Nóng lòng bàn chân là bệnh gì, có nguy hiểm không? Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng đi sâu vào bài viết để biết được triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp trị liệu hiệu quả nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Nóng lòng bàn chân là bệnh gì?
Nóng lòng bàn chân hay còn được gọi là hội chứng Grierson – Gopalan, là cảm giác nóng rát, đau và khó chịu ở lòng bàn chân. Cảm giác này thường rõ ràng hơn vào ban đêm và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Cảm giác nóng rát và đau có thể chỉ xuất hiện ở lòng bàn chân nhưng đôi khi nó cũng lan đến mu bàn chân, mắt cá chân hay thậm chí là ở bắp chân. Trong một số trường hợp, nóng rát bàn chân còn đi kèm với cảm giác châm chích, tê và ngứa ran.
Nóng lòng bàn chân là bệnh gì?
2. Triệu chứng nóng lòng bàn chân
Nóng lòng bàn chân có rất nhiều triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Các triệu chứng nóng lòng bàn chân phổ biến nhất gồm:
– Cảm giác chân nóng như lửa đốt và thường tệ hơn vào ban đêm
– Tê ở bàn chân hoặc khắp chân
– Cảm thấy đau nhói hoặc đau như bị kim đâm
– Cảm giác nặng nề ở bàn chân
– Đau âm ỉ và khó chịu ở bàn chân
– Da đỏ và nóng ấm lên
– Cảm giác bị châm chích, ngứa ran.
Nóng lòng bàn chân có thường có cảm giác chân nóng như lửa đốt
3. Nguyên nhân
Giờ bạn đã biết “nóng lòng bàn chân là bệnh gì”, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về các nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này. Nóng lòng bàn chân có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác nhau như:
Tổn thương dây thần kinh
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây tổn thương thần kinh dẫn đến hiện tượng nóng lòng bàn chân như:
Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác nóng, bỏng rát bàn chân. Nó xảy ra khi các dây thần kinh cảm giác ngoại biên được nối từ tủy sống đến các chi bị tổn thương.
Hội chứng ống cổ chân: Ống cổ chân là một khoảng không gian hẹp bên trong mắt cá chân (nó nằm gần xương mắt cá chân). Khi dây thần kinh xương chày sau ở trong ống cổ chân bị chèn ép gây ra cảm giác nóng rát, ngứa ran và đau ở một phần lòng bàn chân.
U dây thần kinh Morton: Mô thần kinh có thể bị dày lên giữa các xương ở gốc ngón chân gây ra cảm giác đau đớn. Nếu mang giày quá chật cũng có khả năng gây ra loại u thần kinh này, ngoài ra có thể là chấn thương thể thao hoặc chuyển động bất thường của bàn chân.
Bệnh Charcot-Marie-Tooth: Rối loạn di truyền thần kinh này có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên tại chân và bàn chân. Những tổn thương này sẽ nặng lên theo thời gian. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh của tứ chi và dẫn đến tình trạng suy yếu bất thường, làm vòm bàn chân nâng cao. Điều đó có thể khiến bạn bị gãy xương do mỏi (stress fracture) và cần phải nẹp lại để điều chỉnh chức năng.
Rối loạn nội tiết hoặc chuyển hóa
Đái tháo đường: Đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên, đặc biệt là các dây thần kinh cảm giác ở chân và gan bàn chân. Nồng độ đường huyết cao hoặc kiểm soát bệnh đái tháo đường kém cũng gây tổn thương đến dây thần kinh ngoại biên. Khi đó, việc truyền tín hiệu ở các dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng và có khả năng gây suy yếu thành mạch máu.
Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động không tốt cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát bàn chân, tăng cân, khô da và kéo theo mệt mỏi.
Nhiễm trùng
Nấm da chân (tinea pedis): Do nấm da (dermatophytes) xuất hiện và phát triển ở các khu vực ẩm ướt, ấm áp trên da như vùng lòng bàn chân. Giày, vớ ẩm là môi trường thuận lợi cho nấm da phát triển và lan rộng. Các triệu chứng là: ngứa, nóng rát và châm chích giữa các ngón chân, lòng bàn chân.
Các nguyên nhân khác
– Chứng đỏ và đau đầu chi (erythromelalgia): Đây là một loại rối loạn hiếm gặp có thể dẫn đến việc đau, nóng rát dữ dội, khiến da bị đỏ và ấm nóng ở các ngón chân, lòng bàn chân. Các triệu chứng này chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định (cơn bùng phát) và kéo dài từ vài phút đến vài ngày nhưng những cơn đau nóng rát có thể diễn ra liên tục.
– Mang giày quá chật, không thoải mái: Giày hoặc vớ có thể quá bẩn hoặc có thể có chất gây kích ứng bàn chân, làm tăng áp lực lên một số bộ phận của bàn chân.
– Dị ứng: Một số chất ở giày hoặc vớ có thể gây dị ứng cho chân, lòng bàn chân.
– Chấn thương: Chấn thương do thể chất hoặc căng cơ do việc tập thể dục quá sức.
– Viêm da tiếp xúc: Các tác nhân hóa chất trong nước rửa được sử dụng để làm sạch da có thể gây kích ứng da.
4. Phương pháp trị liệu hiệu quả
Điều trị tình trạng nóng lòng bàn chân sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đây là một số phương pháp trị liệu hiệu quả cho người bị nóng lòng bàn chân.
Với các trường hợp do bệnh lý cần được thăm khám bác sĩ và sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp với chứng bệnh và mức độ bệnh.
Với những trường hợp nóng lòng bàn chân do các nguyên nhân như: vận động quá sức, do mang giày cao gót, giày quá chật, hoặc những nguyên nhân bên ngoài như chấn thương thì bàn chân cần được nghỉ ngơi, massage và xoa bóp,… Đồng thời, bạn nên mang các loại giày thoải mái, sử dụng lót đệm phù hợp để êm chân, tránh việc vận động mạnh và quá nhiều gây tổn thương cho chân, massage và chăm sóc chân mỗi ngày.
Massage xoa bóp bàn chân giúp giảm nóng lòng bàn chân và mang lại cảm giác dễ chịu hơn
Với các trường hợp dị ứng, viêm da tiếp xúc thì cần thay đổi loại giày và sử dụng sản phẩm làm sạch da không chứa chất gây kích ứng.
Nếu cảm giác nóng ở lòng bàn chân liên quan đến bệnh đái tháo đường, bạn cũng cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát bệnh, đồng thời bạn cần theo lời khuyên của bác sĩ và sử dụng thuốc theo kê đơn.
5. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Nóng lòng bàn chân gây ra cảm giác rất khó chịu. Bạn có thể thử một số giải pháp giúp giảm bớt triệu chứng nóng lòng bàn chân tại nhà, chẳng hạn như:
– Ngâm chân trong nước lạnh vài phút giúp giảm cảm giác nóng rát.
– Ngâm chân trong nước muối Epsom hoặc dung dịch rượu táo để chân được dễ chịu hơn. Thế nhưng, nếu bạn đang bị biến chứng lở loét ở chân do đái tháo đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện việc ngâm chân tại nhà.
– Massage bàn chân để hỗ trợ cải thiện lưu thông máu: Massage vừa giúp cải thiện lưu thông máu ở chân vừa giúp chân dễ chịu, giảm cảm giác tê chân hiệu quả, giảm nóng lòng bàn chân hiệu quả do các nguyên nhân như: chân hoạt động quá nhiều, đi giày cao gót, chân bị tổn thương,… Bên cạnh đó, massage còn chân còn giúp chăm sóc chân và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Những người quá bận rộn hoặc đau nhức chân không thể đi lại nhiều thì giải pháp hỗ trợ trị liệu tại nhà tối ưu lúc này chính là ghế mát xa. Ghế massage được ứng dụng nhiều kỹ thuật massage hiện đại cùng công nghệ massage đẳng cấp vượt trội.
Kỹ thuật massage chân ở ghế massage giúp chân dễ chịu và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ghế massage được ứng dụng nhiều kỹ thuật massage hiện đại cùng công nghệ massage đẳng cấp vượt trội. Ghế massage được tích hợp tính năng massage chân chuyên sâu, giúp chăm sóc bàn chân hiệu quả. Với các động tác massage chuyên nghiệp, bài bản đã được lập trình sẵn đôi chân của bạn sẽ được chăm sóc hiệu quả mỗi ngày. Đặc biệt hệ thống bi lăn ở lòng bàn chân sẽ tác động tích cực vào các huyệt đạo ở chân, hỗ trợ chăm sóc và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giảm đau gót chân hiệu quả.
Biết được nóng lòng bàn chân là bệnh gì, và nguyên nhân gây ra sẽ giúp bạn có được các phương pháp trị liệu hiệu quả. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về chứng bệnh này để có thể chăm sóc tốt cho bản thân và những người thân yêu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.