Có rất nhiều quốc gia trên thế giới và mỗi quốc gia đều có những người dân riêng. Con người là mấu chốt làm nên đất nước, mỗi quốc gia, mỗi quốc gia có diện tích riêng, có số dân riêng để xây dựng đất nước sánh vai với năm châu. Hãy cùng ACC tìm hiểu những quốc gia đông dân nhất thế giới nhé.
1. Quốc gia đông dân nhất thế giới
1.1 “Soán ngôi” đông dân nhất thế giới
Công ty con của Dow Jones & Company (Mỹ) theo số liệu từ LHQ tính tới ngày 14/4/2023 cho biết Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới, với 1.425.782.975 người, trong khi dân số của Trung Quốc là 1.425.748.032 người (Theo MarketWatch). Trung Quốc đã giữ vị trí quốc gia có dân số đông nhất kể từ năm 1950, thời điểm LHQ bắt đầu công bố dữ liệu dân số.
Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết tính toán quy mô dân số rất khó, nhưng ước tính hiện tại cho dân số Ấn Độ là hơn 1,4 tỷ người, lớn hơn toàn bộ dân số châu Âu (744 triệu người) và châu Mỹ (1,04 tỷ người). Dân số Ấn Độ dự kiến tiếp tục tăng, trong khi dân số Trung Quốc có xu hướng giảm.
LHQ dự đoán rằng với tăng trưởng trung bình, dân số Ấn Độ sẽ vượt qua mốc 1,5 tỷ người vào cuối thập kỷ này và tiếp tục tăng chậm đến năm 2064, đạt 1,7 tỷ người. Nếu tỷ lệ sinh con tăng hơn 0,5 ca sinh/phụ nữ so với tăng trưởng trung bình, dân số Ấn Độ sẽ đạt 2 tỷ người vào năm 2068. Ngược lại, nếu tỷ lệ sinh con thấp hơn 0,5 ca sinh/phụ nữ so với tăng trưởng trung bình, dân số Ấn Độ có thể giảm xuống 1 tỷ người vào năm 2100.
Dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao ở Ấn Độ, với hơn 40% dân số dưới 25 tuổi, gần như mỗi người dưới 25 tuổi trên thế giới thì có một người sống ở Ấn Độ. Độ tuổi trung bình của Ấn Độ là 28 tuổi, thấp hơn so với Mỹ (38 tuổi) và Trung Quốc (39 tuổi).
Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ đang gặp phải vấn đề dân số già đi nhanh chóng. Người trên 65 tuổi ở Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 7% dân số, trong khi tại Trung Quốc là 14% và Mỹ là 18%. Tỷ lệ người Ấn Độ trên 65 tuổi có thể duy trì dưới 20% cho đến năm 2100.
1.2 Tỷ lệ sinh bắt đầu xu hướng giảm
Tỷ lệ sinh ở Ấn Độ cao hơn so với Trung Quốc và Mỹ, nhưng trong những thập kỷ gần đây đã giảm xuống. Hiện nay, trung bình một phụ nữ Ấn Độ sinh 2,0 con trong đời, cao hơn so với Trung Quốc (1,2 con) và Mỹ (1,6 con), nhưng thấp hơn nhiều so với trước đây khi mỗi phụ nữ sinh trung bình 3,4 con vào năm 1992 và 5,9 con vào năm 1950.
Tỷ lệ sinh giảm đáng kể ở tất cả các nhóm tôn giáo tại Ấn Độ, bao gồm đạo Hindu, Hồi giáo, Phật giáo, Sikh và Jain. Dữ liệu từ cuộc khảo sát sức khỏe gia đình quốc gia của Ấn Độ cho thấy tổng tỷ suất sinh của người Hồi giáo đã giảm từ 4,4 trẻ trên một phụ nữ vào năm 1992 xuống còn 2,4 trẻ vào năm 2019. Tuy người Hồi giáo vẫn có tỷ lệ sinh cao nhất trong các nhóm tôn giáo, nhưng khoảng cách giữa các nhóm tôn giáo đã thu hẹp hơn so với trước đây.
Tỷ lệ sinh cũng khác nhau đáng kể giữa nông thôn và thành thị ở Ấn Độ. Trung bình phụ nữ ở nông thôn sinh 2,1 con trong đời, trong khi ở thành thị chỉ có 1,6 con. Cả hai con số này đều thấp hơn so với 20 năm trước, khi phụ nữ ở nông thôn sinh trung bình 3,7 con và thành thị sinh trung bình 2,7 con.
Tổng tỷ suất sinh cũng khác nhau tùy theo các bang ở Ấn Độ, cao nhất là 2,98 con/phụ nữ ở Bihar và 2,91 con ở Meghalaya, trong khi thấp nhất là 1,05 con ở Sikkim và 1,3 con ở Goa. Sự khác biệt này có thể liên quan đến các cơ hội kinh tế và chất lượng cuộc sống không đồng đều giữa các cộng đồng.
Những phụ nữ Ấn Độ có trình độ học vấn cao hơn và thuộc nhóm giàu có thường sinh con muộn hơn. Độ tuổi trung bình khi sinh con đầu lòng là 24,9 đối với phụ nữ đã đi học từ 12 năm trở lên, so với 19,9 đối với phụ nữ không đi học. Tương tự, độ tuổi trung bình khi sinh con đầu lòng là 23,2 đối với phụ nữ thuộc nhóm giàu nhất, so với 20,3 đối với phụ nữ thuộc nhóm nghèo nhất.
Tỷ số giới tính khi sinh ở Ấn Độ dường như đã tiến tới cân bằng hơn trong những năm gần đây. Tỷ lệ trẻ con nam so với trẻ con nữ đã giảm từ khoảng 111/100 vào năm 2011 xuống còn 109/100 vào năm 2015-2016 và 108/100 trong giai đoạn 2019-2021.
Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở Ấn Độ đã giảm 70% trong ba thập niên qua, nhưng vẫn cao hơn so với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Tỷ số này đã giảm từ 89 ca tử vong trên 1.000 ca sinh vào năm 1990 xuống còn 27 ca tử vong trên 1.000 ca sinh vào năm 2020.
1.3 Định hình lại chiến lược phát triển
Theo bà Poonam Muttreja – Giám đốc điều hành của Tổ chức Dân số Ấn Độ (PFI), việc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình tăng trưởng của Ấn Độ. Dù phải đối mặt với thách thức quản lý dân số tăng, nhưng đây cũng là cơ hội để điều chỉnh chiến lược phát triển và tạo cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc cho người dân. Bà Muttreja nhấn mạnh sức mạnh của dân số trẻ trong quốc gia, mà các nhà kinh tế thường gọi là “lợi tức nhân khẩu học”. Theo dữ liệu từ OECD, năm 2021, Ấn Độ có 900 triệu người trong độ tuổi lao động.
TS S.Y. Quraishi, cựu quan chức Ủy ban Bầu cử quốc gia Ấn Độ, cho rằng các quan điểm như “bùng nổ dân số” và “chảy máu chất xám” để chỉ lực lượng lao động trẻ, lành nghề của Ấn Độ di cư tìm kiếm cơ hội tốt hơn đã thay đổi theo thời gian. Hiện nay, lực lượng lao động này đã trở thành tài nguyên quan trọng, đóng góp vào sự bùng nổ kinh tế của Ấn Độ. Họ là những CEO của thế giới, góp phần tạo ra 90 tỷ USD kiều hối từ nước ngoài vào năm 2022.
Nhóm này không chỉ trẻ tuổi mà còn năng động. Họ lớn lên trong nền kinh tế thị trường, có khả năng tiếp cận internet và khao khát cạnh tranh toàn cầu. Gần hai phần ba dân số Ấn Độ có thể truy cập internet thông qua điện thoại thông minh nhờ các gói dữ liệu giá rẻ trong thập kỷ qua. Nhà kinh tế Ấn Độ Shruti Rajagopalan lưu ý rằng, thế hệ thanh niên Ấn Độ này sẽ là nguồn lao động và nhóm người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế tri thức và mạng lưới hàng hóa.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, mặc dù nhìn thấy lợi thế rõ ràng của quốc gia đông dân, Ấn Độ chưa đặt sự chú trọng vào việc nâng cao kỹ năng cho thanh niên. Theo Trung tâm Giám sát kinh tế Ấn Độ (CMIE), tỷ lệ thất nghiệp dao động từ 7% đến 8% trong năm 2022, dẫn đến sự thu hẹp của lực lượng lao động.
Theo Báo cáo của Viện Toàn cầu McKinsey, để tận dụng tốt nguồn lao động trẻ, Ấn Độ cần tạo ra ít nhất 90 triệu việc làm phi nông nghiệp mới vào năm 2030. PFI cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ cần đầu tư để trẻ em làm việc hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế quốc gia. Nhằm khai thác lợi thế của lợi tức nhân khẩu học, đất nước cần đặt giới trẻ vào trung tâm của các chính sách.
2. Top 10 quốc gia đông dân nhất thế giới
1. Trung Quốc