Tình trạng mọc mụn trong mắt còn được gọi là chắp mắt bên trong. Về cơ bản, chắp mắt là căn bệnh lành tính và dễ dàng được chữa khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, đôi khi những nốt chắp to có thể khiến người bệnh thấy khó chịu. Nó gây ra cảm giác cộm hoặc xốn mắt. Trong những trường hợp như vậy, để giải quyết triệt để vấn đề, các bác sĩ chuyên khoa Mắt có thể thực hiện những thủ thuật nhỏ để rạch thông tuyến bã nhờn.
1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng chắp mắt bên trong
Chắp mắt ở bên trong là hiện tượng nổi cục bên trong mí mắt trên hoặc mí mắt dưới và sưng do bị tắc nghẽn tuyến bã nhờn. Chắp mắt ở bên trong không dễ nhận ra vì các khối u nằm ở mặt trong của mí mắt.
Chắp mắt có dấu hiệu khá giống lẹo mắt nhưng chỗ u ở mí mắt thường nhỏ hơn và không gây đau đớn. Chắp mắt có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bị chắp mắt do bệnh lý, làm cản trở thị lực, người bệnh cần phải đi khám với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
2. Những dấu hiệu và biểu hiện của bệnh chắp mắt ở bên trong
Triệu chứng đặc trưng của chắp mắt bên trong là có nốt u đỏ trên mí mắt hoặc cảm giác cộm lên từ bên trong. Chỗ cộm hoặc nốt u phát triển to dần nhưng không gây đau đớn. Bên cạnh đó, chắp mắt đi kèm với một số biểu hiện khác. Trong đó bao gồm chảy nước mắt nhiều, thị lực giảm hoặc mất thị lực, mí mắt nổi mụn trắng nhỏ, nhạy cảm với ánh sáng, cảm thấy khó chịu với ánh sáng mạnh.
Mặc dù tình trạng chắp mắt ở bên trong có thể tự khỏi và không quá nghiêm trọng như lẹo mắt, nhưng các bạn vẫn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở mí mắt. Đặc biệt, bệnh nhân cần đến bệnh viện uy tín ngay nếu bị mất thị lực hoặc thị lực bị cản trở do chắp mắt quá lớn gây ra.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chắp mắt ở bên trong
Chắp mắt xảy ra là bởi sự tác nghẹn của một trong những tuyến meibomian của mí mắt. Meibomian là tuyến nhỏ nằm ở dọc theo phần mép mí mắt. Chúng tạo ra dầu nhằm bôi trơn bề mặt của mắt. Khi một trong những tuyến này bị tắc, phần dầu sẽ chảy ngược lại vào trong tuyến. Điều này khiến hình thành nốt sưng mí mắt. Và khi chất nhờn tiết ra liên tục sẽ kéo theo tế bào viêm nhiễm xâm nhập. Chúng dồn đến khu vực mí mắt, gây kích ứng mí và và cả những vùng da xung quanh.
Đối với tình trạng viêm mí mắt mạn tính gần các lỗ tuyến dầu sẽ dễ dẫn tới chắp mắt. Tình trạng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng nếu không được chăm sóc, điều trị hoặc có những tác động gây bất lợi. Điển hình như việc dụi mắt, không đeo kính khi đi đường, …
Ngoài ra, việc mắt bị lên chắp cũng có thể do ảnh hưởng của nội tiết tố khiến lượng chất nhờn tiết ra nhiều hơn.
4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị chắp mắt ở trong
4.1. Đối tượng dễ mắc bệnh chắp mắt ở bên trong
Chắp mắt là căn bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Thế nhưng trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ bị mắc nhiều hơn cả. Điều này là bởi trẻ thường hay dùng tay để dụi mắt. Hoặc những người có mụn trứng cá đỏ, bệnh viêm bờ mi mạn tính, bệnh lao hoặc do nhiễm virus, … cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. Ngoài ra, các bạn cũng có thể hạn chế khả năng mắc bệnh chắp mắt bằng cách giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ.
4.2. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chắp mắt bên trong nhất
Bệnh chắp mắt ở bên trong có thể bắt nguồn từ một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc. Trong đó bao gồm:
– Từng có tiền sử bị chắp mắt ở bên trong trước đó.
– Dùng tay không sạch sẽ dụi vào mí mắt.
Không có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là các bạn không bị mắc bệnh chắp mắt. Các bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ Nhãn khoa để biết thêm chi tiết.
5. Bị chắp mắt ở trong có thể điều trị như thế nào?
5.1. Những kỹ thuật y tế sử dụng để chẩn đoán bệnh chắp mắt
Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán người bị chắp mắt ở trong bằng cách quan sát mí mắt, cũng như nốt u trên đó. Ngoài ra, bác sĩ còn hỏi người bệnh về cảm giác đau và thời gian xuất hiện triệu chứng. Điều này để phân biệt chắp mắt ở trong với lẹo mắt hoặc bệnh lý khác.
Thông thường, bác sĩ không yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm hoặc sử dụng kỹ thuật chuyên môn nào để chẩn đoán bệnh chắp mắt. Chỉ trong trường hợp khám lâm sàng không kết luận được bệnh thì bác sĩ mới yêu cầu làm xét nghiệm hoặc áp dụng kỹ thuật chuyên môn.
5.2. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh chắp mắt
Ngay khi nốt sưng xuất hiện ở mí mắt, người bệnh nên sử dụng túi chườm ấm đặt lên khu vực đó. Điều này giúp mở lỗ chân lông và làm giảm hiện tượng tắc nghẽn các tuyến dầu. Tốt hơn, các bạn nên giữ nguyên túi chườm trong khoảng 10 phút và chườm 4 lần/ ngày. Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ chuyên khoa có thể loại bỏ chắp mắt ở trong thông qua tiểu phẫu hoặc kê thuốc nhỏ mắt chứa kháng viêm, kháng sinh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chắp mắt ở trong là căn bệnh không quá nguy hiểm. Nếu không có bất cứ biến chứng đặc biệt nào, chắp mắt có thể biến mất sau khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc cẩn thận.
Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt tốt nhất, các bạn hãy đến Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI thăm khám ngay khi có dấu hiệu bị chắp mắt bên trong. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa Mắt của chúng tôi sẽ trực tiếp kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị tốt cho từng trường hợp cụ thể.