5 ngành dễ xin việc nhất
1. Ngành Công nghệ thông tin
IT (Information Technology) hay còn gọi là Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, Việt Nam cần đến 1 triệu lao động trong lĩnh vực này, nhu cầu nhân lực mỗi năm tăng 13%. Chính vì vậy, IT đang ngày càng được “săn đón” đến từ các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Mức lương trung bình của IT hàng năm: 208.000.000 VNĐ
Vị trí việc làm: Lập tình viên IT; Kỹ sư phần mềm; Quản trị cơ sở dữ liệu; Quản trị web; Bảo mật; Trí tuệ nhân tạo.
2. Ngành Thiết kế đồ họa
Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, cả nước cần 1.000.000 nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Thiết kế đồ họa.
Mức lương trung bình hàng năm: 130.000.000 VNĐ
Vị trí nhân lực của ngành: Chuyên viên thiết kế; Tư vấn thiết kế; Thiết kế Webbsite; Thiết kế logo, nhận diện thương hiệu.
3. Ngành Marketing – Digital Marketing
Marketing là một lĩnh vực đa ngành và không thể thiếu khi vận hành một doanh nghiệp. Điều đó khiến bạn sẽ luôn được săn đón nếu trở thành marketer.
Có thể kể đến một số mảng mà người làm Marketing & Digital marketing sẽ đảm nhiệm như: Chuyên viên SEO; Nhân viên Digital Marketing; PR manager; Copywriter; Chuyên viên nghiên cứu thị trường, …
4. Ngành Du lịch
Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Thế nhưng, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15 nghìn người/năm.
Trong khi đó, ngành dịch vụ được xem là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước. Việc thiếu hụt nhân lực trong ngành khiến cho cơ hội nghề nghiệp trong ngành tăng rõ rệt và vô cùng rộng mở.
Lương trung bình hàng năm: 138.000.000 VNĐ
Vị trí việc làm: Hướng dẫn viên du lịch; Điều hành du lịch; Tiếp viên hàng không; Quản lý bộ phận,…
5. Ngành ngôn ngữ
Có một ngôn ngữ khác sẽ luôn ghi được điểm trong mắt các nhà tuyển dụng, đặc biệt là Ngôn ngữ Anh. Bởi nó là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới, đồng thời được giáo dục đào tạo tại hầu hết các nước.
Học ngôn ngữ Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung luôn giúp bạn dễ dàng được nhà tuyển dụng mời về trong tương lai.
Mức lương trung bình hàng năm: 275.000.000 VNĐ
Vị trí nhân lực: Biên dịch viên; Phiên dịch biên; Hướng dẫn viên du lịch; Chuyên viên tuyền thông, tổ chức sự kiện; Giáo viên, giảng viên.
5 ngành khó xin việc nhất
1. Ngành tâm lý học
Ngành cử nhân tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác.
Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo,…
2. Chuyên ngành Lịch sử
Nhiều người quan tâm đến việc khám phá lịch sử. Tuy nhiên, có hứng thú là một chuyện, thực sự dựa vào chuyên ngành Lịch sử để tìm việc là rất khó. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp đại học, về cơ bản rất khó tìm được việc làm với mức độ phù hợp cao hơn. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức.
Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.
3. Ngành sư phạm
Trong danh sách những ngành dễ thất nghiệp cao nhất hiện nay đứng đầu là khối ngành Sư phạm – một ngành học được Bộ Giáo dục & Đào tạo báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực trong những năm gần đây. Theo báo cáo có khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp và 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa trên khắp cả nước.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia giáo dục, thực trạng này phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là số lượng học sinh ở các bậc học giảm do tác động của việc thực hiện kế hoạch gia đình. Cùng với hệ thống các trường đại học, cao đẳng sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm dẫn đến cung vượt quá cầu.
Quá nhiều thí sinh thi vào ngành sư phạm, quá nhiều cử nhân tốt nghiệp xin được công tác tại các trường, dẫn đến tình trạng quá tải và việc học ngành này dễ thất nghiệp là một hệ lụy tất yếu.
4. Kế toán – Kiểm toán
Trước đây, Kế toán – Kiểm toán được coi là một ngành nghề “hot”. Các trường theo đó mà đào tạo ngành với số lượng lớn, nguồn nhân lực xuất hiện một cách ồ ạt.
Môi trường xã hội thay đổi, thị hiếu thị trường thay đổi, có quá nhiều nhiều người nhưng chỉ có 1 công việc, dẫn đến dư thừa quá nhiều nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán và khiến họ chịu cảnh thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành nghề của mình.
5. Tài chính – Ngân hàng
Cũng giống như Kế toán – Kiểm toán, theo sau nó là ngành Tài chính – Ngân hàng cũng đang nằm trong danh sách những ngành có cơ hội nghề nghiệp thấp nhất hiện nay.
Sự phát triển của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và đào tạo quá nhiều nhân lực Tài chính – Ngân hàng, thị trường việc làm thì có ít hơn nhiều so với nhu cầu việc nên nó thuộc diện ngành nghề dễ thất nghiệp.