Lý thuyết – Các ký hiệu âm nhạc

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc
Video nốt nhạc

Lý thuyết âm nhạc: Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về âm nhạc thông qua các ký hiệu.

Ký hiệu của các bậc cơ bản bằng hệ thống chữ cái.

Trong âm nhạc, người ta còn dùng phương thức kí hiệu âm thanh bằng chữ cái dựa trên bảng chữ cái Latin.

Âm La ở quãng tám thứ nhất có tần số 440Hz được coi là âm mẫu trong hệ thống các âm cơ bản. Do vậy, âm La có tên là chữ A (chữ cái đầu trong bảng chữ cái). Các bậc cơ bản được ký hiệu như sau:

La Si Do Re

Mi

Fa

Sol

A B C D

E

F

G

Ở một số nước như: Đức, Nga…lại ký hiệu âm Si là chữ H, còn chữ B để ký hiệu cho âm Si giáng.

Trong tài liệu này để thống nhất cách ghi, chúng tôi sử dụng ký hiệu chữ B cho âm Si và chữ Bb cho âm Si giáng.

Để chỉ ký hiệu các âm trong các tầng quãng tám khác nhau, người ta thường ghi như sau:

Các nốt ở quãng tám cực trầm ký hiệu bằng chữ cái in hoa và ghi số 2 nhỏ hoặc 2 vạch nhỏ ở bên dưới: A2, B2, hoặc ; …

Các nốt ở quãng tám trầm ký hiệu bằng chữ cái in hoa và ghi số 1 nhỏ ở hoặc 1 vạch nhỏ ở bên dưới: A1, B1, hoặc A, B…

Các nốt ở quãng tám lớn ký hiệu bằng chữ cái in hoa: C, D, E, F, … Các nốt ở quãng tám nhỏ ký hiệu bằng chữ cái thường: c, d, e, f,…

Các nốt ở quãng tám thứ nhất đến quãng tám thứ năm ký hiệu bằng chữ cái thường và chữ số hoặc bằng vạch ở bên trên tương ứng với tên gọi của quãng tám đó:

Nốt Do ở quãng tám thứ nhất ghi là: c1 hoặc

Nốt Do ở quãng tám thứ hai ghi là: c2 hoặc

Nốt Do ở quãng tám thứ ba ghi là: c3 hoặc

Nốt Do ở quãng tám thứ tư ghi là: c4 hoặc

Nốt Do ở quãng tám thứ năm ghi là: c5

> Có thể bạn quan tâm: Kiến thức nhạc lý cơ bản cho người mới bắt đầu

Ký hiệu âm bằng nốt nhạc

Nốt nhạc

Để ký hiệu các bậc (âm) trong âm nhạc người ta dùng nốt nhạc. Nốt nhạc là một hình bầu dục đặc hoặc rỗng có đuôi hoặc không có đuôi. Hình bầu dục đặc hoặc rỗng để xác định trường độ của âm thanh

Ví dụ 3:

Đuôi của nốt nhạc là một vạch thẳng đứng bám vào mép phải của hình bầu dục (đặc hoặc rỗng) nếu nốt nhạc có đuôi quay lên, bám vào mép trái của hình bầu dục (đặc hoặc rỗng) nếu nốt nhạc có đuôi quay xuống.

Nốt nhạc ở dòng 3 có thể viết đuôi quay lên hoặc quay xuống. Từ nốt nhạc dòng 3 đi lên, các nốt nhạc có đuôi quay xuống nằm bên trái nốt nhạc. Từ nốt nhạc dòng 3 đi xuống, các nốt nhạc có đuôi quay lên nằm bên phải nốt nhạc.

Ví dụ 4:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Ngoài ra còn có những nét móc ở đuôi nốt nhạc (bao giờ cũng đặt ở bên phải đuôi nốt nhạc) để phân nhỏ trường độ của nốt nhạc.

Ví dụ 5:

Khuông nhạc và các dòng kẻ phụ

Khuông nhạc gồm có năm dòng kẻ song song cách đều nhau. Khoảng cách giữa hai dòng kẻ liền nhau được gọi là khe. Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ và 4 khe được đánh số từ dưới lên. Các nốt nhạc có thể nằm ở dòng kẻ hoặc ở khe. Ví dụ 6:

Để ghi cao độ, nằm ngoài 5 dòng kẻ chính, người ta còn dùng các dòng kẻ phụ. Dòng kẻ phụ là những đường kẻ ngắn được đặt ở trên hoặc ở dưới khuông nhạc. Dòng kẻ phụ để ghi các âm thanh cao hơn hoặc thấp hơn các âm thanh nằm trên khuông nhạc.

Ví dụ 7:

Khoá nhạc

Khoá nhạc còn gọi là chìa nhạc hay chìa khoá nhạc. Đó là ký hiệu đặt ở đầu khuông nhạc để xác định tên những nốt nhạc trên khuông. Có 3 loại khoá thường dùng là khóa Sol, khoá Fa và khoá Do.

Khoá Sol

Khoá Sol có ký hiệu:

Ví dụ 8:

g1(nốt sol quãng tám thứ nhất)

Tham Khảo Thêm:  Bộ giải mã DAC

Khoá Sol được bắt đầu từ dòng kẻ thứ hai của khuông nhạc. Khoá Sol xác định độ cao của nốt Sol ở tầng quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ hai.

Khoá Fa

Khoá Fa có ký hiệu:

Ví dụ 9:

f (nốt fa quãng tám nhỏ)

Khoá Fa được bắt đầu từ dòng kẻ thứ tư trên khuông nhạc. Khoá Fa xác định độ cao của nốt Fa ở tầng quãng tám nhỏ nằm trên dòng kẻ thứ tư.

Khoá Do

Có nhiều loại khoá Do. Hay dùng nhất là khoá Do Alto Khoá Do Alto có ký hiệu:

Ví dụ 10:

c1 (nốt do quãng tám thứ nhất)

Khoá Do Alto được bắt đầu từ dòng kẻ thứ ba trên khuông nhạc. Khoá Do Alto xác định độ cao của nốt Do ở tầng quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ ba.

Ngoài ra còn có khoá Do Tenor cũng hay được dùng. Ký hiệu khoá Do Tenor:

Ví dụ 11:

c1 (nốt do quãng tám thứ nhất)

Khoá Do Tenor được bắt đầu từ dòng kẻ thứ tư trên khuông nhạc. Khoá Do Tenor xác định độ cao của nốt Do ở tầng quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ tư.

Các ký hiệu ghi trường độ

Để ghi trường độ của các âm thanh, người ta dùng các ký hiệu trường độ với các hình nốt nhạc như sau:

Trên thực tế trong âm nhạc còn có các nốt với trường độ lớn hơn nốt tròn và nhỏ hơn nốt móc tứ (bốn), tuy nhiên đây là các trường hợp hiếm gặp.

Bảng tổng hợp biểu thị sự tương quan giữa trường độ các nốt nhạc như sau:

Ví dụ 12:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Với hai hay nhiều nốt có móc cùng độ dài đặt cạnh nhau, ta có thể dùng vạch ngang để nối đuôi chúng với nhau (gọi là vạch ngang trường độ). Ví dụ 13:

Luật âm, luật bình quân, một cung và nửa cung, các bậc chuyển hóa.

Hệ thống bình quân, một cung và nửa cung

Mối tương quan về độ cao tuyệt đối (được điều chỉnh chính xác) của các âm trong hệ thống âm nhạc gọi là luật âm hay hệ âm. Luật âm hiện nay lấy điểm xuất phát từ 440 dao động trong 1 giây của âm La ở tầng quãng tám thứ nhất.

Trong hệ thống âm hiện nay, mỗi quãng tám chia thành 12 phần bằng nhau, gọi là 12 nửa cung. Luật âm như vậy được gọi là luật bình quân (hay còn gọi là hệ âm điều hòa). Nó khác với thang âm tự nhiên ở chỗ các nửa cung trong quãng tám ở đây đều bằng nhau. Vì quãng tám được chia thành 12 nửa cung bằng nhau nên nửa cung là khoảng cách hẹp nhất giữa hai bậc của thang âm cơ bản. Khoảng cách do hai nửa cung tạo thành gọi là một cung (còn gọi là nguyên cung hay toàn cung).

Trong một quãng tám, giữa các bậc cơ bản được sắp xếp gồm có hai nửa cung và năm nguyên cung (ký hiệu nửa cung là: V, ký hiệu một cung là: ). Chúng được sắp xếp như sau:Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Do – Re – Mi – Fa – Sol – La – Si – Do

Các bậc chuyển hoá – dấu hóa

Những nguyên cung được tạo nên giữa các bậc cơ bản chia thành các nửa cung. Những âm thanh chia các nguyên cung ấy thành nửa cung là âm thanh phát ra từ các phím đen trên piano. Như vậy quãng tám gồm 12 âm cách đều.

Mỗi bậc cơ bản của hàng âm có thể được nâng cao hoặc hạ thấp. Những âm tương ứng với các bậc nâng cao hoặc hạ thấp là những bậc chuyển hóa.

Sự nâng cao các bậc cơ bản lên nửa cung gọi là thăng (ký hiệu là #). Nếu nâng cao lên một cung gọi là thăng kép (Ký hiệu là x).

Sự hạ thấp các bậc cơ bản xuống nửa cung gọi là giáng (Ký hiệu là b). Nếu hạ thấp một cung gọi là giáng kép (ký hiệu là bb). Ví dụ 14a:

Nếu một nốt nhạc đang thăng hay giáng …muốn trở lại cao độ cơ bản người ta

dùng dấu hoàn, còn gọi là dấu bình (Ký hiệu là ).

Nâng cao và hạ thấp các bậc cơ bản gọi là hóa âm.

Ví dụ 14b:

Các ký hiệu thăng, giáng, thăng kép, giáng kép, hoàn gọi là các dấu hoá.

  • Dấu hoá đặt trước nốt nhạc gọi là dấu hoá bất thường. Ví dụ 15:

  • Dấu hoá đặt sau khoá nhạc gọi là dấu hoá cố định. Ví dụ 16:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Trong hệ thống ký hiệu bằng chữ cái Latin, để kí hiệu các bậc chuyển hóa người ta thêm vào các chữ cái những vần: is – thăng, isis – thăng kép, es – giáng, eses – giáng kép.

Ví dụ 17: Do thăng = Cis; Fa thăng = Fis; Sol thăng kép = Gisis; Re thăng kép = Disis; Do giáng = Ces; Sol giáng kép = Geses;

Trường hợp ngoại lệ là bậc chuyển hóa si giáng vẫn giữ nguyên kí hiệu bằng chữ cái B,b. Khi gặp những nguyên âm a và e để tiện phát âm, người ta bỏ e trong vần es.

Tham Khảo Thêm:  Khuyến Mãi Tháng 9: Hấp Dẫn Khi Chơi Bắn Cá Đổi Thưởng Tại Mayclub

Ví dụ 18: Mi giáng = Es, La giáng = As, Mi giáng kép = Eses…

Trùng âm

Như trên đã nói tất cả các nửa cung trong quãng tám đều bằng nhau. Do đó cùng một bậc chuyển hoá, nó có thể là âm nâng cao của bậc cơ bản ở dưới nó nửa cung hoặc có thể là âm hạ thấp của bậc cơ bản ở trên nó nửa cung.

Các bậc (âm) có cùng một độ cao nhưng khác nhau về tên gọi và kí hiệu gọi là trùng âm.

Trùng âm có thể xảy ra giữa một bậc cơ bản và một bậc chuyển hoá.

Ví dụ 19a: Disis = E; Fisis =Sol…

Trùng âm có thể xảy ra giữa hai bậc chuyển hoá.

Ví dụ 19b: Fis = Ges; Ais = Bb…

  1. Nửa cung và nguyên cung (1 cung) diatonic, Nửa cung và nguyên cung chromatic.

Nửa cung diatonic là nửa cung tạo nên giữa hai bậc cơ bản liền kề (hay giữa hai bậc cơ bản khác tên): E – F và B – C.

Ví dụ 20a:

Ngoài các nửa cung nói trên, có thể tạo ra các nửa cung diatonic giữa các bậc cơ bản với bậc chuyển hóa cao hoặc thấp kề bên hoặc giữa hai bậc chuyển hóa: Cis – D; F – Ges; Fisis – Gis; Eis – Fis

Ví dụ 20b:

Nguyên cung diatonic là nguyên cung được tạo nên giữa hai bậc kề nhau. Các bậc cơ bản tạo nên 5 khoảng nguyên cung C-D, D-E, F-G, G-A, A-B. Ví dụ 20c:

Ngoài ra, nguyên cung diatonic có thể tạo nên giữa các bậc cơ bản và bậc chuyển hóa cũng như giữa hai bậc chuyển hóa.

Nửa cung chromatic được tạo ra giữa bậc cơ bản với bậc chuyển hoá cùng tên.

C – Cis; D – Des… Ví dụ 20d:

Nửa cung chromatic còn được tạo ra giữa các dạng chuyển hoá cùng tên.

Cis – Cisis; Es – Eses… Ví dụ 20đ:

Nguyên cung chromatic là nguyên cung được tạo ra giữa 1 bậc cơ bản với sự thăng kép hoặc giáng kép của nó.

F – Fisis; G – Gisis; D – Deses… Ví dụ 20e:

Nguyên cung chromatic còn là nguyên cung được tạo ra giữa hai bậc chuyển hóa của 1 bậc cơ bản (thăng và giáng của cùng một bậc cơ bản).

Ces – Cis; Ges – Gis… Ví dụ 20g:

Nguyên cung chromatic còn là một cung được tạo ra giữa hai bậc ở cách nhau qua 1 bậc.

Eis – G; A – Ces…

Ví dụ 20h:

Dấu lặng và dấu tăng trường độ

Dấu lặng

Là dấu nghỉ, chỉ sự ngưng nghỉ của âm thanh. Bảng ghi các dấu lặng tương đương với trường độ:

Tròn ( ) =

Trắng ( ) =

Đen ( ) =

Móc đơn ( ) =

Móc kép ( ) =

Các ký hiệu bổ sung để tăng trường độ

Dấu nối : là một hình vòng cung nối liền hai nốt nằm cạnh nhau có cùng cao độ. Ký hiệu:

Ví dụ 21:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Dấu chấm dôi: là dấu chấm đặt ở bên phải của nốt nhạc. Dấu chấm dôi có tác dụng làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của chính nốt đó. Ví dụ 22:

Ví dụ 23:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Dấu chấm dôi và dấu chấm dôi kép còn được dùng với các dấu lặng.

Dấu miễn nhịp: là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa ( ) đặt trên hoặc dưới nốt nhạc. Dấu này có tác dụng tăng trường độ của nốt nhạc một cách tự do tuỳ theo tính chất của tác phẩm hay của người biểu diễn.

Ví dụ 24:

Dấu miễn nhịp còn có thể dùng để đặt ở trên hay dưới dấu lặng.

Dấu viết tắt và một số ký hiệu khác trên bản nhạc

Dấu nhắc lại

Dấu nhắc lại được dùng đề nhắc lại một phần (có thể là một đoạn nhạc, một câu nhạc…) hoặc toàn bộ bản nhạc. Nó thường được ký hiệu bằng vạch nhịp đôi có 2 dấu chấm, được đặt ở đầu và cuối đoạn nhạc cần nhắc lại.

Ký hiệu:

Trường hợp đoạn nhạc ở lần nhắc lại sau có thay đổi so với lần trước, người ta dùng dấu ngoặc vuông và viết số 1 cho lần diễn đầu; khi nhắc lại lần 2 sẽ bỏ đoạn nhạc trong ngoặc vuông có số 1 để vào đoạn nhạc có ngoặc vuông viết số 2.

Ví dụ 25:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Khi cần nhắc lại một hoặc vài ô nhịp nhiều lần, ta có thể dùng ký hiệu đặt ở giữa ô nhịp cần nhắc lại:

Ví dụ 26a: cách ghi.

Ví dụ 26b: cách diễn.

Dấu dịch quãng tám

Dấu dịch quãng tám được dùng để nâng lên hay hạ xuống một quãng tám cho bản ghi nhạc. Dấu này có tác dụng giúp cho người ghi nhạc tránh được cách viết phải sử dụng nhiều dòng kẻ phụ trên bản ghi nhạc.

Ví dụ 27a: Cách ghi.

Ví dụ 27b: cách diễn.

Ví dụ 27c: cách ghi.

Ví dụ 27d: cách diễn.

Dấu Segno và Coda.

Dấu Segno còn gọi là dấu hồi, ký hiệu là:

Dấu này có tác dụng nhắc lại. Tuy nhiên, nó thường được dùng để nhắc lại những phần nhạc hay đoạn nhạc của tác phẩm có khuôn khổ lớn hơn so với dấu nhắc lại ký hiệu bằng vạch nhịp đôi có 2 dấu chấm và được đặt ở đầu và cuối đoạn nhạc cần nhắc lại.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn tách nhạc và lời Online đơn giản ai cũng làm được

Dấu Segno thường được đặt ở đầu và ở cuối phần nhạc hay đoạn nhạc cần nhắc lại.

Ví dụ 28:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Khi bản nhạc viết ở hình thức ba đoạn, trong đó có đoạn (hay phần) thứ ba nhắc lại nguyên xi đoạn thứ nhất, để tránh phải viết lại toàn bộ đoạn thứ nhất người ta viết ở dưới ô nhịp cuối của đoạn thứ nhất chữ Fine (nghĩa là: Hết) và dưới ô nhịp cuối đoạn thứ hai các chữ sau: Da capo al fine (viết tắt là: D.C. al Fine). Có nghĩa là: trình bày từ đầu cho đến chữ Fine.

Ví dụ 29: trích đoạn nhạc của W.A. Mozart.

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Nếu không nhắc lại đoạn (hay phần) thứ ba ngay từ đầu thì trên ô nhịp được bắt

đầu nhắc lại người ta ghi dấu rồi viết vào cuối đoạn (hay phần) thứ hai các chữ: Dal segno al fine, có nghĩa là trình bày từ dấu Segno đến chữ Fine.

Khi cần kết thúc sớm hơn chỗ kết thúc của đoạn nhạc (hay phần nhạc) được nhắc lại thì viết là: Da capo segno poi coda, nghĩa là trình bày từ đầu đến dấu hồi rồi sau đó sang Coda.

Dấu Coda.

Dấu Coda chỉ sự kết thúc, thường được ký hiệu là:

Dấu Coda thường được đặt ở cuối hoặc gần cuối tác phẩm để chỉ sự kết thúc tác phẩm.

Ví dụ 30: trích đoạn “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân.

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Trong nhiều trường hợp, dấu Coda còn đi kèm với dấu hồi để chỉ rõ sự trình bày tác phẩm.

Ví dụ 31:

(Trình bày tác phẩm từ đầu đến dấu segno thứ hai;sau đó, nhắc lại đoạn nhạc (hay phần nhạc) từ dấu segno thứ nhất đến coda thứ nhất; bỏ qua đoạn nhạc từ coda thứ nhất đến dấu segno thứ hai; vào luôn đoạn kết từ coda thứ hai cho đến hết tác phẩm).

Một số ký hiệu khác trên bản nhạc

Dấu lắc (tremolo): chỉ sự chuyển đổi hai âm hoặc hai chồng âm với tốc độ nhanh, đều và nhiều lần. Dấu lắc thường được ký hiệu bằng 2 vạch ngang giữa hai âm hay hai chồng âm.

Ví dụ 32a:

Cách ghi Cách diễn

Ví dụ 32b:

Cách ghi Cách diễn

Dấu gộp.

Thường được gọi là dấu ắc-co-lat (accolade), ký hiệu bằng một dấu ngoặc đặt ở phía đầu từ hai khuông nhạc trở lên. Các khuông nhạc được liên kết bằng dấu gộp có

thể cùng dùng chung một loại khóa nhạc hay dùng các loại khóa nhạc khác nhau. Dấu gộp cho hai khuông nhạc thường sử dụng để viết cho tác phẩm piano. Ngoài ra, dấu gộp cho hai khuông nhạc còn được sử dụng khi viết cho hai nhạc cụ hay hai loại giọng.

Ví dụ 33:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Cách ghi nhạc hai bè, cách ghi nhạc cho một số loại tốp diễn.

Cách ghi nhạc hai bè.

Người ta có thể ghi hai bè độc lập trên cùng một khuông nhạc. Để phân biệt từng bè, cách ghi như sau:

Với bè bên trên: các nốt nhạc có đuôi cùng hướng lên trên.

Với bè bên dưới: các nốt nhạc có đuôi cùng hướng xuống dưới.

Ví dụ 34:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

  • Người ta có thể ghi hai bè độc lập trên hai khuông nhạc (cùng khóa nhạc hoặc khác khóa nhạc) như cách ghi nhạc cho đàn piano.

Ví dụ 35: “Nô đùa” cho piano của Nguyễn Văn Nam (trích đoạn)

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Trong cách ghi nhạc cho piano, ta sẽ bắt gặp các chồng âm (từ 2 âm trở lên) được ghi chung một đuôi. Đồng thời, tác phẩm viết cho piano không chỉ có hai bè mà có thể là từ một bè cho tới nhiều bè.

Ví dụ 36: “Niềm hy vọng” cho piano của La Thăng (đoạn trích)

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Cách ghi nhạc cho một số loại tốp diễn.

Tốp diễn ở đây chỉ những hình thức diễn tấu của vài diễn viên (thường từ hai người trở lên) như: song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu…). khi số lượng diễn viên tương đối nhiều thì được gọi là ban nhạc, đội nhạc hay đoàn nhạc. Nếu các diễn viên hợp lại theo một nguyên tắc nhất định nào đó thì được gọi là dàn nhạc (đối với nhạc đàn) và dàn hợp xướng (đối với nhạc hát).

Cách ghi nhạc cho các loại giọng hát hay nhạc cụ độc tấu với phần đệm piano thường được ghi vào 3 khuông nhạc như sau:

Ví dụ 37: Sonatina cho violin và piano của Nguyễn Đức Toàn (trích chương 2)

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Cách ghi nhạc cho các loại tốp diễn là các nhạc cụ khác nhau và không có phần đệm của piano hay dàn nhạc thì dùng dấu gộp thẳng có móc ở hai đầu để liên kết các khuông nhạc.

Ví dụ 38: cách ghi nhạc cho tứ tấu dàn dây.

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

Cách ghi này cũng được sử dụng cho các loại nhạc cụ khác và cho hợp xướng 4 bè. Tuy nhiên, với hợp xướng 4 bè, thông thường người ta thường viết trên hai loại khóa: khóa Sol và khóa Fa. Bốn khuông nhạc cũng được liên kết bằng dấu gộp thẳng có móc ở hai đầu (tương tự như trên). Ngoài ra, hợp xướng 4 bè cũng có thể ghi trên hai khuông nhạc.

Ví dụ 39:

Lý thuyết - Các ký hiệu âm nhạc

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP