Người già nên ăn cháo gì? Top 10 món cháo ngon bồi bồi sức khỏe

Người già nên ăn cháo gì? Top 10 món cháo ngon bồi bồi sức khỏe

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Những người cao tuổi thường gặp vấn đề về tiêu hóa, khó ăn nên các món cháo dinh dưỡng luôn là lựa chọn hàng đầu. Vậy người già nên ăn cháo gì? Top 10 món cháo ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe sau đây sẽ giúp bạn có những gợi ý lý tưởng để chăm sóc ông, bà, bố, mẹ thật chu đáo, trọn vẹn nghĩa tình.

1. Cháo bí đỏ

Đối tượng sử dụng: Cháo bí đỏ rất thích hợp để bồi bổ sức khỏe và đổi bữa cho người già mỗi khi cảm thấy “ngán” những món từ thịt hay hải sản.

Giá trị dinh dưỡng

Trong bí đỏ có Beta-Carotene giúp chuyển hóa Vitamin A để nâng cao thể lực, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, hợp chất này cùng với Lutein và Zeaxanthin còn cải thiện thị lực mắt, hạn chế thoái hóa điểm vàng cho người cao tuổi. Đặc biệt, bí đỏ còn rất giàu chất xơ, Vitamin C và Kali giúp phòng ngừa huyết áp cao, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch ở người già.

Cách chế biến cháo bí ngô

  • Nguyên liệu: 300g bí ngô, ½ chén gạo nếp, muối và ½ chén đường.
  • Cách nấu: Ngâm gạo nếp ít nhất trước 1 giờ, bí ngô bỏ ruột, vỏ, thái nhỏ. Rồi cho gạo nếp đã ngâm cùng bí đỏ vào nồi, thêm lượng nước gấp 2 lần lượng gạo và bí ngô. Sau đó, đun nhỏ lửa trên bếp đến khi gạo và bí ngô nhừ quyện vào nhau thì cho thêm 1 chút muối và đường là hoàn thành.

Chế độ ăn và lưu ý

Người già có thể ăn cháo bí đỏ thay thế bữa chính hoặc ăn vào các bữa ăn nhẹ. Lượng sử dụng chỉ khoảng từ 1-2 chén nhỏ. Người già bị tiểu đường cần xin thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Món cháo bí đỏ thơm ngon cho người già
Món cháo bí đỏ thanh đạm, thơm ngon rất phù hợp cho người cao tuổi bồi bổ sức khỏe

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có ăn được bí đỏ không? Ăn thế nào để ổn định đường huyết?

2. Cháo cà rốt

Đối tượng sử dụng: cháo cà rốt cũng là một món ăn bổ dưỡng, thanh mát cho người cao tuổi. Món cháo này giúp người già nâng cao sức khỏe và ăn vào những thời điểm muốn “đổi món” hay “ngán ăn”.

Giá trị dinh dưỡng

Cà rốt là thực phẩm mang đến nguồn Vitamin A dồi dào để giúp chống bệnh đục thủy tinh thể, tăng cường sức khỏe đôi mắt. Hơn nữa, trong cà rốt còn cung cấp lượng chất xơ lớn rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Cùng lượng Carotenoid – chất chống Oxy hóa, người cao tuổi sử dụng cà rốt phù hợp sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Đây chắc chắn sẽ nằm trong top món ăn nên lựa chọn khi đang phân vân người già nên ăn cháo gì

Cách chế biến cháo cà rốt

  • Nguyên liệu: ½ chén gạo nếp, 150g cà rốt, 1 chút muối và hành, rau mùi (tùy theo sở thích).
  • Cách nấu: Gạo ngâm khoảng từ 1-2 giờ, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ và cắt nhỏ (hình hạt lựu). Sau đó, cho gạo và cà rốt vào nồi, đổ thêm nước rồi đặt lên bếp đun nhỏ lửa. Khi gạo và cà rốt đã nhừ và sền sệt thì cho 1 chút muối, hành, rau mùi (theo sở thích) là hoàn thiện món cháo dinh dưỡng từ cà rốt.

Chế độ ăn và Lưu ý

Món cháo này có thể dùng cho người già vào các bữa phụ với lượng khoảng 1 chén nhỏ. Còn nếu ăn thay bữa chính thì có thể dùng khoảng 2 chén nhỏ.

Tham Khảo Thêm:  Có bằng cấp 2 nên học nghề gì? Top những ngành nghề hot nhất hiện nay cho học sinh tốt nghiệp THCS
Cháo cà rốt giúp người già ăn ngon miệng hơn
Cháo cà rốt là món ăn dễ nấu giúp người già ăn ngon miệng hơn

3. Cháo đỗ xanh

Đối tượng sử dụng

Cháo đỗ xanh có tính thanh nhiệt, nhuận tràng giúp người cao tuổi trị chứng nóng trong người và chứng táo bón hiệu quả. Nếu bạn đang tìm người già nên ăn cháo gì thì đây là món cháo lý tưởng cho người già có cơ địa nóng hoặc cho những ngày hè nóng nực.

Giá trị dinh dưỡng

Với nguyên liệu chính là đậu xanh – một thực phẩm vị ngọt, tính mát giúp làm mát gan, giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Chất xơ có nhiều trong đậu xanh giúp kích thích nhu động ruột, giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn. Cùng với đó, hàng loạt Vitamin, Axit béo Omega-3, khoáng chất, Protein, chất chống Oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh tim mạch.

Cách nấu cháo đậu xanh

  • Nguyên liệu: 200g gạo, 100g đậu xanh, muối hoặc 1 chút mắm.
  • Cách nấu: Ngâm gạo và đậu xanh khoảng 2 giờ. Rồi cho hỗn hợp vào nồi, đổ thêm nước và ninh đến khi nhừ. Sau đó, cho thêm chút muối hoặc mắm, hạt nêm tùy theo sở thích.

Chế độ ăn và Lưu ý

Chú ý khi nấu cháo đậu xanh nên để cả vỏ để giữ lại chất xơ. Không nên cho quá nhiều muối/mắm bởi ăn mặn sẽ gây tăng áp lực và gây nguy hiểm cho các bộ phận như tim, thận, động mạch,….

Cháo đậu xanh thanh mát, giải nhiệt cho người già
Cháo đậu xanh món ăn thanh mát, giải nhiệt và giàu dinh dưỡng cho người cao tuổi

4. Cháo đỗ đen

Đối tượng sử dụng

Ngoài cháo đỗ xanh thì cháo đỗ đen cũng là một món ăn thanh mát cho người già. Đặc biệt món ăn này còn rất lý tưởng để dùng cho người sau ốm, bị nhức đầu, khó chịu hay người già bệnh tiểu đường.

Giá trị dinh dưỡng

Trong đỗ đen có chứa hàm lượng chất xơ cao nên hạn chế hấp thu đường sau ăn, giúp ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, hàm lượng Flavonoid Anthocyanin trong đỗ đen có tác dụng chống Oxy hóa hữu hiệu giúp người cao tuổi phòng ngừa các biến chứng tiểu đường. Đồng thời theo đông y, đỗ đen còn được dùng như một bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thận, gan yếu, thiếu máu ở người già.

Cách chế biến cháo đỗ đen

  • Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, đỗ đen 100g, đường và mắm.
  • Cách làm: Đỗ đen ngâm qua đêm, gạo nếp và gạo tẻ thì ngâm trước khoảng 2 giờ. Sau đó, đãi sạch và cho hỗn hợp vào nồi đun nhỏ lửa. Khi nào cả gạo và đỗ nhừ, thì thêm chút mắm hoặc đường vào rồi thưởng thức.

Chế độ ăn và Lưu ý

Cháo đỗ đen có thể sử dụng cho người già vào các bữa ăn phụ, với lượng dùng khoảng 1-2 chén nhỏ/bữa. Thời gian sử dụng giữa các bữa là khoảng 4 giờ. Đồng thời, những người bị viêm đại tràng, tiêu hóa kém thì nên hạn chế dùng cháo đỗ đen vì lượng Protein cao sẽ khiến người thể trạng yếu khó hấp thu.

Cháo đỗ đen cho người già sau ốm
Cháo đỗ đen phù hợp để dùng cho người cao tuổi sau ốm, bị tiểu đường, thận yếu

5. Cháo cá

Đối tượng sử dụng

Cháo cá là một món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của người già. Món ăn này có thể sử dụng cho người già trong những ngày mệt mỏi, chán ăn giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả.

Giá trị dinh dưỡng

Cá rất dồi dào Omega-3 giúp kháng viêm, giảm huyết áp, phòng chống hữu hiệu các bệnh về tim mạch và hạn chế triệu chứng viêm khớp dạng thấp, vẩy nến thường gặp ở người già. Các loại cá biển như: cá hồi, cá mòi, cá trích,… sẽ tốt hơn cho người già vì giàu Omega-3 lớn hơn các loại cá khác.

Cách chế biến cháo cá

  • Nguyên liệu: Khoảng 300g cá, gạo nếp 100g, gạo tẻ 100g, hạt tiêu, gừng, muối, hành, thì là.
  • Cách làm: Cá rửa sạch, ướp gia vị gừng, tiêu, mắm. Gạo nếp, tẻ ngâm khoảng 2 tiếng. Cho gạo và cá vào nồi ninh nhừ rồi nêm gia vị và các loại rau thơm (theo sở thích) và ăn nóng.
Tham Khảo Thêm:  Gợi ý 7 thực đơn cho sinh viên ăn cả tuần không chán

Chế độ ăn và Lưu ý

Khi chế biến cháo cá để khử mùi tanh nên ướp cá với gia vị, gừng trước. Và lúc ăn có thể cho thêm hành, thì là để cá thơm ngon. Đồng thời, khi ăn nên gỡ xương cẩn thận để tránh hóc. Lượng dùng cháo cá phù hợp là 3 bữa/1 tuần.

Cháo cá giúp người già bồi bổ cơ thể
Cháo cá – món ăn giúp người già bồi bổ cơ thể

6. Cháo tôm

Đối tượng sử dụng : Món ăn này rất tốt và mang lại nhiều dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể cho người già.

Giá trị dinh dưỡng

Trong tôm chứa nhiều Axit béo Omega-3 giúp tăng mức Cholesterol tốt HDL và giảm Cholesterol xấu LDL từ đó hạn chế mắc các bệnh tim mạch ở người già. Đồng thời, trong tôm còn có Astaxanthin – chất chống Oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và hạn chế những tổn thương của các tế bào não. Từ đó, làm giảm hiện tượng mất trí nhớ và thoái hóa thần kinh (như bệnh Alzheimer phổ biến ở người già).

Cách chế biến cháo tôm

  • Nguyên liệu: 200g tôm tươi, 100g gạo nếp, 100g gạo tẻ, gia vị.
  • Cách làm: Rửa sạch tôm, bỏ đầu và ruột rồi ướp gia vị, hạt tiêu. Rồi dùng 1 chút dầu, hành và cho tôm vào đảo cho khử mùi tanh. Gạo cho vào nồi và ninh nhừ. Rồi cho thêm tôm, 1 chút gia vị, hành vào là hoàn thiện.

Chế độ ăn và Lưu ý

Cần khử mùi tanh của tôm bằng các gia vị như tiêu, hành. Có thể bỏ vỏ để người già dễ ăn hơn. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với tôm thì cần hạn chế ăn món này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người già nên ăn cháo tôm
Cháo tôm – món ngon, hấp dẫn, bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi

7. Cháo nhân sâm

Đối tượng sử dụng

Người già nên ăn cháo gì? Cháo nhân sâm là món ăn hoàn hảo để bồi bổ cho người già sau khi ốm, cần hồi phục sức khỏe. Ngoài ra thực đơn này còn rất lý tưởng cho người cao tuổi không ăn uống được, hệ miễn dịch kém, suy nhược cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng

Trong nhân sâm chứa hoạt chất Ginsenoside chống Oxy hóa giúp chống viêm, phòng cảm cúm, ung thư,… Cùng với hợp chất K bảo vệ các tế bào não, cải thiện trí nhớ, cải thiện nhận thức của người già bị Alzheimer. Hơn nữa, nhân sâm còn là một loại dược liệu chứa Vitamin E, C, Kali, Mangan,… để bổ sung năng lượng cho cơ thể, nhanh hồi phục sức khỏe.

Cách chế biến cháo nhân sâm

  • Nguyên liệu: Bột nhân sâm , 100g gạo tẻ, đường phèn.
  • Cách làm: Gạo ngâm trước khoảng 2 giờ. Rồi trộn với bột nhân sâm, cho vào nồi, đổ nước và đun nhỏ lửa. Khi gạo nhừ cho thêm 1 chút đường vào và sử dụng.

Chế độ ăn và Lưu ý

Khi nấu cháo nên sử dụng niêu đất để bảo toàn trọn vẹn dinh dưỡng trong nhân sâm. Người già nên dùng vào bữa sáng hoặc bữa chiều để cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất. Bên cạnh đó, không nên nấu cháo nhân sâm cho người mắc phong hàn hay ăn cùng củ cải và uống cùng nước trà.

Người già sau ốm nên ăn cháo nhân sâm
Cháo nhân sâm là món ăn lý tưởng để bồi bổ sức khỏe cho người già sau khi ốm, cần tăng cường thể lực

8. Cháo hoàng kỳ

Đối tượng sử dụng

Vậy người già ốm nên ăn cháo gì? Đây là món ăn dành cho người cao tuổi cần hồi phục thể lực sau khi bị bệnh, người đang điều trị bệnh hoặc người bị suy nhược cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng

Trong hoàng kỳ có nhiều Axit Amin, Axit Folic, Saccaroza, Protid,… Những hoạt chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, bảo vệ gan, ổn định hoạt động co bóp của tim.

Cách chế biến cháo hoàng kỳ

  • Nguyên liệu: 30g hoàng kỳ, 100g gạo tẻ, thêm 4-8g nhân sâm (nếu có), đường hoặc muối.
  • Cách làm: Gạo cho vào ngâm khoảng 2 giờ, hoàng kỳ, nhân sâm thái lát và ngâm nước. Rồi cho gạo vào nồi, đổ nước ninh cho nhừ. Sau đó thêm hoàng kỳ, nhân sâm, 1 chút đường hoặc muối theo sở thích vào là hoàn thành.
Tham Khảo Thêm:  Bí kíp chế biến món ngon từ sụn gà của đầu bếp 5 sao

Chế độ ăn và Lưu ý khi sử dụng cháo hoàng kỳ

Cháo hoàng kỳ có thể sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều cho người già. Mỗi bữa ăn khoảng 1-2 chén nhỏ.

  • Khi ăn cháo hoàng kỳ thì không nên sử dụng các thuốc chứa Cortisone, Cyclosporine để tránh phản tác dụng và gây kích ứng.
  • Nếu người bệnh bị nhiễm trùng và sốt rét thì không nên dùng đồ ăn này.
Cháo hoàng kỳ cho người già sau ốm
Món ngon bồi dưỡng sức khỏe cho người già sau ốm – cháo hoàng kỳ

9. Cháo củ mài

Đối tượng sử dụng

Với người già bị các bệnh về tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy hoặc luôn cảm thấy chán ăn thì cháo củ mài là sự lựa chọn tốt.

Giá trị dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong củ mài gồm: 63.25% tinh bột, 6.75% Protein, 0.45% Lipid. Ngoài ra, loại củ này còn chứa các hợp chất: Dioscin, Allantoin, các Axit Amin, men Oxy hóa, Vitamin C,…. Chính những dưỡng chất này làm cho củ mài có tác dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, bổ tỳ vị, bổ thận,…

Cách chế biến cháo củ mài

  • Nguyên liệu: 30g củ mài, 50g gạo nếp, gia vị cần thiết như muối/mắm, tiêu,…
  • Cách làm: Gạo nếp ngâm khoảng 2 giờ, củ mài rửa sạch, thái mỏng. Sau đó, cho cả gạo và củ mài vào đun nhỏ lửa tới khi nhừ. Rồi cho thêm gia vị theo khẩu vị và sử dụng.

Chế độ ăn và Lưu ý:

Cháo củ mài có thể dùng cho người già hàng ngày. Ăn vào các bữa phụ lúc sáng và tối. Mỗi bữa khoảng từ 1-2 chén nhỏ. Khi chế biến cháo củ mài thì nên dùng loại củ tươi, mua về sử dụng ngay.

Cháo củ mài cho người già bị các bệnh về đường tiêu hóa
Cháo củ mài – món ăn tốt cho người già bị các bệnh về đường tiêu hóa

10. Cháo hạt sen

Đối tượng sử dụng

Được coi là một trong những món ăn an thần và ngon, cháo hạt sen rất phù hợp dành cho những người già bị chứng mất ngủ, sức khỏe giảm sút sau khi ốm dậy hay đơn giản là muốn bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, món cháo này là lựa chọn lý tưởng với những người già cần cải thiện sức khỏe của làn da.

Giá trị dinh dưỡng

Trong hạt sen có Isoquinoline Alkaloids giúp xoa dịu, an thần, giảm stress và mang lại giấc ngủ ngon và tâm trạng thoải mái hơn cho người già. Đồng thời, hạt sen còn chứa enzyme chống lão hóa L-isoaspartyl Methyltransferase giúp da tươi trẻ. Cùng với đó, hàm lượng Magie cao có tác dụng làm máu lưu thông tốt hơn, phòng ngừa bệnh tim mạch vành.

Cách chế biến cháo hạt sen

  • Nguyên liệu: 140g gạo tẻ, 60g gạo nếp, 250g hạt sen tươi, gia vị
  • Cách làm: Sau khi ngâm gạo khoảng 2 giờ, cho vào nồi cùng hạt sen tươi đã bỏ vỏ và ninh nhừ. Tới khi thành cháo thì cho thêm gia vị là hoàn thành.

Chế độ ăn và Lưu ý

Cháo hạt sen có thể dùng vào bữa sáng hoặc chiều. Thường dùng khi người cao tuổi thường xuyên mất ngủ, mới ốm dậy. Khi chế biến, bạn nên lựa chọn loại hạt sen tươi đã già sẽ bổ hơn và không bị sượng. Có thể kết hợp với các thực phẩm khác như thịt lợn, thịt bò, trứng,… để tăng thêm dinh dưỡng.

Cháo hạt sen thịt bò giúp người già an thần, ngủ ngon
Cháo hạt sen thịt bò – món ngon bổ dưỡng và giúp người già an thần, ngủ ngon

Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn tìm được đáp án phù hợp cho thắc mắc người già nên ăn cháo gì. Top 10 món cháo trên đều là những món ăn bổ dưỡng, bồi bổ sức khỏe để người cao tuổi luôn khỏe mạnh, an vui. Sữa Nutricare Gold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP