủ tục lạc hậu ở Việt Nam
Trong phần trước chúng tôi đã giúp bạn hiểu được định nghĩa về phong tục, hủ tục cùng cách phân biệt phong tục và hủ tục. Trong phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại ở Việt Nam ta. Dưới đây là một số hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến đời sống, con người trong xã hội ngày nay:
- Nạn tảo hôn tại một số khu vực dân tộc thiểu số: Trong một số dân tộc thiểu số vấn nạn tảo hôn vẫn còn rất phổ biến thậm chí có những cô gái mới chỉ 14, 15 tuổi đã phải kết hôn, sinh con. Vấn đề này dẫn đến việc nữ giới phải sinh con sớm trong khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đối với cơ thể người mẹ. Không chỉ về vấn đề sức khỏe, kết hôn khi còn quá nhỏ làm tăng tỷ lệ thất học ở trẻ nhỏ đồng thời do tâm trí chưa được phát triển toàn diện vậy nên các em có thể vẫn chưa ý thức được tình trạng của bản thân gây ra nhiều bi kịch gia đình.
- Tin vào thầy đồng cúng bái để tiêu trừ bệnh tật: Tại một số khu vực dân tộc thiểu số đến thời điểm hiện tại vẫn có rất nhiều người coi việc đến bệnh viện là việc gì đó rất đáng sơn. Mỗi khi bệnh tật là do “người hành” nên chỉ cần cúng bái chứ không được đi đến bệnh viện, đến bệnh viện sẽ làm bệnh nặng thêm thậm chí là bị trời phạt.
- Trọng nam khinh nữ: Đây là một trong những hủ tục phổ biến nhất tại Việt Nam mà chẳng phân biệt dân tộc nào. Ở nước ta vẫn có rất nhiều người coi việc phải có con trai để nối dõi tông đường là việc gì đó rất quan trọng. Một gia đình bắt buộc phải có con trai mới được coi là “không có lỗi với tổ tiên”, không tuyệt hậu. Nhưng cũng chính bởi quan niệm này mà gây ra rất nhiều khó khăn trong các gia đình đặc biệt là gia đình không khá giả, sống còn thiếu thốn vật chất.
Trên đây là tổng hợp thông tin về hủ tục là gì. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về hủ tục cùng một số hủ tục vẫn đang có tại Việt Nam.