Từ đồng nghĩa với hạnh phúc

Từ đồng nghĩa với hạnh phúc

Trong Tiếng Việt, có rất nhiều từ có nghĩa gần hoặc giống nhau. Nhằm giúp cho học sinh có nền tảng để tự trau dồi kiến thức, từ đồng nghĩa đã sớm được đưa vào chương trình giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ từ đồng nghĩa là gì và thuận lợi tìm kiếm các từ đồng nghĩa. Nhiều người thắc mắc từ đồng nghĩa với hạnh phúc là gì? Thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Từ đồng nghĩa là gì?

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp các từ đồng nghĩa. Chúng được áp dụng một cách linh hoạt trong từng huống cụ thể, phù hợp với mục đích của người nói. Trong một số trường hợp, các từ đồng nghĩa có ý nghĩa nhấn mạnh các vấn đề được nói đến. Ngược lại, từ đồng nghĩa được sử dụng trong một số trường hợp lại nhằm mục đích giảm sự đau thương, mất mát đồng thời diễn đạt một cách tế nhị, lịch sự.

Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Các từ đồng nghĩa trong tiếng Việt vô cùng đa dạng, chẳng hạn như buồn – sầu, vừng – mè, tổ quốc – quốc gia – dân tộc – đất nước – giang sơn,….

Ngoài từ đồng nghĩa, trong tiếng Việt có nhiều từ đồng âm nhưng khác nghĩa. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai loại từ này. Chúng ta cần phân biệt rõ từ đồng nghĩa với từ đồng âm, bởi nhiều từ đồng âm nhưng lại có ý nghĩa khác nhau. Các kiến thức đó là nền tảng cơ bản để tìm từ đồng nghĩa với hạnh phúc.

Tham Khảo Thêm:  6 Nguyên Nhân Gây Cháy Nổ Bình Gas

Phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm

Trong tiếng Việt, từ đồng âm là những từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau. Chẳng hạn từ “cầu” trong hai câu sau:

– “ Trên sân cỏ, các cầu thủ đều nỗ lực ghi bàn”

– “ Sang sông thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

(Ca dao)

Trong hai câu trên, từ “cầu” là từ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong khi từ “cầu” trong cụm từ “cầu thủ” được sử dụng để chỉ người chơi môn thể thao bóng đá. Thì từ “cầu” trong “cầu kiều” lại chỉ một hạng mục kiến trúc xây dựng nối liền hai bên đường bị ngăn cách bởi sông suối, ao, hồ,…

Với đặc điểm đó, từ đồng âm còn được sử dụng để chơi chữ trong văn thơ và đời sống hằng ngày. Ví dụ:

“ Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chẳng

Thầy bói gieo nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”.

Trong đó, từ “lợi” thứ nhất và thứ hai muốn nói tới lợi ích, còn từ “lợi” thứ ba lại chỉ một bộ phận của miệng, bao quanh răng.

Ngược lại, từ đồng nghĩa là những từ tương đồng nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh và có sự phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc/và phong cách.

Ví dụ:

Tham Khảo Thêm:  Danh ngôn trẻ mầm non, giáo dục mầm non

– “ Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được…”

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

– Trước sự tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.

– Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.

(Truyện công chúa La Ha-ba-na, Truyện cổ tích Cuba)

Trong các câu trên, từ “hi sinh”, “chết” và từ hi sinh là các từ đồng nghĩa. Chúng đều được dùng để chỉ sự chấm dứt các hoạt động sống của một cơ thể. Các từ được sử dụng trong các trường hợp phù từng ngữ cảnh. Trong đó, từ “hi sinh” được sử dụng một cách trang trọng, còn từ “bỏ mạng” được sử dụng khi nói về kẻ thù.

Phân loại từ đồng nghĩa

Dựa vào mức độ giống nhau về nghĩa, từ đồng nghĩa được chia thành hai loại:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn, hay còn được gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối, là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói. Chẳng hạn như các cặp từ sau: hổ – cọp, heo – lợn, ô – dù, ăn – chén,…

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn, hay còn được gọi với các tên gọi khác như đồng nghĩa khác sắc thái, đồng nghĩa tương đối. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là các từ cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động. Các từ này được sử dụng phù hợp với ngữ cảnh và mục đích nói. Ví dụ: chết – từ trần – hi sinh – tạ thế – khuất núi – qua đời – thiệt mạng – mất – bỏ xác – toi mạng.

Tham Khảo Thêm:  Thông tin về khí Nitơ Oxit (N2O)

Từ đồng nghĩa với hạnh phúc

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu mang tính trừu tượng. Trong tiếng Việt, người ta sử dụng nhiều từ khác nhau để chỉ dạng cảm xúc này.

Có thể kể đến một số từ đồng nghĩa với hạnh phúc sau: sung sướng, vui sướng, mãn nguyện, toại nguyện, thỏa mãn. Trong đó:

– Sung sướng là cảm giác thỏa mãn và vui thích trong lòng.

– Vui sướng là cảm giác vui mừng, phấn khởi.

– Mãn nguyện, toại nguyện, thỏa mãn là hoàn toàn bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có được mà không đòi hỏi thêm.

Các từ trên là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, được sử dụng với các sắc thái khác nhau phù hợp với mục đích nói và hoàn cảnh.

Như vậy, qua bài viết từ đồng nghĩa với hạnh phúc bạn đọc đã nắm được các thông tin cơ bản liên quan đến từ đồng nghĩa. Là một người con Việt Nam chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt. Mà tìm từ đồng nghĩa là một phương thức quan trọng để làm giàu vốn từ. Với vai trò là nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt, mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho các em học sinh học tốt chương trình tiếng Việt.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP