12 bài báo được đọc nhiều nhất năm 2021 tổng hợp bởi Nikkei Asia Review

Thế giới tiếp tục vật lộn với đại dịch COVID-19 trong năm nay. Nhiều quốc gia nhắm tới mục tiêu mở cửa lại nền kinh tế nhờ tiêm phủ vaccine diện rộng, nhưng các biến thể mới như delta và omicron đã cản trở những động thái này. Vẫn như năm ngoái, những câu chuyện được đọc nhiều nhất trong năm nay được là các bài báo liên quan đến COVID.

Các hạn chế về biên giới đã gây ra một số hệ quả, bao gồm cả sự căng thẳng trong chuỗi cung ứng. Nhiều linh kiện được sử dụng để sản xuất điện thoại di động, ô tô và các thiết bị khác không thể vận chuyển từ châu Á hay các nhà máy trên thế giới. Đây cũng là vấn đề mà độc giả quan tâm.

Trên thực tế, châu Á chiếm được rất nhiều sự quan tâm của thế giới, không chỉ Trung Quốc, mà còn cả Myanmar và Afghanistan. Vào tháng 2/2021, một cuộc tiếp quản quân sự bất ngờ ở Myanmar đã đe dọa sự thống nhất toàn khu vực. Nikkei Asia Review đã báo cáo chi tiết những sự kiện đó thông qua các blog.

Vào mùa hè, Thế vận hội Tokyo 2020 bị hoãn cuối cùng cũng đã được tiến hành, nhưng các sân vận động vẫn trống như thường. Mặc dù vậy, các vận động viên đã mang đến những kỷ niệm khó quên cho hàng triệu người trên thế giới. Hãy nhìn lại năm nay qua những bài báo được đọc nhiều nhất bên dưới.

1. Nhật Bản phát hiện chủng virus COVID mới, khác với chủng ở Anh và Châu Phi

Ga đến tại sân bay Haneda của Tokyo: Một biến thể corona mới đã được tìm thấy trong bốn hành khách nhập cảnh tại sân bay. Ảnh: © Reuters

Tháng 1/2021, Bộ Y tế Nhật Bản đã báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới về việc phát hiện ra một biến thể virus COVID mới.

Biến thể này được tìm thấy ở bốn người – nam và nữ, từ thanh thiếu niên đến 40 tuổi – đến từ Brazil. Mặc dù có những điểm tương đồng với các chủng được báo cáo ở Anh và Nam Phi, nhưng chủng này vẫn chưa từng được biết tới trước đây. Vào lúc bấy giờ, đã có 34 ca được xác nhận là nhiễm chủng đột biến này với các triệu chứng như khó thở, sốt và đau họng.

2. Mỹ và các đồng minh xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ ‘không có Trung Quốc’

Vấn đề về chuỗi cung ứng công nghệ càng trở nên cấp thiết với tình trạng thiếu chip trong năm nay, tác động đặc biệt đến các nhà sản xuất ô tô. Ảnh: © Reuters

Tháng 2/2021, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp vào đầu tháng này để đẩy nhanh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng tập trung vào chất bán dẫn, pin xe điện, kim loại đất hiếm và các sản phẩm y tế cũng như các sản phẩm quan trọng về mặt chiến lược khác mà ít phụ thuộc vào Trung Quốc, với sự hợp tác của Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc đối với các sản phẩm quan trọng gây ra rủi ro an ninh như cách mà Bắc Kinh đã sử dụng các quy định để gây áp lực lên các đối tác thương mại.

Sắc lệnh mà ông Biden ký nêu rõ rằng “làm việc với các đồng minh có thể dẫn đến chuỗi cung ứng bền vững và linh hoạt”, cho thấy rằng các mối quan hệ quốc tế sẽ là trọng tâm trong kế hoạch này.

3. Pin thể rắn ‘dung lượng cao nhất thế giới’ được phát triển tại Nhật Bản

Công ty Hitachi Zosen sẽ thử nghiệm pin thể rắn trong thiết bị để gửi lên Trạm vũ trụ quốc tế sớm nhất vào mùa thu năm nay. © JAXA / NASA

Tham Khảo Thêm: 

Tháng 3/2021, Công ty Hitachi Zosen đã phát triển một loại pin thể rắn tự hào là một trong những loại pin có dung lượng và khả năng chịu đựng nhiệt cao nhất trong ngành, khiến nó trở thành một ứng cử viên để sử dụng cho vệ tinh và máy móc công nghiệp. Pin thể rắn hiệu suất cao, có công suất 1.000 miliampe giờ – gần gấp bảy lần so với các mẫu trước đó của công ty Nhật Bản. Nó cũng có thể hoạt động trong phạm vi nhiệt độ từ 100 độ đến âm 40 độ C. Với nguy cơ hỏa hoạn thấp hơn và hiệu quả năng lượng được nâng cao hơn so với pin lithium-ion thông thường, pin thể rắn được coi là nguồn năng lượng thế hệ tiếp theo. Mặc dù pin thể rắn mới đã đạt dung lượng kỷ lục, nhưng nó vẫn còn kém xa so với các đối thủ lithium-ion ở mặt được sử dụng trong điện thoại thông minh cung cấp công suất hàng nghìn miliampe mỗi giờ.

4. Singapore và Nhật Bản xem xét kỹ các trường hợp COVID sau khi được tiêm 2 mũi vắc xin

Một người đàn ông được tiêm ngừa corona ở Singapore vào ngày 8 tháng 3. Ảnh: © Reuters

Tháng 4/2021, Singapore khuyến cáo cảnh giác đối với COVID-19 sau khi một công nhân nhập cư đã tiêm phòng đầy đủ được một tháng có kết quả dương tính với Covid. Điều này xảy ra khi Singapore dẫn đầu các nền kinh tế châu Á chủ chốt trong việc tiêm chủng cho người dân, tính theo tỷ lệ dân số.Singapore đã ghi nhận hơn 60.000 trường hợp nhiễm. Nhưng hầu hết các trường hợp đều đến từ nước ngoài, chỉ là những ca lây nhiễm lẻ tẻ trong cộng đồng. Cùng ngày tại Nhật Bản đã có một trường hợp tương tự. Các ca nhiễm sau hai lần tiêm chủng không phải là chưa từng xảy ra, nhưng sự việc này dấy lên sự cảnh giác cao hơn nữa trong quá trình tiêm chủng đang được thực hiện.

Bộ Y tế Singapore lưu ý trong tuyên bố của mình: “Cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem liệu việc tiêm chủng có ngăn ngừa được sự lây lan của bệnh hay không.”

5. Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung: Nhà vô địch sản xuất chip bí mật của Bắc Kinh

Bất chấp kế hoạch loại bỏ dần chip nước ngoài trước đó, Trung Quốc vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Ảnh: © Nikkei montage / Image source by Getty Images

Tháng 5/2021, có trụ sở tại thành phố trung tâm ven sông Vũ Hán, công ty Yangtze Memory được coi là đội tiên phong trong nỗ lực tạo ra ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, đã sản xuất hàng loạt chip nhớ flash NAND 64 lớp và 128 lớp hiện đại, được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử từ điện thoại thông minh đến máy chủ và cả ô tô. Công nghệ kỹ thuật cao này sánh ngang với các nhà tiên phong trong ngành như Công ty Micron của Hoa Kỳ và Công ty Điện tử Samsung của Hàn Quốc. Trong bối cảnh bị Mỹ cấm cửa, nỗ lực nội địa hóa sản xuất này là cơ hội cả đời cho thế hệ mới của các nhà sản xuất chip vô địch Trung Quốc như YMTC.

6. Máy bay quân sự Trung Quốc gần Đài Loan giảm hẳn sau tuyên bố của Mỹ – Nhật

Máy bay chiến đấu bản địa F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan tại căn cứ Không quân ở Đài Nam: Trung Quốc thường xuyên đưa máy bay quân sự vào vùng không phận của Đài Loan. Ảnh: © Reuters

Tham Khảo Thêm:  Những câu ca dao tục ngữ nói về tính tự lập, tự chủ

Tháng 6/2021, Trung Quốc đã điều các máy bay phản lực quân sự vào không phận của Đài Loan trong 75 ngày từ ngày 1/1 đến ngày 16/4, với tỷ lệ khoảng 70% hoặc năm ngày một tuần. Tổng cộng có 257 máy bay phản lực, chủ yếu là máy bay chiến đấu J-10 và J-16, đã bay vào ADIZ của Đài Loan. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết sẽ đề cập rõ ràng về vấn đề này. Các hoạt động của Bắc Kinh gần Đài Loan giảm dần sau hội nghị thượng đỉnh ngày 16/04/2021, cả về quy mô và tần suất. Ông Su Tzu-yun, từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh của Đài Loan, cho biết tuyên bố của tổng thống Biden và thủ tướng Suga đã có tác động rõ rệt.

7. Chỉ số phục hồi COVID-19 từ Nikkei

Chỉ số phục hồi COVID-19 thống kê bởi Nikkei xếp hạng hơn 120 quốc gia và khu vực về quản lý dịch bệnh, triển khai vắc xin và dịch chuyển xã hội vào cuối mỗi tháng. Xếp hạng cao hơn cho thấy rằng một quốc gia hoặc khu vực đang tiến gần hơn đến sự phục hồi với số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận thấp, tỷ lệ tiêm chủng tốt hơn và / hoặc các biện pháp ngăn cách xã hội ít nghiêm ngặt hơn.

8. 1.6 triệu liều Moderna bi thu hồi ở Nhật vì “không sạch”

Vắc xin Moderna chống lại COVID-19 đã được cho phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 5 ở Nhật Bản. Ảnh: © Reuters

Tháng 8/2021, khoảng 1,6 triệu liều vắc-xin của Moderna đã bị ngưng sử dụng ở Nhật Bản do một số lọ vắc xin có chứa tạp chất lạ, theo một thông báo từ Bộ. Đó là một chất phản ứng với nam châm, có thể là kim loại. Moderna xác nhận đã nhận được một số khiếu nại về chất dạng hạt trong các lọ vắc xin được phân phối ở Nhật Bản nhưng cho biết họ không tìm thấy vấn đề về an toàn hay ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc nào liên quan đến các báo cáo này. Thủ tướng Yoshihide Suga nói với các phóng viên rằng ông đã chỉ thị cho Bộ xem xét vụ việc với ưu tiên hàng đầu là an toàn, đồng thời cho biết thêm sẽ không để việc này tác động đến chiến dịch tiêm chủng của đất nước.

9. Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn HNA phá sản, bị cảnh sát Trung Quốc bắt đi

Chủ tịch của HNA – ông Trần Phong. Ảnh: © Reuters

Tháng 9/2021, Chủ tịch Trần Phong và Tổng giám đốc điều hành Đàm Hướng Đông của Tập đoàn đầu tư đa ngành HNA vì nghi phạm tội hình sự. Thông báo này đánh dấu bước chuyển mình mới nhất của HNA, công ty đã phát triển từ mảng kinh doanh hàng không hàng đầu thành một trong những tập đoàn thâu tóm nhiều mảng nhất Trung Quốc. Trong thời kỳ hoàng kim, công ty đã mua lại các tài sản như chuỗi khách sạn Radisson, công ty dịch vụ hàng không Swissport Group và cổ phần tại Deutsche Bank, các hãng hàng không và sân bay ở các quốc gia xa xôi như Brazil, Australia, Ghana, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Công ty cho biết rằng hoạt động hàng ngày của tập đoàn và các chi nhánh vẫn ổn định và có trật tự, sẽ không bị ảnh hưởng bởi hành động của cảnh sát. Quá trình tái cơ cấu của tập đoàn nợ nần sắp phá sản, đang diễn ra thuận lợi kể từ khi nộp đơn vào tháng Giêng.

10. Đơn đặt hàng bộ test PCR của Trung Quốc đã tăng vọt khi trường hợp COVID đầu tiên được xác nhận.

Tham Khảo Thêm:  Công thức tính cảm kháng của cuộn cảm, bài tập có lời giải

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kiểm tra các cơ sở ở Vũ Hán vào tháng 3 năm 2020. Việc muacác xét nghiệm PCR đã tăng vọt bắt đầu từ tháng 5 năm 2019. Ảnh: © Xinhua / Kyodo

Tháng 10/2021, theo một báo cáo của công ty an ninh mạng Internet 2.0 có trụ sở tại Úc, việc mua các bộ xét nghiệm PCR ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã tăng vọt nhiều tháng trước khi có báo cáo chính thức về một trường hợp virus corona mới tại đây. Khoảng 67,4 triệu nhân dân tệ (10,5 triệu USD theo tỉ giá hiện tại) đã được chi cho các xét nghiệm PCR ở Hồ Bắc trong năm 2019, gần gấp đôi tổng số năm 2018, với sự gia tăng bắt đầu từ tháng 5. Báo cáo càng làm dấy lên nghi ngờ về nguồn gốc của virus tại Trung Quốc, một chủ đề đã làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ những phát hiện trong báo cáo.

11. Nhật Bản để doanh nhân và sinh viên dễ dàng nhập cảnh nhưng không phải khách du lịch

Sảnh đến quốc tế tại Sân bay Narita gần Tokyo. Ảnh: Kei Higuchi

Tháng 11/2021, với các trường hợp COVID-19 mới về cơ bản đã giảm đáng kể so với mức cao kỷ lục vào mùa hè, Nhật Bản đặt mục tiêu nới lỏng dần lệnh cấm nhập cảnh, cho phép người nước ngoài đến thăm đất nước này để đi công tác ngắn ngày, du học và đào tạo kỹ thuật. Khách du lịch không được bao gồm trong danh sách này. Chính phủ dự kiến ​​sẽ công bố các thay đổi chính sách sớm nhất có thể. Yêu cầu cách ly đối với khách đi công tác ngắn hạn sẽ được cắt giảm xuống còn ít nhất là ba ngày đối với những du khách đã được tiêm phòng được 10 ngày nay trở lên. Các công ty và tổ chức tiếp nhận công dân nước ngoài sẽ được yêu cầu giám sát hoạt động của họ. Yêu cầu cách ly ngắn hơn cũng sẽ áp dụng đối với công dân Nhật Bản trở về sau các chuyến công tác nước ngoài.

12. Cơn ác mộng của Apple trước Giáng sinh: Khủng hoảng chuỗi cung ứng trì hoãn việc giao quà

Phong tỏa do đại dịch, hạn chế năng lượng và tình trạng thiếu chip trên khắp châu Á đã dẫn đến cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, gây ra sự chậm trễ trong giao hàng đối với nhiều quà tặng điện tử trong mùa lễ hội. Ảnh: © Minh họa bởi Hiroko Oshima

Tháng 12/2021, vào đầu tháng 10, khi hầu hết Trung Quốc ngừng hoạt động trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng, các nhà máy do các nhà cung cấp quan trọng nhất của Apple điều hành thường rơi vào tình trạng quá tải. Đây là tuần mà Foxconn, Pegatron và những nơi khác tăng cường sản xuất lên 24 giờ một ngày, để công nhân làm việc theo ca này đến ca khác để tung ra các mẫu iPhone mới ra mắt của Apple nhằm đáp ứng nhu cầu mùa lễ. Nhưng năm nay thì khác, công nhân được nghỉ, không phải tăng ca.

Lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, việc lắp ráp iPhone và iPad bị tạm dừng trong vài ngày do những ràng buộc của chuỗi cung ứng và hạn chế sử dụng điện tại Trung Quốc. Người tiêu dùng trên toàn cầu có thể sẽ bỏ lỡ Giáng sinh nếu họ đặt hàng iPad mới ngay bây giờ, với thời gian giao hàng đã kéo dài đến giữa hoặc cuối tháng Giêng, theo trang web của Apple.

Nguồn Nikkei Asia

23WIN