Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

1. Các chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay:

Ở Việt Nam thì để bảo vệ môi trường nói chung nhà nước ta đã đề ra rất nhiều phương pháp và chính sách hướng đến mục tiêu này. Bởi bảo vệ môi trường được coi là vấn đề đặc biệt nóng tại các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Là quốc gia đang phát triển Việt Nam có nhu cầu khai thác và sử dụng lượng tài nguyên khoáng sản rất lớn. Hiện nay trên đất nước ta có trên 30 loại khoáng sản đang được khai thác. Có 559 khu vực được đăng ký khai thác mỏ, ngoài ra còn rất nhiều khu vực trái phép do địa phương quản lý. Phổ biến nhất là các khu vực có kim loại màu nhất là vàng và bạc… Điều này làm ô nhiễm môi trường và thất thoát tài nguyên khoáng sản rất nghiêm trọng. Với trình độ công nghệ kĩ thuật còn lạc hậu đã thải ra chục triệu chất thải và chục triệu chất gây ô nhiễm môi trường làm biến dạng môi trường sinh quyển. Ví dụ: Để khai thác được 1 tấn thiếc phải xử lý khoảng 5 nghìn tấn đất đá, hàng vạn mét khối nước… lượng nước thải này ảnh hưởng nghiêm trọng tới mặt nước và nước ngầm. Việc khai thác với trình độ công nghệ kĩ thuật còn yếu kém làm cho đất nông nghiệp và đất rừng bị phá hủy rất nghiêm trọng nhất là vào mùa lũ quét đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và văn hóa xã hội của đất nước.

Vì thế bảo vệ môi trường đã trở thành một đòi hỏi mang tính cấp thiết. Tuy nhiên đây là vấn đề mang tính tổng hợp và phức tạp. Do vậy để giải quyết tốt nhất vấn đề môi trường cần áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp và chính sách kĩ thuật, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chính sách kinh tế: Đây được đánh giá là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường nhỏ tính linh hoạt và mềm dẻo. Thực chất của biện pháp kinh tế là sử dụng lợi ích vật chất để kích thích các chủ thể tiến hành hoạt động có lợi và hạn chế hành vi có hại cho môi trường. Áp dụng biện pháp kinh tế sẽ gắn liền với nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các chủ thể tiến hành hoạt động bảo vệ môi trường. Nhìn chung thì các công cụ tài chính được sử dụng để bảo vệ môi trường bao gồm:

– Thuế tài nguyên. Mục đích của việc thu thuế tài nguyên là nhằm bảo vệ khai thác và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm và hợp lý có hiệu quả đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nộp thuế tài nguyên cũng chính là nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân được phép khai thác tài nguyên;

– Thuế môi trường. Mục đích của việc thu thuế môi trường là nhằm bảo vệ khai thác và sử dụng tài nguyên tiết kiệm hợp lý có hiệu quả đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ đó một phần của ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng quay trở lại cho việc bảo vệ môi trường. Đây là việc có ý nghĩa to lớn trực tiếp góp phần ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm nguồn lực cho tương lai không để xảy ra tình trạng ưu tiên phát triển còn hậu quả môi trường thì xử lý sau. Tuy nhiên chi tiêu cho bảo vệ môi trường ở nước ta vốn là vấn đề khó khăn do chúng ta chưa đánh giá được chính xác mức độ chi tiêu cho bảo vệ môi trường bởi lẽ có nhiều khoản chi tiêu lồng ghép trong các chương trình khác, chưa có các chương trình nghiên cứu hoặc bóc tách khoản chi đó ra hay là nói trong điều khoản nói chung đó, tỉ lệ chi tiêu khoa học công nghệ và môi trường còn thấp so với GDP trong so sánh với nước ngoài;

Tham Khảo Thêm: 

– Phí bảo vệ môi trường. Phí nói chung và phí bảo vệ môi trường nói riêng được hiểu là khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức và cá nhân phải chi trả khi được hưởng dịch vụ nào đó. Để bảo đảm môi trường sống cho các đối tượng xã hội thì nhà nước phải đầu tư khoản tài chính lớn cho công tác bảo vệ môi trường, do vậy cho nên trách nhiệm của mọi tổ chức cá nhân là đóng góp một phần chi phí nói trên cho nhà nước.

Nhìn chung thì thông qua một loạt các chính sách công cụ nêu trên thì việc sử dụng các thành phần môi trường đã trở thành một phần trong chi phí sản xuất nhỏ đó mà cộng đồng doanh nghiệp nâng cao được ý thức của mình về trách nhiệm làm giảm sự hủy hoại môi trường. Chỉ có như vậy thì công tác bảo vệ môi trường mới có thể thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân. Việc sử dụng các biện pháp kinh tế để kích thích phát triển và đổi mới công nghệ hứa hẹn viễn cảnh môi trường sẽ trở nên tốt đẹp hơn bởi các công nghệ gây ô nhiễm sẽ được thay thế bằng những công nghệ không gây hại cho môi trường.

Thứ hai, chính sách kĩ thuật công nghệ: Đây là biện pháp cơ bản và quan trọng để bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Nội dung chính của nhóm biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ nổ mìn bom ít bụi và ít khí độc ở mỏ lộ thiên với các phương tiện chống bụi hiện đại. Mặt khác thì cần tăng năng suất lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Bởi như chúng ta đã biết thì việc áp dụng công nghệ cũ và lạc hậu là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tác động xấu đối với môi trường trong hoạt động khoáng sản. Để giảm nhẹ những ảnh hưởng đó thì việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phải được coi là ưu tiên hàng đầu. Đổi mới công nghệ là điều kiện tất yếu để duy trì và phát triển sản xuất đồng thời cũng là động lực quan trọng thúc đẩy tăng năng suất và tăng sản lượng đặc biệt là tăng mức độ an toàn và cải thiện môi trường.

Tham Khảo Thêm:  Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Thứ ba, chính sách giáo dục: Môi trường bị suy thoái là do thái độ và hành vi ứng xử của con người. Vì vậy để bảo vệ môi trường cần phải không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường và thường xuyên giáo dục đạo đức môi trường cho toàn thể cộng đồng. Đây cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ một xã hội văn minh nào. Thông qua hoạt động tuyên truyền và giáo dục thì mọi người nhận thức được tác hại của sự ô nhiễm suy thoái môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Các hoạt động giáo dục cộng đồng ngày càng mở rộng thì hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường ngày càng cao. Ngoài ra thì còn có các biện pháp và chính sách pháp lý, vai trò to lớn của pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện ở việc ban hành ra các tiêu chuẩn môi trường. Các tiêu chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kĩ thuật, tuy nhiên do được ban hành bằng các văn bản pháp luật nên chúng trở thành tiêu chuẩn pháp lý tức là những tiêu chuẩn mà các chủ thể trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường.

2. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:

Nhìn chung thì khi vạch ra những chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, Đảng và nhà nước ta hướng đến những mục tiêu cơ bản sau đây:

– Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của nhân loại;

– Bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

– Từng bước nâng cao chất lượng môi trường và nguồn sinh thái;

– Nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội bền vững cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Đây được đánh giá là những mục tiêu khả thi và sát với tình hình thực tế. Để thực hiện được những mục tiêu đó thì cần nắm rõ những phương hướng sau đây:

– Tăng cường công tác đồng thời quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương;

– Thường xuyên giáo dục đồng thời tuyên truyền cũng như xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân;

– Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

– Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên;

– Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;

– Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.

3. Sự cần thiết ban hành chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng do một phần nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. Kết cấu hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp ở một số nơi chưa có các công trình bảo vệ môi trường dẫn đến việc tồn tại nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Hầu hết các bãi chôn lớp chất thải còn thu sơ, không đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về kĩ thuật. Phần lớn chất thải nguy hại còn tồn động mà chưa có hướng giải quyết. Dẫn đến hậu quả là nhiều dòng sông bị ô nhiễm và nhiều nơi mặt nước bị nhiễm độc, không khí ở nhiều đô thị không còn được chất lượng và nhiều bệnh tật nguy hiểm xuất hiện. Năng lực tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ở nước ta còn yếu.

Tham Khảo Thêm:  Bài 18 Sinh 10 VUIHOC: Lý thuyết chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân

Hiện nay thì các cơ sở kinh doanh sản xuất đảm bảo khả năng tài chính còn hạn chế. Khi tìm lực kinh tế chưa đủ mạnh thì thông thường các chủ doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển sản xuất kinh doanh mà không chú trọng đến những yếu tố môi trường. Đồng thời thì sự nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Một số bộ phận người dân vẫn thích ăn thịt thú rừng và dùng thú rừng để chữa bệnh mà không biết đã góp phần săn bắt động vật hoang dã trái phép, họ thích dùng các loại gỗ quý hiếm để làm nhà mà không nghĩ mình đã tiếp tay cho lâm tặc. nhận thức về vệ sinh môi trường quá thấp cũng thói quen sinh hoạt bừa bãi ở một số vùng nông thôn cũng là vấn đề lớn gây ô nhiễm môi trường khiến cho dịch bệnh tác hại đến sức khỏe con người. Nhận thức hạn chế về môi trường cũng dẫn đến hành vi gây ô nhiễm tại các điểm danh lam thắng cảnh. Chính vì vậy việc hoàn thiện pháp luật và đưa ra những chính sách về bảo vệ môi trường là yêu cầu bức thiết hiện nay.

4. Một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường có hiệu quả:

Thứ nhất, cần đảm bảo bằng các biện pháp chế tài đủ răn đe. Bao gồm cả ba loại đó là chế tài hình sự, hành chính và dân sự.

Thứ hai, các cơ quan thực thi pháp luật cần thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Để thống nhất tập trung làm tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Bộ Tài Nguyên và môi trường là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường trên phạm vi cả nước. Các bộ và cơ quan ngang bộ của đoàn thể trung ương có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Tài Nguyên và môi trường thực hiện quản lý các vấn đề môi trường trong phạm vi này. Tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thì Sở Tài Nguyên và môi trường được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương.

Thứ ba, đảm bảo ý thức pháp luật của các chủ thể. Ý thức pháp luật cũng là yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường một cách thực chất. Bởi trong đời sống thực tế hằng ngày đã chứng minh cho chúng ta thấy nếu bất cứ cá nhân và tổ chức nào có Ý thức pháp luật cao thì việc thực hiện và tuân thủ pháp luật rất triệt để và ngược lại.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Nghị định số 53/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

– Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP